Nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam

ANH TUẤN |

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với ngành lâm nghiệp khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với giá 51,5 triệu USD. Do đó, việc phát triển, gìn giữ nguồn tài nguyên rừng là một yếu tố quan trọng để phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Các nước đang phát triển sẽ cần tới 6.000 tỉ USD vào năm 2030

Theo Liên Hợp Quốc, thị trường carbon là hệ thống giao dịch trong đó tín dụng carbon được mua và bán. Các công ty hoặc cá nhân có thể sử dụng thị trường carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín dụng carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính. Một tín dụng carbon có thể trao đổi được tương đương với một tấn carbon dioxide hoặc lượng tương đương của một loại khí nhà kính khác.

Năm 2021, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố một báo cáo mới về tiến trình của thế giới trong việc làm chậm biến đổi khí hậu.

Theo đó, lượng phát thải khí nhà kính (GHG) vẫn đang tăng ở tất cả các lĩnh vực chính trên toàn cầu, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Mặc dù có một số tiến bộ, thế giới vẫn phải đối mặt với một thách thức ghê gớm. Các nhà khoa học cảnh báo mức độ nóng lên 2°C sẽ bị vượt qua trong thế kỷ XXI, trừ khi chúng ta đạt được mức giảm sâu về lượng phát thải khí nhà kính ngay bây giờ.

Các nước đang phát triển sẽ cần tới 6.000 tỉ USD vào năm 2030 để thực hiện một phần mục tiêu hành động về khí hậu của họ (như được liệt kê trong Danh sách Đóng góp do quốc gia tự quyết định, hay NDC).

Báo cáo mới nhất của IPCC cho thấy, tất cả các quốc gia đều đang thiếu hụt nguồn tài chính, với dòng tài chính thấp hơn từ 3 đến 6 lần so với mức cần thiết vào năm 2030 và thậm chí còn có sự khác biệt rõ ràng hơn ở một số khu vực trên thế giới. Đây cũng chính là lý do mà nhiều quốc gia đang “để ý” tới thị trường tín chỉ carbon.

Không chỉ một thị trường tín chỉ carbon

Nhìn chung, theo Liên Hợp Quốc, có hai loại thị trường carbon cơ bản: Thị trường tuân thủ và thị trường tự nguyện.

Thị trường tuân thủ được tạo ra bởi chính sách hoặc yêu cầu pháp lý của các quốc gia, khu vực. Trong khi đó, tại thị trường carbon tự nguyện, các quốc gia hay tổ chức sẽ phát hành, mua bán tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện. Nguồn cung tín dụng carbon tự nguyện hiện nay chủ yếu đến từ các tổ chức tư nhân phát triển các dự án carbon hoặc các chính phủ phát triển các chương trình được chứng nhận theo tiêu chuẩn carbon nhằm giảm thiểu và/hoặc loại bỏ khí thải.

Khách hàng là các quốc gia muốn bù đắp lượng khí thải carbon của họ, các tập đoàn có mục tiêu bền vững và các chủ thể khác muốn trao đổi tín dụng ở mức giá cao hơn để kiếm lợi nhuận.

Rừng, bể chứa carbon khổng lồ của Việt Nam

Sự gia tăng lượng khí carbon dioxide (CO2) và các chất ô nhiễm khác trong khí quyển được biết là ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, đã khiến một số người quan tâm đến công nghệ thu hồi và cô lập carbon. May mắn thay, một trong những hệ thống thu giữ carbon tốt nhất đã tồn tại: Cây cối và rừng.

Theo Cục Lâm nghiệp Mỹ, các khu rừng của nước này hấp thụ hơn 800 triệu tấn carbon mỗi năm, tương đương khoảng 12% lượng khí thải hằng năm của Mỹ. Rừng cô lập hoặc lưu trữ carbon chủ yếu ở cây và đất. Trong quá trình quang hợp, cây hút carbon ra khỏi khí quyển để tạo ra đường, nhưng chúng cũng thải carbon dioxide trở lại khí quyển thông qua quá trình phân hủy. Carbon và các loại khí khác trong rừng được thu giữ và thải ra theo chu kỳ. Quản lý rừng có thể tác động đến các chu trình này và tăng cường thu giữ carbon.

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay, tín chỉ carbon rừng đang được ngành lâm nghiệp nước ta quan tâm. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

Đến năm 31.12.2022, Việt Nam đã có 14,79 triệu hécta rừng, tỉ lệ che phủ đạt 42%, trong đó 10,13 triệu hécta rừng tự nhiên và 4,66 triệu hécta rừng trồng. Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 5,6 triệu hécta rừng, tỉ lệ che phủ đạt cao nhất trong các vùng trên cả nước với 54,2%.

Việt Nam đang đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đảm bảo sinh kế cho người dân, đồng thời phát triển kinh tế lâm nghiệp. Từ đầu năm 2024, các địa phương đã tập trung triển khai công tác trồng rừng, đặc biệt là trong khuôn khổ phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Việc trồng rừng không chỉ mang lại lợi ích môi trường mà còn giúp tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp vào việc tích trữ carbon và giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu. Các địa phương đang thực hiện mục tiêu “Trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, nhằm đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

ANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Giá vàng hôm nay 13.4: Đột ngột giảm sâu, có đáng lo?

KHƯƠNG DUY |

Giá vàng hôm nay 13.4: Tính đến 9h, giá vàng đồng loạt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Kim loại quý trên thị trường thế giới nhanh chóng đánh mất ngưỡng 2.400 USD/ounce sau khi đạt được kỷ lục này vào đêm qua.

Metro số 1 nguy cơ vỡ tiến độ vì nhà thầu và tư vấn không phối hợp

MINH QUÂN |

TPHCM – Các nhà thầu và tư vấn dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa thống nhất trong việc bàn giao sớm thiết bị, hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiệm thu, vận hành thử nghiệm,... có thể làm vỡ kế hoạch khai thác thương mại Metro số 1 trong quý 4 năm nay của TPHCM.

Dự án đường 300m ở Hà Nội đang "đứng hình" bất ngờ đón tin vui

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án Xây dựng và Đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất D20 Khu đô thị mới Cầu Giấy đang chuẩn bị được thi công trở lại sau nhiều năm ngưng trệ.

Mỹ tăng viện bảo vệ Israel trước nguy cơ Iran tấn công trực tiếp

Thanh Hà |

Các tàu và quân đội Mỹ ở Trung Đông đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công trực tiếp của Iran vào Israel. Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Tehran thay đổi quyết định.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bạc Liêu, Nghệ An, Thừa Thiên Huế

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 8.4 - 12.4), các tỉnh, thành phố: TPHCM, Bạc Liêu, Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Phước... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự, bầu cán bộ chủ chốt.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...