Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Tay không, chân không đến lớp

Để có vở, bút và đồ dùng học tập cho học sinh của mình khi hai Nghị định 49 và 74 hết hiệu lực, các giáo viên đứng lớp ở Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế phải tự bỏ tiền túi của mình để mua cho học sinh. Và cái khó ló cái khôn, một số giáo viên không có tiền thì dùng cách… “vắt chân lên cổ” chạy xin tài trợ từ các nhà hảo tâm.

Cuối tuần, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hải (giáo viên Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lem luốc bùn đất rời khỏi điểm trường Hướng Choa cách trung tâm xã 14km. Đây là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học Hướng Phùng, đường đi khó khăn, người dân sống tại địa bàn nghèo, nên việc đến trường của học sinh và giáo viên rất gian nan.

Buổi đầu tiên của năm học 2015-2016 bắt đầu cách đây 1 tuần, nhưng trước đó 10 ngày, hai cô giáo này đã phải vào “cắm bản”. Các cô phải đi đến từng nhà, trước tiên là làm “tư tưởng” cho phụ huynh, rồi mới gặp học sinh để “năn nỉ” đến lớp. Cô Phương Thảo kể rằng, “dụ dỗ” được 16 học sinh đến lớp, nhưng hơn một nửa trong số đó đến “tay không, chân không”. Cô Phương lắc đầu: “Gia đình các em nghèo lắm. Nên đi học mà dép không có, nói chi đến sách vở, bút thước”.

Đã quen với cảnh này, nên các giáo viên như cô Thảo, cô Hải không dám phàn nàn, mà phải tìm cách khắc phục cho học sinh của mình. “Sách giáo khoa học sinh nào thiếu, nếu may mắn thì nhà trường sẽ cho mượn. Còn vở và dụng cụ học tập, bọn em cân đo đong đếm, học sinh nào nghèo quá thì mình mua tặng” – cô Thảo tâm sự.

Để động viên học sinh đến lớp học tập, cô Thảo và cô Hải phải tự khắc phục việc thiếu thốn của học sinh bằng cách tự bỏ tiền túi của mình ra, bởi phụ huynh học sinh không có điều kiện. Vì thế, cuối buổi chiều chủ nhật, chúng tôi gặp cô Thảo tại chợ trung tâm thị trấn Khe Sanh, với một mớ đồ lỉnh kỉnh trên xe máy.

Cô Thảo bảo rằng, chiều nay sẽ vào điểm trường, còn 5 học sinh chưa có vở và bút, nên phải tranh thủ ra mua. “Năm trước, những học sinh này có tiền hỗ trợ của Nhà nước, nên giáo viên như em khỏi phải lo đến khoản này. Nay bị cắt đi, giáo viên áp lực lắm. Vào được điểm trường hơn 10km đường đồi đã khó rồi, vận động các em đến lớp cũng vất vả, từ nay thêm khoản học sinh “tay không” đi học nữa thì khó khăn quá”.

Thầy giáo Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), cho biết, Trường Tiểu học Hướng Phùng có 617 học sinh, những năm học trước có 274 em thuộc diện khó khăn được hưởng chế độ theo Nghị định 49 (1 học sinh được trợ cấp 70 ngàn đồng/ tháng hỗ trợ chi phí học tập). Nhưng đến năm học 2015-2016 này, chế độ của học sinh bị cắt, giáo viên phải đau đầu tìm hướng khắc phục.

“Khó khăn nhất là do gia đình những em này không có điều kiện. Cho con đi học nhưng không có tiền để mua sắm dụng cụ học tập. Để giúp em các em, nhà trường đã phải chạy vạy mọi nơi, xin các nguồn tài trợ sách vở cho học sinh” – thầy Mai Trọng nói. Hiện tại, Trường Tiểu học Hướng Phùng đã nhận được một số đầu sách từ các cá nhân hảo tâm và cơ quan Nhà nước gửi tặng. Số sách này được đưa vào thư viện của trường, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cho mượn.

Tại huyện miền núi Hướng Hóa và Đak Rông ở tỉnh Quảng Trị, còn rất nhiều trường học tạm bợ 

Nhưng khi xin được sách giáo khoa rồi, thì học sinh lại thiếu vở, bút, thước. “Chúng tôi rất áp lực, nhiều giáo viên phải tự sắm đồ dùng học tập cho học sinh của mình. Nhưng cách giải quyết này chỉ được ngày một ngày hai, chứ không thể diễn ra suốt quá trình học được” – thầy Mai Trọng cho biết thêm.

Em Hồ Thị Xuôn, học sinh lớp 4E của Trường Tiểu học Hướng Phùng (trú tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng) thuộc diện hộ nghèo. Những năm học trước, với 70 ngàn mỗi tháng nhận được, gia đình của Xuôn chắt bóp để sắm sách vở, bút thước và may áo quần cho em. Miếng ăn nhiều lúc chưa đủ, nhưng được thầy cô, Nhà nước quan tâm nên Xuôn đến lớp đầy đủ.

Năm học này, sắp đến ngày khai giảng thì giáo viên thông báo với gia đình Xuôn là không được hỗ trợ tiền mỗi tháng nữa. Vậy là Xuôn phải đến lớp trong tình trạng “chân không, tay không” và thầy cô ở đây lại phải một phen chạy vạy để Xuôn có đủ quần áo, sách vở, dụng cụ học tập như các bạn.

Đã hỏi nhưng chưa được trả lời

Tại huyện Đak Rông, những năm học trước có 3.476 học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định 49. Ông Nguyễn Sĩ Huấn - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Đak Rông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 5.2015, tiền hỗ trợ chế độ cho học sinh theo Nghị định 49 là hơn 1,2 tỉ đồng.

Đến nay, chế độ này đã bị cắt, nên hơn 3.000 học sinh sẽ rất khó khăn.“Không chỉ học sinh mà giáo viên và nhà trường cũng gặp khó khăn trong việc tìm biện pháp khắp phục tình trạng học sinh thiếu dụng cụ học tập khi đến lớp” – ông Huấn, nói.

Ở xã miền biên Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế), hầu hết học sinh là con em đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, hoàn cảnh hết sức khó khăn. Thầy Phan Thế Bảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Hồng Thủy, kể: “Ở đây, đồng bào mình sống chủ yếu dựa vào cây lúa trên nương, cây bắp trên sườn núi, bó củi ven bìa rừng nên 100 học sinh thì có đến 90 em trong diện cần trợ cấp để đến trường.

Trước đây, 100% học sinh của trường đều được hưởng chế độ theo Nghị định 49. Từ khi Nghị định 74 ra đời, chỉ có những học sinh là hộ nghèo, cận nghèo mới được hưởng. Bởi vậy, nhà trường quán triệt với tất cả giáo viên là không thu của các em khoản tiền gì lớn, có chăng các em chỉ đóng vài ba ngàn tiền quỹ lớp, nhưng nhiều em cũng không có để đóng”.

Học sinh nghèo cả nước đang kêu cứu vì ngừng hỗ trợ từ Chính phủ 

Trường Tiểu học – THCS Hồng Thủy nằm trên các sườn đồi thoải dốc, với 4 cơ sở lẻ, số lượng học sinh của trường là hơn 600 em. Những năm học trước và kể cả năm nay nữa, những đứa học sinh hoàn cảnh khó khăn đều được thầy Bảo “bảo lãnh” đến trường. Thầy chạy ngược, chạy xuôi tìm các tổ chức từ thiện để hỗ trợ áo quần, sách vở, đồ dùng học tập cho các em: “Ai cho gì trường cũng nhận về cho các em và biết ơn”, thầy Bảo nói.

Bây giờ, chính sách dành cho những học trò nhỏ không biết tiếp tục hay sẽ bị dừng lại khiến thầy Bảo hoang mang đứng ngồi không yên. “Chế độ ni như một liều thuốc kích thích để những đứa học trò của tui đến lớp, nếu cắt đi thì rất dễ xảy ra việc phụ huynh bắt con nửa ngày đi học, nửa ngày lên rừng mót củi, cực khổ khiến các em chán nản mà bỏ học”, thầy Bảo nói.

Thầy Trần Duy Nguyên - Trưởng Phòng GDĐT huyện A Lưới - khẳng định chắc chắn rằng, sẽ rất ảnh hưởng đến đối tượng là học sinh nghèo, cận nghèo của huyện A Lưới, cụ thể là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 1.200 học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở của 11 xã biên giới trong năm học 2015-2016. “Chính sách này giải tỏa được rất nhiều khó khăn cho các em. Bây giờ, nếu bỏ đi thì những học sinh diện nghèo, cận nghèo trên địa bàn đi học sẽ không có đủ áo quần, đồ dùng học tập, sách vở. Chuyện này trong các cuộc họp tui cũng đã đề xuất nhiều lần rồi, nhưng đến nay chưa có câu trả lời cụ thể”.

Thống kê từ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong năm học 2014 – 2015, có 9.100 học sinh từ bậc mầm non đến THPT được hưởng chính sách quy định tại Nghị định 74 của Chính phủ. Bà Nguyễn Thị Ánh, cán bộ Phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến nay phía Bộ GDĐT, cũng như cơ quan hữu quan chưa có văn bản hướng dẫn có tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ dành cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nữa hay không. “Trong các cuộc làm việc với Bộ, Sở cũng đã nêu vấn đề, nhưng đến nay chưa có câu trả lời cụ thể nên việc chi trả cho đối tượng này phải dừng lại và chờ cho đến khi nào có hướng dẫn”, bà Ánh nói.

Vậy là, câu hỏi về chính sách hỗ trợ dành học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo đã được các thầy cô và cả những người làm quản lý của ngành giáo dục gửi đi và rằng: “Tiếp tục hay dừng lại” vẫn chưa được trả lời cụ thể!



 

Đăng Khoa - Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...

70 năm Quốc khánh 2.9: Gặp người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ

Hưng Thơ - Quang Đại |

Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Nghệ An) được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”. Đã qua tuổi 81, nhưng nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ.

Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...

70 năm Quốc khánh 2.9: Gặp người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ

Hưng Thơ - Quang Đại |

Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Nghệ An) được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”. Đã qua tuổi 81, nhưng nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ.

Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.