Thêm động lực giữ rừng bền vững từ nguồn kinh phí bán tín chỉ carbon

CÔNG SÁNG |

Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, phối hợp với các tổ chức đánh giá diện tích hợp lệ… là những giải pháp mà Quảng Bình đang hướng đến trong việc bán tín chỉ carbon.

Trên 72 tỉ đồng được chi trả

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Đối tượng hưởng lợi gồm: 10.762 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 16 chủ rừng là tổ chức; 71 UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng và 9 chủ rừng là tổ chức khác được giao quản lý rừng.

Ông Phạm Hồng Thái - Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) cho biết, với 20 tỉ đồng mà đơn vị vừa được nhận trong việc bán tín chỉ carbon, điều này giúp người dân bản địa ở vùng đệm có tiền chính nhờ rừng mà không cần phải khai thác.

Quảng Bình là 1 trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm bán tín chỉ carbon vùng Bắc Trung Bộ theo Nghị định số 107 của Chính phủ.

Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình thông tin, hiện tại, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thực hiện chi trả kinh phí cho các đối tượng hưởng lợi số tiền trên 72 tỉ đồng, đạt 88% kế hoạch. Kinh phí còn lại chưa chi trả sẽ được đưa vào kế hoạch tài chính năm 2024 để tiếp tục chi trả theo quy định.

Theo ông Tuấn, kế hoạch 3 năm từ 2023-2025, tỉnh Quảng Bình được phân bổ 80% kinh phí từ nguồn thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho đối tượng rừng tự nhiên trên 235 tỉ đồng, cao thứ 2 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình thông tin, nguồn thu bán tín chỉ carbon đã góp phần tăng kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

“Đặc biệt là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng tự nhiên đã có thêm nguồn kinh phí để quản lý bảo vệ rừng” - ông Tuấn nhận định.

Ông Trần Quốc Tuấn cho rằng, kế hoạch chi trả tín chỉ carbon là nội dung mới, thực hiện thí điểm, nên trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh một số khó khăn vướng mắc ngay trong Nghị định 107.

Những hướng đi mới

Nhằm đưa ra các hướng đi rõ ràng hơn trong việc bán tín chỉ carbon, ông Tuấn đề xuất giải pháp, cần tiếp tục bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng tự nhiên theo hướng nâng cao chất lượng rừng; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ông Tuấn chia sẻ: “Đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường rừng; bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái; triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch của chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, gắn với xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC)”.

Tập trung xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm; đôn đốc, kiểm tra, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện bán tín chỉ carbon theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Tham mưu tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra rừng tỉnh Quảng Bình năm 2024, trong đó tập trung nội dung tổ chức điều tra sinh khối và trữ lượng carbon rừng theo chỉ đạo của Bộ NNPTNT, nhằm xác định được tổng trữ lượng sinh khối và trữ lượng carbon rừng cho từng kiểu trạng thái và toàn bộ các hệ sinh thái rừng, phục vụ công tác quản lý rừng, tạo cơ sở dữ liệu để khai thác tiềm năng tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, hợp tác, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, từ việc thực hiện các hoạt động trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế về tạo tín chỉ carbon, trong đó đảm bảo tiêu chí rừng được trồng trên đất không có rừng trong 10 năm.

CÔNG SÁNG
TIN LIÊN QUAN

Cách thức đưa tín chỉ carbon cho xe điện hoạt động bền vững

Ngọc Thiện |

Thế giới đang phải giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, từ sông băng tan chảy ở Nam Cực đến núi lửa phun trào ở Iceland. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những hậu quả tàn khốc của nó đòi hỏi sự tham gia đồng lòng của các quốc gia.

Nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam

ANH TUẤN |

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với ngành lâm nghiệp khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với giá 51,5 triệu USD. Do đó, việc phát triển, gìn giữ nguồn tài nguyên rừng là một yếu tố quan trọng để phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Thúc đẩy lớn cho thị trường tín chỉ carbon khi các quy định được nới lỏng

Vũ Tuấn |

Khi những quy định khó khăn được nới lỏng, thị trường tín chỉ carbon sẽ có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Thị trường tín chỉ carbon: Nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp xanh

Anh Vũ |

Trong thị trường tín chỉ carbon tự nguyện, có những công ty tư nhân đã kiếm được hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ USD nhờ vào việc bán tín chỉ carbon. Tesla của Elon Musk, công ty xe điện hàng đầu hiện tại, là một ví dụ điển hình của việc kiếm tiền từ thị trường này.

Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon, vừa làm kinh tế xanh vừa thu được tiền

THÙY TRANG |

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon Việt Nam chưa được hình thành nhưng nhu cầu của thị trường mua bán tín chỉ carbon thế giới lại đang rất cao. Vì vậy, TP Đà Nẵng đã xin thí điểm tham gia bán tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp thành phố hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh mà còn có được nguồn thu để tái đầu tư.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Vai trò của Phan Quốc Việt trong vụ AIC trúng các gói thầu ở TPHCM

Việt Dũng |

Theo cáo buộc, Công ty AIC đã thông đồng với chủ đầu tư - Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), thỏa thuận cho Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á tham gia liên danh thực hiện các gói thầu.

Cách thức đưa tín chỉ carbon cho xe điện hoạt động bền vững

Ngọc Thiện |

Thế giới đang phải giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, từ sông băng tan chảy ở Nam Cực đến núi lửa phun trào ở Iceland. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những hậu quả tàn khốc của nó đòi hỏi sự tham gia đồng lòng của các quốc gia.

Nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam

ANH TUẤN |

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với ngành lâm nghiệp khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với giá 51,5 triệu USD. Do đó, việc phát triển, gìn giữ nguồn tài nguyên rừng là một yếu tố quan trọng để phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Thúc đẩy lớn cho thị trường tín chỉ carbon khi các quy định được nới lỏng

Vũ Tuấn |

Khi những quy định khó khăn được nới lỏng, thị trường tín chỉ carbon sẽ có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Thị trường tín chỉ carbon: Nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp xanh

Anh Vũ |

Trong thị trường tín chỉ carbon tự nguyện, có những công ty tư nhân đã kiếm được hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ USD nhờ vào việc bán tín chỉ carbon. Tesla của Elon Musk, công ty xe điện hàng đầu hiện tại, là một ví dụ điển hình của việc kiếm tiền từ thị trường này.

Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon, vừa làm kinh tế xanh vừa thu được tiền

THÙY TRANG |

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon Việt Nam chưa được hình thành nhưng nhu cầu của thị trường mua bán tín chỉ carbon thế giới lại đang rất cao. Vì vậy, TP Đà Nẵng đã xin thí điểm tham gia bán tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp thành phố hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh mà còn có được nguồn thu để tái đầu tư.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.