Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Ghi nhận của PV Báo Lao Động, hiện nhiều tuyến đường ở quận Đống Đa, Thanh Xuân… có vạch dẫn hướng cho người khuyết tật nhưng các vạch này bị xâm phạm, chiếm dụng làm nơi để ôtô, xe máy hoặc bán hàng, gây cản trở việc đi lại của người khuyết tật.

 
Xe ô tô đỗ kín hết lối đi dành cho người khuyết tật. Ảnh: Minh Hạnh

Tại phố Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân) có nhiều đoạn vạch dẫn hướng cho người khuyết tật bị vỡ nát, gạch đá lổn nhổn, gập ghềnh. Trong khi đó, tuyến phố Vũ Trọng Phụng (phía đường Nguyễn Trãi) mới được chỉnh trang mở rộng với 2 làn đường dẫn hướng cho người khuyết tật, nhưng khu vực này luôn bị các cửa hàng chiếm dụng làm chỗ để xe.

Cùng với đó, nhiều khu vực sân chơi, công viên, vườn hoa đã bị hàn các thanh chắn nhằm ngăn phương tiện giao thông đi vào, nhưng lại ngăn cản cả xe lăn của người khuyết tật.

Đỗ xe máy chiếm hết lối đi của người khuyết tật tại đường Láng Hạ, Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh
Đỗ xe máy chiếm hết lối đi của người khuyết tật tại đường Láng Hạ, Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh

Theo Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam, công tác tiếp cận giao thông đối với người khuyết tật đã có những cải thiện trong thời gian qua như miễn, giảm giá vé; sửa chữa, bổ sung các hạng mục công trình giao thông, trang thiết bị cho người khuyết tật theo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức tập huấn người điều hành, lái xe, nhân viên phục vụ nâng cao chất lượng phục vụ người khuyết tật đi kèm với kiểm tra, xử phạt nghiêm minh.

Không thể đi trên lối đi dành riêng, người khuyết tật phải đi xuống lòng đường. Ảnh: Minh Hạnh
Không thể đi trên lối đi dành riêng, người khuyết tật phải đi xuống lòng đường. Ảnh: Minh Hạnh

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn soát xét quy chuẩn Việt Nam và ban hành quy chuẩn mới, đưa ra yêu cầu lối thoát nạn trong các công trình nhà ở và công trình công cộng phải bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

 
Xe ô tô chiếm đường dành cho người khuyết tật. Ảnh: Minh Hạnh

Theo ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân, hiện tại nhiều công trình chưa có đường dành riêng cho người khuyết tật, xe buýt chỉ có bậc lên xuống mà không có đường cho xe lăn tiếp cận, hệ thống loa báo trên xe buýt hầu như bị tắt. Hầu hết cầu thang máy ở các tòa nhà cao tầng, chung cư chưa có loa, phím bấm tầng không có chữ nổi báo hiệu dành cho người khiếm thị...

Để bảo đảm quyền của người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, các công trình khi xây dựng cần được giám sát và có sự tham vấn của tổ chức người khuyết tật để bảo đảm hiệu quả sử dụng cao.

Xe máy và hàng quán chiếm hết lối đi của người khuyết tật. Video: Minh Hạnh

Theo ông Nguyễn Văn Hồi - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam, để thực hiện hiệu quả Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, cần tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, chính sách, pháp luật về người khuyết tật; đồng thời triển khai các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức kiểm tra hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại một số bộ, ngành và địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình bảo đảm tiếp cận sử dụng của người khuyết tật.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên khởi nghiệp với dự án xe lăn điện đa năng cho người khuyết tật

Hà Chi - Minh Ánh |

Với ước mơ có thể hỗ trợ những người khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn, bạn Vũ Văn Toàn cùng nhóm bạn của mình đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra chiếc xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật. Đây cũng là dự án đạt giải Nhì trong cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V.

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Đề xuất hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng người khuyết tật

Phương Minh |

Tại Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung quy định hỗ trợ người sử dụng lao động trong tuyển dụng, sử dụng lao động là người khuyết tật.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Hoang tàn dự án tái định cư nghìn tỉ "xây xong xin đập" tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của khu đô thị có hạ tầng giao thông thuận tiện, nhưng 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) bỏ không, hoang hoá nhiều năm nay gây mất mỹ quan, lãng phí.

Sinh viên khởi nghiệp với dự án xe lăn điện đa năng cho người khuyết tật

Hà Chi - Minh Ánh |

Với ước mơ có thể hỗ trợ những người khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn, bạn Vũ Văn Toàn cùng nhóm bạn của mình đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra chiếc xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật. Đây cũng là dự án đạt giải Nhì trong cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V.

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Đề xuất hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng người khuyết tật

Phương Minh |

Tại Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung quy định hỗ trợ người sử dụng lao động trong tuyển dụng, sử dụng lao động là người khuyết tật.