Giấc mơ về chiếc trực thăng “made in Viet Nam” của kỹ sư Bùi Hiển

Trường Sơn |

Giữa tháng 9 vừa qua, hình ảnh kỹ sư Bùi Hiển (SN 1954, chủ garage ô tô Bùi Hiển ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) điều khiển chiếc máy bay trực thăng tên “Giấc Mơ” bay lượn trên không trung được công bố khiến nhiều người không khỏi vui mừng. Nhưng ít ai biết, để có được thành công bước đầu này, ông đã trải qua 6 năm trời mày mò nghiên cứu chế tạo ra hai phiên bản trực thăng.
Ước mơ cháy bỏng của ông kỹ sư tuổi lục tuần
Người ta hay gọi ông là “kỹ sư Bùi Hiển” nhưng tên thật của ông là Nguyễn Bùi Hiển. Tuy đã bước qua tuổi 60, mái tóc đã điểm hoa râm nhưng niềm đam mê nghiên cứu máy móc trong ông vẫn hừng hực như tuổi đôi mươi. Ông kể, thời gian trước ông tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. Giải ngũ, ông về làm công nhân cơ khí cho một lâm trường cao su ở Bình Dương. Tiếp xúc với máy móc, xe cộ, ông mê mẩn lúc nào không hay. Đến những năm 2000, ông về mở xưởng sửa chữa ôtô mang tên Bùi Hiển, ven QL 13 (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
Lập nghiệp với số vốn ít ỏi nhưng vài năm sau thì hầu hết các chủ xe ở Bình Dương đều biết tên ông bởi garage của ông có thể sửa chữa được bất kỳ loại xe gì. Thậm chí, có những chiếc xe bị các xưởng khác bó tay, khi mang đến xưởng của ông thì được “cứu sống” ngoạn mục. Ông nói, để làm được điều đó, ông chẳng có bí quyết gì ngoài đam mê nghiên cứu, mày mò, quyết sửa cho kỳ được để chiếc xe được trở về với chức năng của nó. Hàng chục năm lăn lộn với nghề, ông đã tự tay sửa hàng nghìn chiếc ôtô, trong đó có nhiều xe, máy đặc chủng. Hai người con trai nối nghiệp cha, tốt nghiệp đại học ở Sài Gòn trở về phụ giúp. Thấy hai con có thể đảm đương được công việc, ông chủ động bàn giao lại toàn bộ cơ ngơi.
Thời gian đó, ông có tham gia vào câu lạc bộ máy bay mô hình. Vốn đam mê máy móc, lại gặp những người có cùng sở thích, ông bắt tay chế tạo nhiều mẫu máy bay cỡ nhỏ. Minh chứng cho đam mê đó là chiếc trực thăng mô hình mà ông vẫn giữ lại trên bàn làm việc đến tận bây giờ. Nói về chiếc máy bay đầu tay của mình, ông cho biết động cơ của nó làm bằng... máy cưa tay. Giới làm máy bay mô hình ngả mũ phục ông bởi ông đa phần họ phải nhập động cơ từ nước ngoài nhưng ông lại biến động cơ chiếc máy cưa thành động cơ của máy bay. Chơi máy bay mô hình một thời gian, ông mày mò cách chế tạo trực thăng “thứ thiệt”. Bước vào công việc đòi hỏi rất nhiều thách thức này, ông phải đổ ra rất nhiều tiền của để theo đuổi.
Chiếc “Giấc Mơ” được ông Hiển lái cất cánh cách mặt đất khoảng 2m trong lần bay thử đầu tháng 9. 
Hai lần mày mò chế tạo trực thăng
Vốn có thành công bước đầu bởi chiếc trực thăng mô hình hoạt động tốt, ông tự thiết kế mẫu máy bay trực thăng hạng nhẹ phục vụ trong nông nghiệp từ năm 2011. Sau hai năm vừa tham khảo tài liệu, vừa ứng dụng những kiến thức có được, ông đã cho ra đời chiếc trực thăng đầu tiên từ động cơ của một chiếc môtô nước.  “Ban đầu, do chưa thể nắm bắt hết kỹ thuật chế tạo nên tôi chọn mẫu dễ nhất để làm – đó là trực thăng hai tầng cánh đồng trục. Lợi thế của mẫu trực thăng này là không cần cánh đuôi vì khi hai cánh quạt xoay ngược với nhau sẽ triệt tiêu mômen xoắn, máy bay tự cân bằng khi bay lượn” – ông kể. Bay thử, ông thấy sản phẩm của mình còn khá thô sơ, chưa thật sự an toàn nên tìm cách cải tiến. “Cánh quạt của trực thăng hai tầng cánh rất phức tạp, tôi phải liên tục thay đổi thiết kế và chất liệu. Ban đầu tôi làm cánh quạt bằng sợi thủy tinh, sau đó chuyển sang nhôm, nhưng sau đó phải thay bằng inox. Khi đã chế tạo xong cánh thì gặp vấn đề về động cơ khi bay chừng vài chục phút là máy nóng lên, buộc phải tắt để đảm bảo an toàn. Thấy chiếc này chưa đạt yêu cầu, tôi bỏ vào kho, chế chiếc khác theo kiểu trực thăng có cánh đuôi” – ông thổ lộ.
Sau khi đã tiêu tốn hơn 200 triệu đồng vào mẫu trực thăng đồng trục, ông bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về trực thăng có người lái một tầng cánh. Khó khăn lớn nhất của ông là hầu như không có tài liệu nghiên cứu nào về trực thăng bằng tiếng Việt, tất cả đều bằng tiếng Anh trên các trang web nước ngoài. Thế là, ông lại tự học tiếng Anh chuyên ngành để đọc, hiểu và làm theo hướng dẫn. Do không thể mua được trong nước nên ông phải tự chế đến 70% phụ tùng cho chiếc trực thăng mới này. Khung sườn, cabin ông gò bằng nhôm, đuôi ông làm bằng inox, động cơ được nâng công suất lên 170 mã lực và cánh tất nhiên cũng bằng inox – thứ ông cho là tốt nhất, dễ làm nhất trong khả năng của mình. Cũng trải qua hơn 2 năm trời vừa làm vừa học, chiếc trực thăng có chiều dài hơn 8 mét, tải trọng hơn 500kg tính cả người được ra đời.
Mang vào xưởng bay thử, ông vẫn gặp vấn đề về động cơ và độ ổn định. Lại mất gần 1 năm tìm hiểu, ông phát hiện ra chất liệu làm cánh vẫn chưa phải tối ưu và dây cuaroa dùng cho ôtô không thể đáp ứng được với số vòng quay lớn của động cơ. Liên lạc khắp nơi, cuối cùng ông đã tìm được một công ty Đài Loan có nhà máy tại Bình Dương để thuyết phục họ làm  cánh chính và cánh đuôi bằng hợp kim cho chiếc trực thăng. Vấn đề về động cơ cũng được ông khắc phục khi nhập được bộ giảm tốc từ nước ngoài với giá hơn 100 triệu đồng để thay thế cho dây cuaroa.
Máy bay đã xong rồi, nhưng bay như thế nào, ai là người bay lại đặt ra với ông như một sự thách thức cho giấc mơ của mình. Như lần bay thử trên chiếc cũ, ông tập từ từ. Ban đầu chỉ bay treo hoặc là là sát mặt đất để làm quen. Sau vài chục phút bay thật vào ban ngày, đêm về ông tập bay bằng phần mềm mô phỏng trên máy tính. Cứ thế, ông trở thành “phi công” lúc nào không hay. Sau hơn 3 tháng tập bay, ông đã điều khiển thuần thục chiếc trực thăng có tên “Giấc Mơ” của mình trên bãi đất trống. “Giờ thì nó đã bay ổn rồi. Có lúc lên cao được 2 mét, vận tốc cũng được 50km/h. Từ ngày thay cánh và đĩa giảm tốc, tôi bay thấy mượt mà, tới lui, lên xuống cũng ổn định hơn, không còn rung lắc như phía trước nữa” – ông khoe. Ông Hiển cho biết, theo lý thuyết, chiếc “Giấc Mơ” có thể tải được hơn 500kg, tốc độ bay tối đa có thể đạt 200km/h.
Sang Mỹ mua động cơ để cho ra đời hàng loạt trực thăng “Giấc Mơ”
Dù chiếc “Giấc Mơ” đã bay được nhưng vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà chức trách nên ông Bùi Hiển (Dĩ An, Bình Dương) qua Mỹ để mua tổng thành, máy móc và các chi tiết quan trọng có giấy tờ rõ ràng nhằm hoàn thiện chiếc trực thăng Giấc Mơ. Cuối tháng 9 vừa rồi, đoàn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đến thăm, động viên và cung cấp một số tài liệu để ông hoàn thiện các thủ tục xin phép cho trực thăng cất cánh. Ông Hiển cho biết, Sở KHCN tỉnh Bình Dương đã động viên ông rất nhiều và cho rằng ông có thể đăng ký đề tài chế tạo trực thăng lên Bộ KHCN. Ngoài ra, đoàn của Sở cũng mong muốn ông phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện sản phẩm độc đáo này. Ông Hiển cho hay, do động cơ công suất 170 mã lực mà ông mua từ Mỹ về lắp vào chiếc “Giấc Mơ” không có giấy chứng nhận chất lượng (ông không lấy về) nên chưa đủ điều kiện để các cơ quan chức năng cấp phép bay thử. Để khắc phục vấn đề, lần sang Mỹ này ông sẽ mua nhiều tổng thành  tương tự cùng các chi tiết quan trọng như động cơ, bộ giảm tốc, đĩa điều khiển bay để chuẩn bị cho loạt trực thăng chuẩn bị sản xuất…và quan trọng nhất là ông sẽ lấy giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của các chi tiết này để được cấp phép bay thử khi sản phẩm hoàn thành. Khi trực thăng được bay thử nghiệm thành công, ông sẽ sản xuất ra những trực thăng theo đúng tiêu chuẩn để phục vụ trong nông, lâm nghiệp.  
Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.