Những chàng sinh viên “soái ca”

Phương Thế Ngọc |

Trong mắt nhiều sinh viên ở Ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TPHCM, 3 chàng trai Văn Minh Hiệp (Khoa Môi trường & Tài nguyên), Nguyễn Công Nhật Minh (Khoa Kỹ thuật Xây dựng) Trường ĐH Bách Khoa và Nguyễn Văn Hiếu (Khoa Công nghệ Phần mềm) Trường ĐH Công nghệ Thông tin là những “soái ca”. Bởi những chàng sinh viên này đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ những người bạn đồng trang lứa.

Từ “soái ca” sửa xe miễn phí

“Kỳ kèo” mãi Minh Hiệp và Nhật Minh mới chịu trả lời phỏng vấn. Bởi như Minh Hiệp chia sẻ: “Chuyện tụi em làm có gì đâu, sửa xe vì tình thương mến thương anh ạ”. Minh Hiệp và Nhật Minh là hai “soái ca” sửa xe miễn phí cho sinh viên trong KTX.

Minh Hiệp nhớ lại: “Lúc đầu em chỉ sửa xe em do bị ngập nước thôi, nhưng sau đó thấy nhiều bạn hư hỏng xe, sợ các bạn phải mất tiền triệu khi mang ra tiệm sửa chữa, nên em nhận giúp thêm”.

Hành động “nhận giúp thêm” của Hiệp và Minh là liên tục sửa đến hàng chục chiếc xe miễn phí. “Em nhớ hôm đầu tiên hai đứa sửa mãi vẫn còn 3 chiếc chưa xong, đến 11h đêm tụi em phải dựng lều ngủ cùng xe để mai chiến đấu tiếp” - Nhật Minh cho biết.

Chưa từng học qua một lớp đào tạo sửa xe nào, chỉ là hằng ngày mày mò sửa “con ngựa chiến” của mình, cả Hiệp và Minh trở thành những “thợ sửa xe bất đắc dĩ”. Xe nào hư hỏng nhẹ, có thể phục hồi được thì cả hai bắt tay sửa chữa, còn xe nào “bệnh” quá nặng, cần thay thế phụ tùng thì Hiệp và Minh đi hỏi giá và báo lại cho các bạn sinh viên để tránh tình trạng ra ngoài bị “chém đẹp”.

Những ngày sửa xe miễn phí đọng lại trong Hiệp và Minh nhiều kỷ niệm. Hiệp tâm sự buồn nhất là cảm giác bất lực nhìn những chiếc xe bị hư hỏng quá nặng, khó có thể phục hồi. Có hôm công sức cả buổi trời đi tong hết khi đang sửa xe dưới sảnh KTX thì bất ngờ mưa lớn. “Hôm ấy tụi em đẩy xe từ hầm lên và đội nắng cả buổi trưa để sửa, lúc gần xong thì trời đổ mưa, thế là hàng chục chiếc xe đang sửa phải làm lại từ đầu” - Minh Hiệp nhớ lại.

Theo Nhật Minh, những ngày được giúp đỡ các bạn sinh viên là những ngày vui, mà vui nhất là... khi nghe được tiếng máy nổ, và biết quanh mình còn rất nhiều người tốt như chuyện anh chủ tiệm photo ở tòa nhà A4. “Tụi em đi mượn bình hơi khắp nơi nhưng không được vì người ta có vẻ không tin tưởng tụi em. Cuối cùng thì được sự giúp đỡ tận tình của anh chủ tiệm photo, nhờ đó tụi em sửa được nhiều xe cho các bạn hơn” - Nhật Minh tâm sự.

Việc sửa hàng chục chiếc xe máy miễn phí, Hiệp cho biết không xuất phát từ kế hoạch hay ý tưởng có sẵn nào cả, chỉ là thấy đồng cảm nên bắt tay vào giúp những người bạn xung quanh. “Việc tụi em làm là việc rất bình thường. Thấy có người cần giúp đỡ như vậy thì ai cũng sẽ làm hết” - Nhật Minh tâm sự.

Minh và Hiệp cho biết hai bạn vẫn tiếp tục sửa xe miễn phí tại tầng trệt của tòa nhà A20, KTX, đồng thời khẳng định “luôn sẵn lòng giúp đỡ, khi nào hết xe hư hỏng thì mới ngừng sửa”.

Hiếu trong một lần chở bạn sinh viên về KTX. Ảnh: HQ

Đến “soái ca” xe ôm

Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Hiếu, từ lâu nay Hiếu và nhóm “xe ôm soái ca” của mình đã giúp nhiều sinh viên đi phỏng vấn, đi thi, đi làm về khuya đến nơi an toàn và nhanh chóng.

Hiếu kể: “Mình nhớ nhất lần chở một bạn sinh viên năm I từ bến xe Miền Đông. Bạn đó từ quê lên bến xe lúc 1h30 nhưng tới 4h mới đặt xe. Hỏi vì sao thì bạn ấy nói sợ nhiều thứ, nên không dám đi xe ôm nữa. Và gần như suốt đêm đó bạn ấy ngủ ở bến xe chờ. Sau một hồi dù đã giới thiệu là sinh viên ĐHQG-HCM nhưng bạn ấy vẫn không… tin tưởng. Mình phải chụp CMND, thẻ sinh viên, cho thông tin số điện thoại của bố mẹ thì bạn ấy mới chịu đi. Sau này, bạn ấy trở thành “mối quen” của nhóm mình, mỗi lần đi nhắc lại chuyện xưa cũ anh em lại cười lăn lộn”.

Tất nhiên, những chật vật, khó khăn của nghề xe ôm sinh viên không dừng lại ở đó. Hiếu cho biết, những ngày lễ, Tết mới nhiều người đặt xe, còn ngày thường thì sinh viên chọn đi xe buýt cho rẻ. Và cả những ngày đầu vào nghề bị bố mẹ ngăn cản vì sợ con làm thêm ảnh hưởng đến việc học, Hiếu phải thuyết phục mãi, biết việc làm của con có thể giúp bạn, lại kiếm thêm thu nhập bố mẹ Hiếu mới đồng ý. “Bây giờ, lâu lâu bố mẹ gọi điện hỏi thăm về nghề tay trái này” - Hiếu tâm sự.

Nhưng điều khó khăn nhất và “ngại” nhất với Hiếu và cả nhóm chính là lúc… nhận tiền từ những bạn sinh viên. Hiếu chia sẻ: “Sinh viên mà, ai cũng nghèo cả. Nhiều khi mình bớt tiền nhưng các bạn không chịu, lại có bạn cho thêm nhưng mình không dám nhận. Với nhóm mình thì phương châm giúp đỡ nhau là hàng đầu. Nhiều khi tiện đường đi đâu trong làng đại học tụi mình đều cho các bạn khác đi nhờ”.

Đội ngũ “xe ôm soái ca” của Hiếu hiện có hơn 10 thành viên hoạt động thường xuyên. Là trưởng nhóm, mỗi khi tuyển thành viên mới Hiếu đều tìm hiểu rất kỹ. Ai tham gia cũng phải đảm bảo các tiêu chí như: có bằng lái xe, ý thức chấp hành giao thông và sức khỏe tốt.

Câu chuyện của những chàng sinh viên “soái ca” như Hiệp, Minh, Hiếu với riêng tôi đó là những bông hoa đang ngày đêm tỏa hương, tô điểm cho đời. Tấm lòng thảo thơm của những chàng “soái ca” này đã lan tỏa giá trị nhân văn đến với mọi người. Đôi khi cuộc sống hối hả, bắt gặp những hình ảnh dung dị, gần gũi như thế, tôi lại thấy lòng mình dịu nhẹ biết bao.

Phương Thế Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Có cần “soái ca” cho cuộc chiến vỉa hè?

Đào Tuấn |

Câu trả lời là có, nếu vị "soái ca" đó, bằng những hành động cụ thể, đang trở thành nguồn cảm hứng của dân.

“Soái ca” công đoàn đòi tiền tỉ cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Tại LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, ông Vũ Ngọc Hà (39 tuổi) - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, được công nhân gọi là “soái ca” của họ, do rất nhiều công nhân bị đuổi việc trái luật, bị ức hiếp đánh đập, bị giam sổ bảo hiểm xã hội… đã được ông đòi lại công bằng trước tòa. Hàng tỉ đồng cũng được ông đòi về cho người lao động, ông cũng đã phớt lờ nhiều lời mời làm việc nghìn đô của doanh nghiệp để đồng hành cùng công nhân.

Bác sĩ “soái ca“

KHƯƠNG QUỲNH |

“Xã hội còn nhiều người tốt” - một câu nói chắc ai cũng từng nghe, từng biết nhưng vì nghe nhiều quá nên có lẽ chẳng để tâm mấy. Vậy mà, cũng là câu này, khi nghe bác sĩ Nguyễn Xuân Anh - Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO nói, người viết ghi chép đã thoáng giật mình: “Ừ nhỉ”. “Đừng viết về anh, hãy viết về lòng tốt. Anh thấy xã hội còn nhiều người tốt lắm, thật đấy! Nếu không có những lòng tốt ấy, một mình anh cũng chẳng thể làm được gì nhiều cho bệnh nhân” - bác sĩ Xuân Anh ngoái lại, trước khi cánh cửa phòng mổ khép lại.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Có cần “soái ca” cho cuộc chiến vỉa hè?

Đào Tuấn |

Câu trả lời là có, nếu vị "soái ca" đó, bằng những hành động cụ thể, đang trở thành nguồn cảm hứng của dân.

“Soái ca” công đoàn đòi tiền tỉ cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Tại LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, ông Vũ Ngọc Hà (39 tuổi) - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, được công nhân gọi là “soái ca” của họ, do rất nhiều công nhân bị đuổi việc trái luật, bị ức hiếp đánh đập, bị giam sổ bảo hiểm xã hội… đã được ông đòi lại công bằng trước tòa. Hàng tỉ đồng cũng được ông đòi về cho người lao động, ông cũng đã phớt lờ nhiều lời mời làm việc nghìn đô của doanh nghiệp để đồng hành cùng công nhân.

Bác sĩ “soái ca“

KHƯƠNG QUỲNH |

“Xã hội còn nhiều người tốt” - một câu nói chắc ai cũng từng nghe, từng biết nhưng vì nghe nhiều quá nên có lẽ chẳng để tâm mấy. Vậy mà, cũng là câu này, khi nghe bác sĩ Nguyễn Xuân Anh - Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO nói, người viết ghi chép đã thoáng giật mình: “Ừ nhỉ”. “Đừng viết về anh, hãy viết về lòng tốt. Anh thấy xã hội còn nhiều người tốt lắm, thật đấy! Nếu không có những lòng tốt ấy, một mình anh cũng chẳng thể làm được gì nhiều cho bệnh nhân” - bác sĩ Xuân Anh ngoái lại, trước khi cánh cửa phòng mổ khép lại.