Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Nhấn mạnh các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai.

Do đó, Đề án cần cập nhật những chính sách, thỏa thuận toàn cầu cũng như các chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được ban hành với định hướng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính…

"Việc thành lập thị trường tín chỉ carbon góp phần chuẩn bị các chính sách lớn trên phạm vi toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch phát thải, trao đổi tín chỉ carbon, tạo nguồn lực tài chính xanh để doanh nghiệp đổi mới công nghệ", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho rằng, Đề án phải "trả lời" được câu hỏi về phạm vi triển khai, sản phẩm, mô hình hoạt động; từ đó tạo khuôn khổ, môi trường pháp lý, năng lực tổ chức, cơ chế vận hành, yêu cầu năng lực kỹ thuật để thành lập, phát triển đồng bộ và toàn diện thị trường tín chỉ carbon; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

Nhấn mạnh vai trò dẫn dắt, kiến tạo của Nhà nước, Phó Thủ tướng cho rằng, cần có đánh giá tác động của các công cụ kinh tế, tài chính, thuế, bảo đảm sự hài hòa trong nước với quốc tế, tính minh bạch trong trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực xác định/phân bổ hạn ngạch phát thải cho các ngành, lĩnh vực theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng; thực thi các quy định, tiêu chuẩn về cơ chế thống kê, đo đếm, chứng nhận hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong lĩnh vực vận tải, điện tử, nông nghiệp…

Bộ Tài chính cần huy động sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan, đội ngũ chuyên gia về cắt giảm phát thải khí nhà kính, kinh tế, tài chính, luật pháp quốc tế về biến đổi khí hậu; nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác; từ đó đề xuất cách tiếp cận, quan điểm, mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện Đề án.

Cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Trước đó, theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Đề án nhằm bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.

Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường trong nước.

Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật; tổ chức hỗ trợ giao dịch.

Đề án nhằm mục tiêu phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

THEO TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng và thách thức sau gần 1.200 tỉ đồng tiền bán carbon

Phi Long - Quang Đại |

Sau hơn 3 năm thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký kết với tổng số tiền 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỉ đồng (giai đoạn 2018 - 2025), Quảng Bình là địa phương đầu tiên nhận được khoản tiền lên tới hơn 82 tỉ đồng. Đây là bước đi đầu tiên đáng khích lệ, tuy nhiên để thực hiện đúng cam kết cần có thêm những cơ chế, chính sách áp dụng trên diện rộng.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Vụ cháy nhà trọ làm 3 người chết do phóng hỏa, thủ phạm đã tự tử

THANH TUẤN |

Công an tỉnh Gia Lai đang tích cực điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong vào lúc rạng sáng 9.1, tại phường An Tân, thị xã An Khê.

Công nhân phấn khởi tham gia Chương trình “Xây Tết 2024”

Hà Anh - Thế Đại |

Ngày 9.1, trên công trường Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, mặc dù trời mưa lạnh nhưng trong lòng của hàng trăm công nhân ấm và phấn khởi vì họ được nhận quà từ Chương trình “Xây Tết 2024”. Ngoài nhận quà Tết, công nhân còn được khám, tư vấn sức khoẻ, cắt tóc miễn phí…

Việt Nam có hãng bay vào top đúng giờ nhất châu Á - Thái Bình Dương

Ý Yên |

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đứng thứ 9 trong 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo báo cáo của Cirium.

1.000 cảnh sát mật phục 72 giờ, truy bắt đối tượng sát hại cô gái ở quán cà phê tại Hóc Môn

Anh Tú |

TPHCM - Để bắt đối tượng giết nhân viên quán cà phê tại huyện Hóc Môn, TPHCM, Ban Chuyên án đã huy động 1.000 cán bộ chiến sĩ, nhiều phương tiện thiết bị nghiệp vụ hiện đại, chó nghiệp vụ. Sau 72 giờ mật phục truy bắt, công an đã bắt giữ được đối tượng Nguyễn Thanh Tâm và thu giữ toàn bộ vật chứng liên quan vụ án.

Trước khi nhảy dù, phi công cố gắng điều khiển máy bay gặp nạn ra vùng thưa dân cư

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Lãnh đạo Quân khu 5 cho biết, phi công lái máy bay quân sự gặp nạn đã cố gắng điều khiển máy bay lệch khỏi nhà dân để hạn chế thương vong, trước khi nhảy dù.

Kỳ vọng và thách thức sau gần 1.200 tỉ đồng tiền bán carbon

Phi Long - Quang Đại |

Sau hơn 3 năm thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký kết với tổng số tiền 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỉ đồng (giai đoạn 2018 - 2025), Quảng Bình là địa phương đầu tiên nhận được khoản tiền lên tới hơn 82 tỉ đồng. Đây là bước đi đầu tiên đáng khích lệ, tuy nhiên để thực hiện đúng cam kết cần có thêm những cơ chế, chính sách áp dụng trên diện rộng.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.