Chàng trai trẻ kết nối những lớp học tình thương giúp đỡ nhiều em nhỏ

Nam Hiệp |

Thương những trẻ nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn không có điều kiện đến trường để học tập, chàng trai trẻ Ninh Việt Trí (26 tuổi ngụ Bình Dương) hơn 3 năm nay đã tình nguyện dạy học ở các lớp học tình thương.

“Gieo chữ” cho những “mầm xanh thiếu thốn"

Tiếng trẻ thơ đồng thanh đánh vần chữ cái, rồi cặm cụi với những trang sách, thoáng nhìn qua, ít ai nghĩ đây là một lớp học tình thương dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn do Ninh Việt Trí tổ chức.

Học trò của Trí đa số là những em nhỏ theo cha mẹ từ những vùng quê như Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang… lên TPHCM kiếm sống. Thậm chí, bản thân các em ban ngày cũng phải bươn chải kiếm sống bằng những việc vặt như lượm ve chai, bán vé số…

Vì hoàn cảnh khó khăn nên cô trò nhỏ Danh Thị Diễm Hương phải nghỉ học, từ quê Kiên Giang lên Bình Dương trông em cho ba mẹ đi làm. Tưởng chừng như hành trình đến với tri thức của mình phải khép lại, Hương vui mừng khôn xiết khi được tham gia lớp học tình thương của thầy giáo Trí. Không dừng lại ở đó, những hôm Hương không đến lớp được thầy Trí còn đến tận nhà để dạy cho em.

“Hoàn cảnh khó khăn, phải nghỉ học lên đây chăm em buồn lắm. Nhưng khi được tham gia vào lớp học tình thương của thầy Trí em vui lắm. Vậy là em vẫn được đi học, em sẽ cố gắng học thật tốt” - em Danh Thị Diễm Hương xúc động.

Ninh Việt Trí đến dạy cho em Diễm Hương. Ảnh: NH
Ninh Việt Trí đến dạy cho em Diễm Hương. Ảnh: NH

Được trực tiếp dạy những em nhỏ ham học như vậy là động lực để người thầy “tay ngang” Ninh Việt Trí tiếp tục cố gắng trên hành trình “gieo chữ” cho những “mầm xanh thiếu thốn". 

“Các em đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em phải lao động từ rất sớm nên đây là lý do mình muốn tổ chức các lớp học tình thương. Ngày thường mình chỉ vận động người đi dạy, trong mùa dịch mình hỗ trợ mấy em cơm, mắm, muối, gạo vì có thực mới vực được đạo. Sau đó mình cũng vận các trang thiết bị cho các em học online” - Ninh Việt Trí chia sẻ.

Video: Ninh Việt Trí tại lớp học tình thương.

Từ điểm đó, Trí thường xuyên tự bỏ tiền túi để giúp đỡ các em như tặng nhiều thiết bị và nhiều dụng cụ học tập. Ngoài ra, anh còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như đi chơi để các em vừa học vừa thư giãn. Trong khoảng thời gian giãn cách vừa rồi, Trí còn đầu tư cho các em nhỏ thiết bị di động làm phương tiện học trong mùa dịch.

Chị Thị Lài, mẹ em Diễm Hương mừng rỡ, chia sẻ: “Vì hoàn cảnh phải cho con nghỉ học, giờ được mấy thầy giúp đỡ cho học lớp học tình thương tôi mừng lắm. Cảm ơn các thầy cô nhiều lắm, hỗ trợ cho con Hương đủ thứ, thầy Trí còn đến tận nhà dạy cho Diễm Hương”.

Hiểu, làm bạn để cùng học tập 

Theo Ninh Việt Trí, các em đều có hoàn cảnh đặc biệt, nhiều em còn ham chơi, thậm chí, lần đầu được tiếp xúc với giáo dục nên việc dạy dỗ các em gặp không ít khó khăn, phương pháp dạy thay đổi liên tục.

Với mỗi em, dựa vào hoàn cảnh và tính cách, Trí sẽ có cách dạy riêng. Với Trí, để các em nắm vững kiến thức mình không chỉ là một người thầy mà phải là một người bạn. Đối với những kiến thức khô khan các em sẽ dễ chán nên phải Trí thường lồng ghép với điều liên quan đến cuộc sống thường ngày, những điều các em thích.

Một hoạt động ngoại khoá tại lớp học tình thương. Lớp học được tổ chức tại nhà văn hoá ấp. Ảnh: NVCC
Một hoạt động ngoại khoá tại lớp học tình thương. Lớp học được tổ chức tại nhà văn hoá ấp. Ảnh: NVCC

“Mấy em thích gì mình đưa vào nội dung mình muốn truyền đạt như vậy mới đạt được hiệu quả. Tuy là nhiều khó khăn nhưng mình đã xác định đây là con đường mình đi lâu dài, nó không chỉ hỗ trợ cho các em mà còn tác động đến cộng đồng” - Ninh Việt Trí phân tích.

Kết nối từ Việt Nam đến Châu Phi

Không chỉ trực tiếp dạy cho các em nhỏ, khi chứng kiến cơ sở vật chất hạn chế, thiếu thốn ở những lớp học này, Việt Trí còn nảy ra ý tưởng kết nối nhiều nguồn lực để có thể  kịp thời hỗ trợ các lớp học này từ nhân lực, cơ sở vật chất  đến chương trình giảng dạy. Đến nay, Trí đã kết nối, hỗ trợ nhiều lớp học tình thương, có cả lớp học tình thương ở Châu Phi.

 
Việt Trí kết nối với một lớp học ở châu Phi. Ảnh: NH

Trí đã tìm hiểu về những lớp học đang hoạt động, lớp thiếu gì thì mình sẽ tìm cách vận động, kết nối nguồn lực để giúp đỡ lớp. Một lớp học nếu thiếu người dạy thì vận động các bạn tình nguyện viên ở các trường đại học.

"Mô hình của mình kết nối dựa trên những lớp học hiện có, sẽ hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy. Mình thấy nếu mình trực tiếp đi dạy luôn thì lớp học chỉ có một thầy giáo. Còn nếu vai trò của mình là đưa thông tin và kết nối nguồn lực thì lớp sẽ có thêm mười, một trăm giáo viên. Hiện tại mình đang kết nối ba lớp ở Việt Nam, một lớp ở châu Phi và tìm hiểu thông tin để mở thêm một lớp nữa ở Mỹ” - Việt Trí bộc bạch.

Khi được hỏi về những khó khăn khi tham gia lớp học, việc sắp xếp vừa đi làm để có thu nhập vừa chăm lo cho các bé, chàng trai Trí Việt bày tỏ: "Khi chọn đúng việc mình thích thì cái gì cũng cảm thấy dễ dàng, nhẹ nhàng lắm".

Tin rằng, với sự yêu thương, dìu dắt của thầy Trí cùng sự nỗ lực, ý chí vươn lên của mạnh mẽ của mình, những cô cậu học trò nhỏ này sẽ có một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.

Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Sẵn sàng sẻ chia những giọt máu đào giữa mùa dịch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng phong trào Hiến máu tình nguyện trên địa tỉnh Đắk Nông chưa bao giờ bị gián đoạn, qua đó, đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu cho hàng nghìn bệnh nhân ở các bệnh viện.

Bếp ăn nghĩa tình mang bữa cơm ngon đến người lao động

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Bền bỉ suốt 7 năm qua, bếp ăn nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, luôn “đỏ lửa” vào các ngày rằm và mùng một hàng tháng để nấu những suất cơm cho người lao động nghèo.

Ông lão 74 tuổi bỏ tiền xây thư viện, mở lớp học tình thương cho trẻ nhỏ

Kim Anh |

Chứng kiến những đứa trẻ nơi bãi giữa sông Hồng không được đến trường, ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) đã bỏ tiền, thuê đất làm thư viện, mở lớp học tình thương cho các em nhỏ với mong muốn có thể “xóa nạn mù chữ”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Sẵn sàng sẻ chia những giọt máu đào giữa mùa dịch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng phong trào Hiến máu tình nguyện trên địa tỉnh Đắk Nông chưa bao giờ bị gián đoạn, qua đó, đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu cho hàng nghìn bệnh nhân ở các bệnh viện.

Bếp ăn nghĩa tình mang bữa cơm ngon đến người lao động

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Bền bỉ suốt 7 năm qua, bếp ăn nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, luôn “đỏ lửa” vào các ngày rằm và mùng một hàng tháng để nấu những suất cơm cho người lao động nghèo.

Ông lão 74 tuổi bỏ tiền xây thư viện, mở lớp học tình thương cho trẻ nhỏ

Kim Anh |

Chứng kiến những đứa trẻ nơi bãi giữa sông Hồng không được đến trường, ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) đã bỏ tiền, thuê đất làm thư viện, mở lớp học tình thương cho các em nhỏ với mong muốn có thể “xóa nạn mù chữ”.