Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...

Vừa phát tín hiệu có nhu cầu mua đất, tôi đã được Đạt - bác tài xe ôm chủ động đón ngay khi vừa đặt chân lên cảng Bãi Vòng. Tại quán cà phê tại ngã 5 trung tâm huyện lỵ, tôi không dám tin với giá đất “trên trời” được công khai ngay vị trí đắc địa của quán: 580m2 đất mặt tiền đường 30.4 (sổ hồng) giá 25 tỷ đồng…. liên hệ số điện thoại 0938.0xx.0y7.

Sau cú liếc mắt thấy tôi nhìn vào bảng giá đất, người đàn ông béo bụng tay cầm một xấp bản phô tô giấy tờ đất bên kia bàn bước tới thân mật như đã quen thân: “Cất biệt thự, mở khu du lịch… đất nào anh cũng có…”. 

Sau “sốt” vẫn hầm hập

Tôi đến Phú Quốc vào thời điểm mà ngành chức năng Kiên Giang cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Đạt - tài xế xe ôm chủ động nhận chở miễn phí đi coi mắt miếng đất 13 công (1.000m2/công) tại khu vực Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) có giá 30 tỷ đồng. 

Dọc đường, mắt tôi như lóa lên với hình ảnh nối đuôi nhau của những tấm bảng mua-bán đất ven hai bên đường. Không viết nguệch ngoạc vì nhu cầu cấp bách như phần lớn ở đất liền, bảng mua bán đất ở đây được đầu tư công phu: Đánh máy vi tính với các co chữ đậm, trình bày ngắn gọn, số điện thoại rõ ràng và được ép nhựa để phòng tránh mưa nắng và có thêm chú thích tạo ra sự an tâm “Miễn trung gian”.

Đặc biệt, phương thức kinh doanh  rất chuyên nghiệp. Tôi bấm vào số điện thoại trên bản bán đất 09033.x8.4xx, chỉ sau câu: “Anh H. giới thiệu…”, lập tức bên kia máy đưa ra cái hẹn không thể đẹp hơn: “Anh là Thảo, em đi đường xa, chắc đói rồi, vào quán… lai rai rồi nói chuyện luôn”.

Theo truyền tai của giới “cò” đất Phú Quốc, Thảo là dân ở Rạch Giá, ra đây làm ăn hơn chục năm, hiện trong tay có khá nhiều đất. “Kẹt có khách ở Hà Nội vô coi đất đột xuất, em thông cảm”, Thảo xởi lởi cho việc trễ hẹn hơn 30 phút. Vừa ngồi là Thảo vào việc ngay: “Đất mặt biển, 6-8 tỷ đồng/công, đất trên tuyến đường tránh thị trấn Dương Đông khoảng 3 tỷ/công…”.

Hết rừng, đồi núi cho đến đất mặt biển… chỉ một loáng Thảo đã bày cả “chợ đất” ra trước mắt tôi. Lấy cớ giá cao, tôi tìm đường rút, nhưng không qua con mắt lõi đời của Thảo: “Giá của anh mềm lắm rồi, em đi hết đảo Phú Quốc này có chỗ nào kêu giá rẻ hơn, anh đưa đầu cho em chặt”. 

Cận cảnh bản giá đất "trên trời" được công khai tại quán cà phê ngay trung tâm huyện lỵ Phú Quốc  
“Tay này là “cò”, còn như anh chỉ là “chim sẻ”, Đạt nói sau đó. Theo Đạt, bây giờ trong giới mua bán đất ở Phú Quốc có nhiều thành phần tham gia: nhỏ thì có “chim sẻ”, lớn một chút thì có “cò” và trên đó là “đại bàng” và “diều hâu”. “Chim sẻ” thường là dân chạy xe ôm kiêm thêm dịch vụ kết nối mua bán đất, hẹn khách tại các quán cà phê, chủ yếu kiếm tiền trà nước, còn “cò” có vốn hơn, đón khách tại các quán bình dân. “Đại bàng” là dân đại gia nhiều vốn, thu gom những thửa đất lớn, giao dịch với khách tại các nhà hàng đặc sản. Còn diều hâu là những “đại bàng” có khả năng săn con mồi từ xa…
Đất lên giá, tình người xuống
Từ sau Tết Nguyên đán, giá đất Phú Quốc đột ngột tăng. Có nơi tăng 4-5 lần như khu vực vào suối Đá Bàn, từ 400 triệu đồng, tăng lên 2-3 tỷ đồng/công sau khi công trình đường tránh nội ô thị trấn Dương Đông đi ngang qua. Giá đất đột ngột tăng cũng đột ngột đưa nhiều người một bước lên mây mà câu chuyện “cò” Khải đã bỏ túi hơn 1 tỷ đồng chỉ sau 1 giờ đồng hồ là điển hình. Sau khi mua 8 công đất ở Cửa Cạn với giá 400 triệu đồng/công, vừa làm thủ tục xong, Khải được vị khách ở Hải Phòng mua lại với giá 600 triệu đồng/công. Chỉ sau chưa đầy 1 giờ giao dịch, Khải đã thu lãi 1,6 tỷ đồng.

Và chuyện trở thành tỷ phú sau chớp mắt như Khải không phải là hiếm ở Phú Quốc trong những ngày đất “sốt” giá. Thậm chí những người dân cả đời chỉ có thể cầm trong tay vài trăm ngàn đồng sau một ngày đi biển, giờ cũng có tiền tỷ chỉ sau lần ký tên bán đi một phần đất ông bà để lại.

Nhưng cũng chính sự leo thang của giá đất đã dồn đẩy nhiều mối quan hệ xã hội đi xuống. Trước hết là diện tích đất nông nghiệp của Phú Quốc sẽ teo tóp và đứng bên bờ vực xóa sổ. “Do phần lớn đất giao dịch hiện nay là đất nông nghiệp nên việc đẩy giá lên vài tỷ đồng/công đất đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhiều nông dân”, Phó trưởng phòng Kinh tế Phú Quốc - Trần Quốc Khanh - chia sẻ. 

Theo ông Khanh, để trồng 1ha tiêu, nông dân phải đầu tư hàng tỷ đồng, nhưng mỗi năm chỉ thu lãi vài trăm triệu đồng/ha/năm. Nhưng nếu ký tên bán, lập tức có vài tỷ, đủ sức mua xe hơi, cất nhà lầu nên nhiều nông dân đã “cầm lòng không đậu”. Trong khi đó phần lớn người mua đất để đầu cơ kiếm lời nên hầu hết đã bỏ hoang sau giao dịch. Chính điều này đã khiến diện tích trồng tiêu - cây đặc sản được xác định là “linh hồn” của ngành du lịch Phú Quốc - lao dốc. Theo Nghị quyết, Phú Quốc phấn đấu đạt diện tích trồng tiêu 500ha vào năm 2015, nhưng đến nay chỉ khoảng 400ha và con số này sẽ tiếp tục giảm dần trước sức ép của giá đất tăng vọt từng ngày. 

Văn bản thể hiện láng giềng đánh nhau vì tranh giành đất trong những ngày đất lên cơn sốt giá  

Tuy nhiên, đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc. Ra Phú Quốc những ngày này không khó để có thể nghe những câu chuyện đánh nhau chỉ vì tấc đất. Nhiều người từng là láng giềng “tối lửa tắt đèn” vậy mà chỉ vì một khoảnh đất mà trở mặt, thù hận, thậm chí là đổ máu. 

Gần nhất là ngày 4.8.2015, Nguyễn Văn Dũng cùng con là Nguyễn Hoài Phong đến khu mộ của gia đình tại tổ 9, khu phố 7 (thị trấn Dương Đông) để dựng hàng rào thì bà Trần Kim Loan và con là Nguyễn Trường Giang ra tranh chấp và nhổ trụ hàng rào do ông Dũng đang dựng. Thấy vậy Phong dùng tay đẩy bà Loan ngã xuống đất. Lúc này chồng bà Loan là Nguyễn Văn Thương bước ra tiếp tục không cho ông Dũng rào đất nên ông Dũng dùng thanh gỗ đánh ông Thương bị thương ở tay.

Tăng ảo, chết thật

“Tăng ảo, tăng không thực tế” đó là lời xác nhận của ngành chức năng nhiều cấp ở Kiên Giang về tình trạng giá đất đang giao dịch ở Phú Quốc. Đây là lần thứ 2 Đảo Ngọc lên cơn sốt giá đất, nhưng so với lần trước (cách đây khoảng 10 năm) lần sốt giá này diễn biến phức tạp hơn. Theo giới mua bán đất ở Phú Quốc, sau Tết Nguyên đán, giá đất tăng do “tâm lý đám đông”. 

Một số người “ăn theo” thông tin Phú Quốc sắp lên thành phố, cùng với việc triển khai các cơ sở hạ tầng như vườn bách thú lớn nhất khu vực, cáp treo qua Hòn Thơm… nên đã mua đất dự trữ để “đón gió”. “Thấy có người mua, nhiều người cũng nhảy vào mua theo. Tuy nhiên do đất ở Phú Quốc có hạn nên thực chất các cuộc giao dịch là trao đổi đất từ người này sang người kia trong thời gian ngắn”, ông Trần Quốc Khanh cho biết.

Theo ông Khanh, điều này đã tạo cho những người tham gia tâm lý “lướt sóng”, tức chấp nhận mua với giá cao với hy vọng sẽ bán được với giá cao hơn để kiếm lời. Trong khi đó một số người đã lợi dụng cơ hội này đẩy giá tăng nhanh hơn cả tốc độ ảo của cơn “sốt”. Thậm chí còn biến “đất chết” thành “đất vàng”, khiến giá đất tăng vượt ngưỡng giá trị thực nhiều lần.
Do phần lớn địa hình là núi và rừng nên đất đai ở Phú Quốc là có hạn  

Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - Phạm Văn Nghiệp - thẳng thắn chia sẻ: Có thông tin, đầu nậu làm giá bằng cách tung tiền mua đất gần khu vực mình đang có sẵn nhiều thửa nhưng chưa bán được, lên gấp nhiều lần giá thực tế. Sau khi tạo cơn sốt ảo giá đất khu vực này, chờ nhiều con mồi tìm đến, đầu nậu tung đất ra bán”.

Theo ông Nghiệp, những kiểu mua bán đất tự phát như thế này dễ dẫn đến “tự sát” vì đất ở Phú Quốc đã được quy hoạch, không phải chỗ nào cũng xây dựng được nhà hàng khách sạn….

Theo những người từng trải nghiệm đợt sốt đất lần thứ 1, sốt giá đất hiện đang dồn đẩy Phú Quốc vào chân tường của nguy cơ vỡ nợ. Sau những cú ăn theo sự phát triển “nóng” của cơ sở hạ tầng, rồi đây, giá đất Phú Quốc sẽ chững lại và trở về đúng giá trị đích thực của các dự án… Khi đó, những người “ôm” đất giá ảo khó tránh khỏi cái “chết” thật với những hệ lụy khó lường.

 



Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

70 năm Quốc khánh 2.9: Gặp người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ

Hưng Thơ - Quang Đại |

Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Nghệ An) được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”. Đã qua tuổi 81, nhưng nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ.

Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Gặp người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc tại Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây 70 năm

Xuân Hải |

Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ cùng với bà Đàm Thị Loan vinh dự được chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây tròn 70 năm giờ đã bước sang tuổi 90. Dù mắt yếu, chân run đến mức “không thể đi ra Lăng Bác để chụp ảnh mừng 70 năm Quốc khánh 2.9 nữa”, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt.

Bên trong phòng ICU, bác sĩ thở phào nhẹ nhõm vì có máu

PHONG LINH - MỸ LY |

Không còn cảnh mòn mỏi chờ máu, đó là niềm vui của y bác sĩ, người nhà bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU), Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ sau một thời gian dài thiếu máu điều trị, cấp cứu.

"Thánh ăn" Mỹ bỏ cuộc trước thử thách bún sứa khổng lồ ở TPHCM

Quang Thiện |

Raina Huang, một YouTuber chuyên thi ăn nhanh, phải “chào thua” thử thách ăn hai tô bún sứa khổng lồ nặng 4,4kg tại một quán ăn ở TPHCM.

Công viên ven sông lớn nhất TPHCM chuẩn bị mở cửa đón khách, nhiều hoạt động đặc sắc

MINH QUÂN |

TPHCM - Công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) rộng gần 20 ha sẽ khánh thành giai đoạn một ngày 23.12 tới, hứa hẹn là điểm vui chơi, giải trí thu hút người dân và du khách.

Quảng Ninh lỡ hẹn hầu hết những sản phẩm du lịch chủ lực

Nguyễn Hùng |

Trong số 38 sản phẩm mà các đơn vị, địa phương của Quảng Ninh đăng ký đưa vào phục vụ du khách năm 2023 thì hầu hết các sản phẩm được du khách, các công công ty du lịch chờ đợi nhất đã không thể ra mắt. Nhiều vấn đề được đặt ra từ việc lỡ hẹn những sản phẩm du lịch chủ lực này.

70 năm Quốc khánh 2.9: Gặp người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ

Hưng Thơ - Quang Đại |

Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Nghệ An) được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”. Đã qua tuổi 81, nhưng nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ.

Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Gặp người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc tại Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây 70 năm

Xuân Hải |

Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ cùng với bà Đàm Thị Loan vinh dự được chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây tròn 70 năm giờ đã bước sang tuổi 90. Dù mắt yếu, chân run đến mức “không thể đi ra Lăng Bác để chụp ảnh mừng 70 năm Quốc khánh 2.9 nữa”, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt.