Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon, vừa làm kinh tế xanh vừa thu được tiền

THÙY TRANG |

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon Việt Nam chưa được hình thành nhưng nhu cầu của thị trường mua bán tín chỉ carbon thế giới lại đang rất cao. Vì vậy, TP Đà Nẵng đã xin thí điểm tham gia bán tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp thành phố hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh mà còn có được nguồn thu để tái đầu tư.

Nhu cầu thị trường thế giới đang rất cao

TP Đà Nẵng xác định, trên thế giới đã có nhiều tập đoàn, quốc gia thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính và hiện có 2 thị trường mua bán tín chỉ carbon là hệ thống giao dịch phát thải Liên minh châu Âu với 31 quốc gia thành viên, chiếm 45% lượng phát thải ở châu Âu.

Liên minh châu Âu xác định các mức phát thải trần cho cả khối và giảm dần theo năm. Trong giới hạn phát thải trần đó, các đối tượng phát thải được cấp hạn mức, được mua những hạn mức phát thải và có thể bán hạn mức phát thải nếu không dùng hết.

Thị trường thứ 2 là hệ thống mua bán phát thải Trung Quốc được thí điểm từ năm 2011 đến năm 2015. Kết quả của quá trình thí điểm là 57 triệu tấn carbon đã được mua bán tại 7 tỉnh thành.

Theo các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu thì trong tương lai, các quốc gia, các chủ thể có phát thải khí nhà kính sẽ lựa chọn thị trường carbon quốc tế để giao dịch, trao đổi tín chỉ. Và thỏa thuận Paris 2015 có gần 200 quốc gia đã tán thành mục tiêu toàn cầu là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình ở mức lý tưởng là 1,5 độ C bằng cách cắt giảm 50% mức phát thải khí nhà kính hiện tại vào năm 2030, giảm xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Như vậy, động lực giao dịch thị trường carbon quốc tế đang trên đà tăng cao.

Vừa phát triển kinh tế xanh vừa thu được ngân sách

Hiện nay, TP Đà Nẵng đang xây dựng quy trình quản lý và kiểm kê khí nhà kính để triển khai trong toàn hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia nhằm giảm cường độ phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh.

Nếu được thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, Đà Nẵng sẽ phối hợp với các bộ, chuyên gia xác định tỉ lệ đóng góp về lượng giảm phát thải/ hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn thành phố cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia trước khi giao dịch tín chỉ carbon.

Trên cơ sở đó, thành phố sẽ bán tín chỉ carbon cho bên mua (bán trực tiếp hoặc qua trung gian) để bên mua bù đắp lượng khí thải cam kết phải loại bỏ theo quy định.

TP Đà Nẵng dự kiến tạo ra tín chỉ carbon từ một số chương trình, dự án giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng với các biện pháp bao gồm: tăng tỷ trọng thâm nhập của các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, thương mại và giao thông vận tải; tái cấu trúc thị trường giao thông, chuyển đổi nhiên liệu phương tiện giao thông, xúc tiến sử dụng các phương tiện xe điện.

Trong các lĩnh vực thì công nghiệp tại TP Đà Nẵng sẽ là ngành có tiềm năng giảm phát thải lớn nhất. Đến năm 2050, lĩnh vực này khi áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính có thể giảm tới 16,55 triệu tấn CO2.

d
Lĩnh vực công nghiệp tại Đà Nẵng sẽ dần đi theo hướng xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Nguyên Thi

Xếp tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ và thương mại, dân dụng. Tổng tiềm năng giảm phát thải của 3 lĩnh vực thuộc nhu cầu sử dụng năng lượng trừ giao thông vận tải đến năm 2030 có thể giảm tới khoảng 865 nghìn tấn CO2, con số này đến năm 2050 là 26,17 triệu tấn CO2.

Việc tham gia thị trường tín chỉ carbon sẽ bổ sung nguồn lực để thành phố bố trí cho các chương trình, dự án carbon thấp trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng hơn về định hướng, hành động của thành phố đối với việc sản xuất kinh doanh định hướng thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và thu hút đầu tư nước ngoài.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Khai trừ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan ra khỏi Đảng

Vương Trần |

Tại Hội nghị Trung ương ngày 20.3.2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Loài vật "hôi thối" quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng xuất hiện ở Huế

PHÚC ĐẠT - THANH TRANG |

HUẾ - Thông tin từ vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), đơn vị này vừa bắt gặp một cá thể Lửng Lợn Đông Dương quý hiếm xuất hiện tại km19 đường lên đỉnh Bạch Mã. Đây là loài vật được xếp vào loài sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.

Thời tiết dị thường dồn dập, kịch bản ứng phó năm 2024 như thế nào?

AN AN - VŨ LINH |

Biến đổi khí hậu với biểu hiện chính là nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường và khó dự báo hơn trước.

Bộ Chính trị phân công nhân sự phụ trách Đảng bộ tỉnh Bình Thuận

Vương Tuấn |

Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận - phụ trách, điều hành công việc, hoạt động của Đảng bộ tỉnh đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huấn luyện viên Troussier: Người hâm mộ chờ tôi bị thay thế

MINH DƯƠNG |

Huấn luyện viên Troussier cảm nhận nhiều người hâm mộ đánh giá ông không hợp với bóng đá Việt Nam và chờ ngày VFF sa thải ông.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...