Bác sĩ “soái ca“

KHƯƠNG QUỲNH |

“Xã hội còn nhiều người tốt” - một câu nói chắc ai cũng từng nghe, từng biết nhưng vì nghe nhiều quá nên có lẽ chẳng để tâm mấy. Vậy mà, cũng là câu này, khi nghe bác sĩ Nguyễn Xuân Anh - Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO nói, người viết ghi chép đã thoáng giật mình: “Ừ nhỉ”. “Đừng viết về anh, hãy viết về lòng tốt. Anh thấy xã hội còn nhiều người tốt lắm, thật đấy! Nếu không có những lòng tốt ấy, một mình anh cũng chẳng thể làm được gì nhiều cho bệnh nhân” - bác sĩ Xuân Anh ngoái lại, trước khi cánh cửa phòng mổ khép lại.

Thêm một đôi chân đẹp

Tới Bệnh viện Quốc tế Sài Gòn ITO từ 4 giờ sáng, anh Nguyễn Phi Hùng vẫn không dám mua một ổ bánh mỳ để lót dạ sau vài tiếng đồng hồ ngồi xe đò. Hai cha con ngồi ở hàng ghế chờ của bệnh viện đến 7 giờ mới đến quầy làm thủ tục phẫu thuật cho con gái Nguyễn Thị Ngọc Linh. Bé Linh 8 tuổi, xanh xao và nhỏ thó. Linh bị dị tật bẩm sinh chân voi. Một ngón chân của bé cứ to ra như một khối bướu, ngang ngón chân cái, đi dép cũng đau.

Vợ chồng anh Hùng ở trọ tại TP. Bà Rịa. Mười mấy năm nay anh làm phụ hồ, vợ anh ở nhà trông con và cạo hạt điều kiếm thêm thu nhập. Hôm nào làm giỏi, anh được trả 200 ngàn tiền công, vợ kiếm được 30 ngàn. Ngoài Linh, anh còn 2 đứa. Linh lên 8 vẫn không được đi học: “Hồi đó vướng giấy tờ hộ khẩu, khai sinh nên người ta không nhận. Giờ xong giấy tờ rồi, dắt con bé đi học lớp 1 thì trường không nhận vì nó quá tuổi” - anh Hùng kể, tỉnh bơ: “Chắc để con nhỏ dốt luôn”.

Tháng trước, anh Hùng đưa bé Linh đi khám ở một bệnh viện tại Vũng Tàu. Bác sĩ chẩn đoán bé bị dị tật bẩm sinh chân voi và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ngón. Nhưng vì không có tiền phẫu thuật, anh dắt con về. Cô của bé Linh không đành lòng nhìn cháu mình phải sống với đôi chân kỳ dị. Được nhiều người giới thiệu, cô đưa Linh lên Sài Gòn, gặp bác sĩ Xuân Anh để khám lại. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết có thể phẫu thuật để cố gắng giữ lại ngón chân cho bé. Tuy nhiên, khi bệnh viện báo chi phí phẫu thuật, người cô của bé bỗng rưng rưng nước mắt. Khi biết được hoàn cảnh của bé Linh, bác sĩ Xuân Anh không ngần ngại bảo: “Gia đình cứ yên tâm, bé sẽ được phẫu thuật miễn phí”.

Bác sĩ Xuân Anh cùng bệnh nhân. Ảnh: K.Q

“Công nhận là bác sĩ giữ đúng lời hứa” - anh Hùng cười phới lới khi nhân viên quầy thủ tục xác nhận anh không phải đóng bất cứ một khoản chi phí nào cho ca mổ của bé Linh. “Bữa bác sĩ gọi xuống biểu đã lo xong chi phí cho con bé, hẹn ngày lên mổ, cả nhà tui mừng lắm. Cứ như mơ vậy”. 4 ngày sau đó, lại nghe giọng cười của anh Hùng qua điện thoại: “Con bé mổ xong, chân đẹp và gọn lại rồi. Chuyến này về chắc cố lo cho con nhỏ đi học quá”.

Bé Linh là một trong số gần 40 bệnh nhân được bác sĩ Xuân Anh xoay xở để làm phẫu thuật miễn phí. Bác sĩ nói, một mình anh sao đủ tiền làm được, bạn bè anh, rất nhiều nhà hảo tâm, các bác sĩ đồng nghiệp, điều dưỡng, những bệnh nhân có điều kiện… đã đóng góp. “Mỗi người một ít, có sẵn số tiền nhỏ, thấy bệnh nhân nào không có điều kiện thì mổ cho người ta. Nhưng mà mình ưu tiên cho các em bé. Các em còn cả một tương lai dài phía trước, không thể vì quá nghèo mà phải sống với những đôi tay, đôi chân dị tật, co quắp suốt đời”.

Khi bác sĩ đi tìm bệnh nhân

Đa phần, những bệnh nhân khó khăn tìm đến bác sĩ Xuân Anh để được phẫu thuật miễn phí. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Bé Minh Anh, 7 tuổi, bị hội chứng Aperts, hai bàn tay của bé dính chùm cả 5 ngón, không chỉ dính phần mềm mà cả xương. Bé không cầm nắm được gì. Hơn nửa năm trước, bé được mẹ đưa đi khám bệnh đúng bàn khám của bác sĩ Xuân Anh. Bác sĩ khuyên gia đình phẫu thuật sớm cho bé, vì nếu để lâu sẽ càng bất lợi. Chi phí ca mổ ước tính khoảng hơn 40 triệu đồng.

Nhiều tháng trôi qua, hai mẹ con về quê mà không trở lại bệnh viện. Bác sĩ Xuân Anh đoán được nguyên nhân, anh cố gắng tìm cách liên lạc với gia đình để mổ từ thiện cho bé. Anh đăng lời rao tìm bé Minh Anh lên trang facebook của mình, nhờ cộng đồng mạng lan tỏa đến người quen, người thân của bé. Sau 2 giờ chia sẻ thông tin trên facebook, bác sĩ và gia đình đã kết nối được với nhau. Chị Loan - mẹ bé nghẹn ngào khi nhận được điện thoại của bác sĩ.

Vợ chồng chị từ Quảng Bình vào Bình Thuận tha hương suốt 14 năm qua. Minh Anh là con gái thứ 3 của anh chị. Năm 2009, chị đã ngất xỉu khi chứng kiến hình hài không trọn vẹn khi mới lọt lòng của bé. Cả hai bàn tay và hai chân của bé đều dị tật rất nặng, hầu như không có ngón. Bé còn bị đa dị tật, hở hàm ếch, mắt lồi to. Sau này khi con đã bắt đầu hiểu chuyện, nhiều lần chị Loan phải quặn thắt vì bé Minh Anh khóc hỏi mẹ: “Sao mẹ không lấy dao mổ tay chân cho con hết bệnh đi hả mẹ?”.

Minh Anh được mẹ cho đi học. Em háo hức đến trường và cố gắng rất nhiều vì sợ không được nhận vào lớp. Để có thể viết được, bé phải kẹp bút vào các kẽ hở bàn tay, có lúc mồ hôi túa ra đầm đìa nhưng không bỏ cuộc. Thấy con như vậy, chị Loan tìm đến bác sĩ Xuân Anh chỉ với mong muốn mổ 1 tay để bé có thể cầm viết: “Khi bác sĩ nói có thể phẫu thuật cho bé, tôi và bé mừng lắm. Nhưng lại vô cùng lo lắng vì không đủ tiền phẫu thuật cho con, vợ chồng tôi ráng về làm lụng, dành dụm, định khi nào đủ tiền mới quay lại tìm bác sĩ. Không ngờ vài tháng sau, bác sĩ lại chủ động liên lạc trước” - chị Loan bộc bạch.

Không để cho bé Minh Anh đợi lâu, 1 tuần sau khi liên lạc được với gia đình, được bạn bè, nhà hảo tâm giúp đỡ, bác sĩ Xuân Anh đã thực hiện ca phẫu thuật cho bé. Các bác sĩ tách ngón cái và ngón út hai bàn tay của bé. Ca phẫu thuật kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ thành công. 4 tuần sau ca phẫu thuật, Minh Anh đã viết lời cảm ơn gửi bác sĩ Xuân Anh bằng chính đôi tay vừa mới phẫu thuật.

Người kết nối lòng nhân

Giải thích cho tất cả những việc mình đang làm, bác sĩ Xuân Anh nói ngắn gọn: “Vì mình chịu không nổi”. Trước đây, anh có thời gian làm 10 năm cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM. Sau, anh ra làm cho bệnh viện tư nhân. Có những bệnh nhân điều kiện khó khăn “cực chẳng đã”, chạy chữa nhiều bệnh viện không khỏi nên mới phải tìm đến bệnh viện tư: “Nhiều bệnh nhân khi nghe báo chi phí phẫu thuật, tủi thân, nước mắt rưng rưng. Mình thấy vậy thì… chịu không nổi. Rõ ràng, mình đủ khả năng chuyên môn, chẳng lẽ chỉ vì tiền mà để bệnh nhân bỏ cuộc”. Nghĩ vậy, anh vận động bạn bè và những người thân thiết “chung tiền” giúp bệnh nhân của mình. Một ca, rồi thêm ca nữa, lại thêm nữa: “Mình cũng không nghĩ mình sẽ mổ được nhiều ca từ thiện như thế. Nhưng bệnh nhân cứ tìm đến, từ chối không đành, nên cứ xoay xở và lại đủ tiền”.

              

Bé Minh Anh viết tặng bác sĩ sau khi được phẫu thuật tách ngón tay. Ảnh: BS Xuân Anh

Những bức tranh trên giấy ô ly học sinh, những dòng chữ cảm ơn còn nguệch ngoạc được viết từ những đôi tay mới phẫu thuật xong… là những món quà bác sĩ Xuân Anh nhận được từ những bệnh nhân của mình. Bác sĩ Xuân Anh cũng trổ tài họa sĩ, vẽ lên lớp băng trắng trên tay, chân các bé những hình ảnh “thỏa theo yêu cầu” - bông hoa, siêu nhân, ông mặt trời… Nhiều em bé có tâm lý nặng nề sau ca phẫu thuật, rất sợ băng bó, được bác sĩ “trang trí” lên lớp băng trắng, bé thích thú, đến lúc tay lành vẫn không chịu tháo băng.

Nhiều bệnh nhân, thân nhân gọi đùa bác sĩ Xuân Anh là “soái ca”, có người mê phim Hàn còn phong cho anh là “hậu duệ mặt trời”. Anh suốt ngày trong phòng mổ, mới đầu cũng chẳng hiểu soái ca và hậu duệ mặt trời có nghĩa là gì. Sau này hiểu, anh mới bật cười, chẳng biết nói sao.

“Nói thế thì xã hội còn nhiều soái ca lắm. Không có họ, một mình bác sĩ chẳng giúp được nhiều bệnh nhân”. Bác sĩ Xuân Anh kể về những điều dưỡng đều đặn tháng nào cũng trích ra vài trăm ngàn tiền lương. Những chị công nhân biết đến bác sĩ cũng gửi giúp ít tiền. Bệnh nhân có điều kiện ủng hộ cho bệnh nhân nghèo hơn… Của ít lòng nhiều, họ âm thầm gửi tiền và ghi chú “xin được giấu tên”.

“Dạo này, người ta có vẻ lung lay về lòng tốt. Nhiều người cứ nghĩ xã hội đang dửng dưng với nhau. Nhưng từ những bệnh nhân đã gặp, mình không nghĩ vậy, chỉ là cuộc sống xô bồ và lòng tốt bị khuất lấp đi đôi chút thôi” - bác sĩ Xuân Anh cứ một mực khẳng định như thế.

KHƯƠNG QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Làng biển chịu ơn ông nhiều lắm

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN |

“Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Cho dân đất, cát làm nhà, làm sân, rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Trần Thị Mỹ nói về người hàng xóm Trần Văn Lênh (66 tuổi, xóm 2, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.

“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà Nội

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Mặc dù đã bị liệt vào danh mục các chất ma túy và bị cấm mua bán, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tại khu vực Hà Nội, “cỏ Mỹ” vẫn đang được bày bán tương đối công khai trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Làng biển chịu ơn ông nhiều lắm

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN |

“Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Cho dân đất, cát làm nhà, làm sân, rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Trần Thị Mỹ nói về người hàng xóm Trần Văn Lênh (66 tuổi, xóm 2, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

Gian nan cuộc chiến chống “bảo kê” máy gặt lúa

QUANG ĐẠI |

Tình trạng côn đồ lộng hành, “bảo kê” máy gặt lúa nhằm thu lợi bất chính, thực chất là “móc túi” người nông dân, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau vẻ yên bình của nông thôn, đang tồn tại những thế lực ngầm đen tối, thách thức cơ quan chức năng.

“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà Nội

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Mặc dù đã bị liệt vào danh mục các chất ma túy và bị cấm mua bán, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tại khu vực Hà Nội, “cỏ Mỹ” vẫn đang được bày bán tương đối công khai trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.