Nhóm bạn trẻ đón người vô gia cư về ở miễn phí

Kim Sơn |

Nhóm “Hà Nội chung tay” được ba chàng trai trẻ lập ra với mục đích đón những người vô gia cư về ở miễn phí. Dự án gần như “không tưởng”, nhưng sau ba tháng, nhóm đã được ghi nhận và gặt hái được những thành quả bước đầu.

Từ khi là sinh viên, anh Lê Thanh Hải – một giáo viên mầm non, đã nhiều lần cùng bạn bè đi tặng quà, phát cơm từ thiện cho người vô gia cư trên khắp phố phường Hà Nội. Quan sát thấy những suất cơm nhiều khi thừa mứa vì có quá nhiều đoàn đi phát cơm cùng thời điểm, anh dần nhận ra rằng: Thứ họ khao khát nhất là có một chỗ đi về, không còn phải co ro những đêm mưa rét.

Sau khi được Hải trao đổi ý tưởng, hai sinh viên Minh Sơn và Vương Anh ngỏ ý cùng tham gia thực hiện. Họ quyết định lập nên dự án có tên “Hà Nội chung tay” để đón những hoàn cảnh khó khăn về ở phòng trọ. Để tránh trường hợp gặp phải những người vô gia cư giả, cả ba đã có nhiều đêm lăn lộn, tìm hiểu, xác minh.

Cuối năm 2022, sau khi xác minh được những hoàn cảnh thực sự khó khăn, cả nhóm dồn tiền tiết kiệm từ công việc xe ôm công nghệ của Hải và tiền làm thêm ngoài giờ học của Sơn và Vương Anh để thuê nhà; đồng thời nhóm xin thêm giường, chiếu, chăn, bàn ghế cũ từ các đội tình nguyện để quyết tâm hoàn thành dự án.

Lê Thanh Hải trong một lần đi tìm hiểu, xác minh hoàn cảnh của cụ Lê Bá Thành, làm nghề bán giày dép dạo. Ảnh: NVCC
Lê Thanh Hải trong một lần đi tìm hiểu, xác minh hoàn cảnh của cụ Lê Bá Thành, làm nghề bán giày dép dạo. Ảnh: NVCC

Hiện tại, nhóm “Hà Nội chung tay” đã đón được ba cụ ông nhiều năm sống bám vỉa hè đến ở tại một ngôi nhà ở ngõ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa) với giá thuê 6,5 triệu đồng/tháng, chưa tính điện, nước – tất cả, đều do nhóm tự bỏ tiền ra chi trả. Đúng như tôn chỉ đã đặt ra, riêng khoản tiền ăn uống của người vô gia cư, nhóm để các cụ vẫn đi làm bình thường để có thu nhập như cũ, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm.

Thanh Hải – trưởng nhóm “Hà Nội chung tay” tâm sự, việc làm của nhóm ban đầu bị gia đình và bạn bè phản đối, bị chê là “gàn dở”, chỉ là hành động bộc phát, chắc chắc sẽ sớm bỏ cuộc. Nhưng theo Hải, cả nhóm đều bỏ ngoài tai vì thực sự thấu hiểu những hoàn cảnh khó khăn cùng khao khát của họ mỗi đêm trường mưa rét.

“Chúng tôi đều là những người còn rất trẻ, hai bạn trong nhóm còn là sinh viên nên tài chính không được dư dả. Số tiền tiết kiệm được, chúng tôi hoàn toàn có thể đem đi ăn chơi, nhưng tôi nghĩ nếu làm như vậy sẽ rất hoang phí. Thà mình làm được những việc thiện, giúp đỡ được vài hoàn cảnh, trong lòng cũng cảm thấy hạnh phúc hơn”, Thanh Hải chia sẻ.

Cụ Lê Bá Thành – một trong ba người vô gia cư, được nhóm mời về chia sẻ, ban đầu cũng tỏ ra nghi ngờ vì cứ nghĩ các bạn trẻ nói đùa. Nhưng sau khi được bà chủ trọ thông báo số tiền trọ tháng đầu tiên đã được nhóm của Hải thanh toán, cụ hoàn toàn tin tưởng và cảm động trước tấm lòng trong sáng của nhóm.

“Từ nay, tôi được tắm rửa sạch sẽ mỗi khi đi làm về; không còn phải lang thang, vất vưởng như ngày xưa nữa. Tôi và hai cụ còn lại luôn động viên nhau cố gắng đi làm kiếm tiền đỡ đần các cháu, chứ không vì thế mà ỷ lại…”, cụ Thành xúc động nói.

Tương lai, nhóm “Hà Nội chung tay” mong đón thêm được nhiều người vô gia cư đến ở miễn phí. Ảnh NVCC
Tương lai, nhóm “Hà Nội chung tay” mong đón thêm được nhiều người vô gia cư đến ở miễn phí. Ảnh NVCC

Xác nhận với Lao Động, đại diện tổ dân phố số 15 phường Văn Chương (quận Đống Đa) cho hay, ban đầu có phần e ngại khi biết có nhóm sinh viên thuê nhà trên địa bàn cho người vô gia cư. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ mục đích, động cơ trong sáng, bà con khu phố đều cởi mở, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhóm về đồ đạc, hướng dẫn làm thủ tục theo đúng quy định pháp luật.

Thừa nhận gặp vô vàn khó khăn về tài chính cũng như cân bằng việc làm, việc học tập, nhóm “Hà Nội chung tay” khẳng định sẽ nỗ lực duy trì hoạt động. Tương lai, nhóm mong đón thêm được nhiều người vô gia cư khác về ở tại nhà trọ.

“Tương lai, chúng tôi dự định mời các cụ về sinh sống ở khu vực ngoại thành Thủ đô. Ở đó, nhóm sẽ hướng cho các cụ dựng nên các mô hình nông nghiệp để duy trì sinh kế bền vững, mà nhóm cũng giảm bớt được gánh nặng kinh tế, đủ tiềm lực cáng đáng được”, Lê Minh Sơn, nhóm “Hà Nội chung tay” cho hay.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Cụ ông 70 tuổi một mình chăm 2 con riêng của vợ bị chất độc da cam

HOÀNG LỘC |

Mẹ mất, 2 người con trai bị chất độc màu da cam, mắc bệnh tâm thần được người cha dượng chăm sóc như con ruột. Tuy nhiên, cụ ông 70 tuổi trăn trở: Đến một ngày, cuộc sống của 2 cậu con trai này sẽ ra sao!

Đón người vô gia cư về ở miễn phí

Kim Sơn |

Hà Nội - Nhóm “Hà Nội chung tay” được lập ra từ ba chàng trai trẻ với mục đích đón những người vô gia cư về ở miễn phí. Dự án gần như “không tưởng”, nhưng sau ba tháng, nhóm đã được ghi nhận và gặt hái được những thành quả bước đầu.

Xơ xác vì tảo hôn: Ông nội tuổi 35, người mẹ trẻ sinh 7 đứa con

Minh Nguyễn |

Đến bản Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), ngoài chuyện tảo hôn thì PV không khỏi bất ngờ khi nơi đây có ông nội ở tuổi 35 và người phụ nữ sinh con nhiều nhất bản.

Tranh luận có nên giao việc xét, thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương

Bạn đọc Nguyễn Khanh |

Những năm gần đây, nhiều trường đại học trên cả nước công bố điểm trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT mà không cần đến kết quả của kỳ thi tốt nghiệp. Điều này cho thấy sự chủ động của nhiều trường đại học và họ đã không phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.

Rời chân ga - rà chân phanh thế nào để tránh gây tai nạn

ANH TUÂN |

Lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh xảy ra chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở xe số tự động. Song có những quy tắc mà lái xe có thể rèn luyện, thực hành và duy trì để hạn chế nhầm lẫn nguy hiểm này.

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Nhiều người chọn đi du lịch trước ngày lễ 30.4 để tránh đông đúc

Phương Trang |

Đi du lịch sớm trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhiều gia đình không chỉ cảm thấy thoải mái vì tránh được cảnh chen chúc, đông đúc mà còn tiết kiệm được một khoản kinh phí vài triệu đồng.

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Cụ ông 70 tuổi một mình chăm 2 con riêng của vợ bị chất độc da cam

HOÀNG LỘC |

Mẹ mất, 2 người con trai bị chất độc màu da cam, mắc bệnh tâm thần được người cha dượng chăm sóc như con ruột. Tuy nhiên, cụ ông 70 tuổi trăn trở: Đến một ngày, cuộc sống của 2 cậu con trai này sẽ ra sao!

Đón người vô gia cư về ở miễn phí

Kim Sơn |

Hà Nội - Nhóm “Hà Nội chung tay” được lập ra từ ba chàng trai trẻ với mục đích đón những người vô gia cư về ở miễn phí. Dự án gần như “không tưởng”, nhưng sau ba tháng, nhóm đã được ghi nhận và gặt hái được những thành quả bước đầu.