“Súng, vi trùng và thép” là một cuốn sách có vai trò khai phá

Nghiêm Diệu Linh (thực hiện) |

“Súng, vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loài người” là cuốn sách nổi tiếng nhất của Jared Diamond, được xuất bản lần đầu vào năm 1997. Đến nay, sách đã bán được hàng triệu bản trên thế giới với vô vàn lời ca ngợi từ bạn đọc và các nhà nghiên cứu, là nguồn cảm hứng để tác giả Yuval Harari viết nên tác phẩm nổi tiếng “Sapiens: Lược sử loài người”.

Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, “Súng, vi trùng và thép” đã xuất sắc là một trong 2 giải A thuộc giải thưởng Sách Quốc gia 2021. Lao Động Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng - người chuyển ngữ cuốn sách cách đây 14 năm về chủ đề này.

Khai phá sẽ không lỗi thời

Cơ duyên nào khiến anh dịch cuốn “Súng, vi trùng và thép”? Anh có cảm giác gì khi dịch xong dòng cuối cùng và thấy sách bầy trên kệ?

- Tôi nhận dịch “Súng, vi trùng và thép” vào khoảng năm 2005 hoặc 2006, tôi không nhớ chính xác. Hồi đó, nhà xuất bản Tri Thức mới thành lập chưa lâu; tôi cùng vài người bạn thân nằm trong số những cộng tác viên “thời đầu” của Tri Thức, và việc dịch cuốn này đến một cách hoàn toàn tự nhiên. Tôi không nhớ lắm cảm giác của mình khi thấy cuốn sách được ấn hành lần đầu; hẳn là vui, dĩ nhiên, chỉ là tại thời điểm đó bản thân tôi cũng như mọi người hẳn không ai nghĩ nó sẽ tiếp tục được nhiều người đọc như vậy đến tận bây giờ.

Điều gì khiến anh hài lòng nhất và điều gì khiến anh còn chưa vừa ý về cuốn sách?

- Hẳn tôi có thể hài lòng rằng, trong giai đoạn dịch cuốn sách, tôi đã cất công tra cứu tất cả những gì có thể để đảm bảo việc chuyển ngữ tốt nhất. Nay nhìn lại, tôi thấy một vài chỗ đây đó lẽ ra có thể làm tốt hơn, nếu muốn cầu toàn. Mặt khác, tôi và những người làm sách chắc chắn sẽ sẵn sàng lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng của người đọc.

Vừa qua, tác phẩm “Súng, vi trùng và thép” được trao giải A Giải thưởng Sách quốc gia 2021. Có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm này đã hiện diện ở Việt Nam rất lâu rồi nhưng giờ mới được trao giải. Vậy cả năm qua các Nhà xuất bản khác không có cuốn sách nào hay hơn sao?”. Anh nghĩ sao về điều này? 

- Theo tôi biết, các đầu sách được chọn xét giải đều được các đơn vị xuất bản “tiến cử” cho ban chấm giải. Chắc chắn các đơn vị xuất bản cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định tiến cử hai, ba đầu sách nhất định chứ không phải bất cứ đầu sách nào. “Súng, vi trùng và thép” - một đầu sách đã tái bản nhiều lần mà vẫn tiếp tục bán chạy - đã được Omega Plus chọn hẳn không phải là không có lý do. Một cuốn sách thực sự hay và có giá trị, như cuốn này, thì không nhanh chóng “lỗi thời” như vậy.

Anh có mến mộ tác giả Jared Diamond không? Nếu được gặp Jared Diamond, anh sẽ hỏi ông ấy điều gì?

- Jared Diamond là một học giả có sức làm việc đáng nể và có tinh thần quả cảm. Nếu gặp ông, chắc tôi sẽ không hỏi gì; nghe ông nói (trả lời câu hỏi của người khác) hay hơn.

Theo anh nội dung cuốn sách có còn thiết thực với hiện nay không? Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hiện tại?

- Theo tôi, “Súng, vi trùng và thép” là một cuốn sách có vai trò “khai phá” (ground-breaking) một hướng tiếp cận mới trong việc nhìn nhận và lý giải quá trình phát triển của các xã hội loài người. Như tôi đã nói ở trên, một tác phẩm có tính khai phá thì sẽ không “lỗi thời” - nó nằm đằng sau chúng ta, vậy không có nghĩa rằng trong khi chúng ta tiếp tục tiến tới về mặt kiến thức thì nó thôi không còn giá trị. Điều cần thiết, các thế hệ sau sẽ dần dần bổ khuyết và kiện toàn giả thuyết của tác giả.

Anh có muốn chia sẻ điều gì đến độc giả yêu thích “Súng, vi trùng và thép” và cả những độc giả chưa có cơ hội đọc sách?

- Nếu có một lời khuyên cho độc giả, tôi khuyên các bạn hãy đọc kỹ, nghiền ngẫm các vấn đề tác giả Jared Diamond đã đặt ra và liên hệ nó với những cuốn sách khác mà chúng ta đã biết. Việc tìm hiểu những luồng ý kiến phản biện đối với “Súng, vi trùng và thép” là hết sức cần thiết để chúng ta có một “sở đắc” riêng cho mình. Sách hay thì có rất nhiều nhưng điều quan trọng là cái mà chúng ta thu thập được sau khi đọc cuốn sách đó. Chúc các bạn có một “sở đắc” đáng giá sau khi đọc “Súng, vi trùng và thép”.

Sắp tới, Omega Plus sẽ phát hành “Súng, vi trùng và thép” phiên bản kỉ niệm đặc biệt với tên gọi: COVID EDITION. Anh có nhận xét gì về phiên bản này?

- Tôi chưa nhìn thấy cuốn sách nên không thể lạm bàn, tuy nhiên tôi vui vì cuốn sách sẽ đến được đông đảo người đọc nhiều hơn qua một phiên bản hứa hẹn là sẽ bề thế và trang nhã như vậy.

Dịch giả chỉ đóng vai trò khiêm nhường

Anh nổi tiếng với những tác phẩm dịch về chủ đề văn chương như “Biên niên ký chim vặn dây cót”, “Xứ cát”, “Mãi đừng xa tôi” và chủ đề phi hư cấu như “Súng, vi trùng và thép”. Tại sao anh có thể tìm được cảm hứng dịch thuật đối với nhiều tác phẩm thuộc thể loại khác nhau như thế? 

- Tôi không chỉ quan tâm đến văn chương mà còn đọc nhiều sách phi hư cấu, vì tôi biết một nền tảng kiến thức rộng và sâu là cần thiết như thế nào cho người viết văn và không thể thiếu đối với bất cứ ai muốn tự coi mình là một “thức giả”. Tôi đặc biệt hứng thú với lịch sử, vật lý, vũ trụ luận, triết học, tâm lý học, xã hội học. Cho nên, tôi nhận dịch các tác phẩm trên là việc hoàn toàn tự nhiên.

Trong cuộc sống bận rộn, anh dành thời gian để viết và dịch sách như thế nào? Vì ban đầu công việc này hình như không có ai trả lương cho anh cả?

- Dịch thì có chứ, mỗi dự án đều trên cơ sở hợp đồng. Công việc dịch thuật có tạo ra tiền, tuy không nhiều lắm. Viết văn thì đúng là gần như không ra tiền, có khi còn ngược lại, phải bỏ tiền tự in, đấy là chưa kể chi phí bao nhiêu năm trời dành cho giấy, viết, mua sách, cà phê, đi lại, vân vân. Nhưng đã trót sinh ra là người viết văn, anh không thể tránh hay thôi viết văn - cũng như nghệ sĩ hát bội chẳng hạn. Nghề hát bội có khi còn bạc bẽo về tài chính hơn nghề viết văn, nhưng nếu tôi không lầm thì chẳng nghệ sĩ hát bội nào vì nghề không nuôi nổi mình mà bỏ nghề cả - đấy không phải nghề mà là nghiệp, như người ta nói.

Có ý kiến cho rằng khi một tác phẩm dịch hay, bán chạy, người đọc chỉ nhớ tác giả sách, hoặc nhớ quyển ấy từng đoạt giải nào, nội dung có gì đặc biệt..., chứ ít ai nhớ đến dịch giả của cuốn sách. Điều này liệu có bất công đối với những người dịch sách không? 

- Nhìn chung, tôi không thấy có gì bất công. Dịch giả chỉ đóng vai trò khiêm nhường trong thành công của một cuốn sách. Cố nhiên, vai trò dù nhỏ, anh vẫn phải hoàn thành tốt hết mức có thể. Chỉ cần một violon trong bè đệm lạc nhịp hoặc lệch tông là đủ phá hỏng một bản trình tấu giao hưởng dù tất cả những người còn lại chơi hoàn hảo. Dịch giả chỉ cần được nhắc tên một cách vừa phải trên cuốn sách là đủ, và tốt hơn nữa là được đãi ngộ xứng đáng, cố nhiên trong chừng mực khả năng của đơn vị xuất bản.

Anh có thể chia sẻ dự định trong tương lai của mình với độc giả? 

- Nếu không có gì thay đổi, thì sang năm, bản dịch của tôi cho tiểu thuyết “Trinh thám hoang dại” (của Roberto Bolaño, tác giả của “2666”) sẽ được Nhã Nam xuất bản vào năm sau, 2022. Và cũng trong năm 2022, nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ in tiểu thuyết “Cospolist Nổi Loạn” (khá dày) của mình, sau mười mấy năm miệt mài viết và sửa, và/hoặc một cuốn tiểu thuyết khác, tương đối ngắn. Tôi hy vọng người đọc sẽ đón nhận và đồng cảm với nó.

Xin trân trọng cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng

Quê quán: Huế

Tác phẩm đã dịch: “Từ điển Khazar” (Milorad Pavic), “Biên niên ký Chim vặn dây cót” (Haruki Murakami), “Mãi đừng xa tôi” (Kazuo Ishiguro), “Nếu một đêm đông có người lữ khách” (Italo Calvino), “Xứ Cát” (Frank Herbert), “2666” (Roberto Bolaño), “Súng, vi trùng và thép” (Jared Diamond), v.v...

Tác phẩm đã viết: “Baroque và ẩn hoa” (tập truyện), “Những gặp gỡ không thể có” (tập truyện), “Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian” (tiểu thuyết).

Tác phẩm sắp xuất bản: Bản dịch “Trinh thám hoang dại” (Roberto Bolaño) (2022)

Cuốn sách đang đọc: “Baron Wenckheim’s Homecoming” (Laszlo Krasznahorkai), “Drive Your Plow Over the Bones of the Dead” (Olga Tokarczuk).

Giải thưởng:

Giải A Sách Quốc gia cho “Súng, vi trùng và thép” (2021)

Giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Hà Nội cho “2666” (2020)

Giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Hà Nội cho “Biên niên ký Chim vặn dây cót” (2007).


Nghiêm Diệu Linh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Những cuốn sách cổ và chuyện về “Trạng nguyên” của người Thái

Hữu Vi |

Trong các cộng đồng làng bản ở miền núi hiện vẫn còn những cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái, thậm chí là chữ Lào được lưu giữ bởi các bậc cao niên. Tuy nhiên không còn nhiều người còn có thể đọc được những thể chữ viết vốn ít nhiều đã thất truyền.

“Ký ức lịch sử không bao giờ quên”: Một cuốn sách quý giá!

Khánh Phương |

Trước đây, tôi từng có dịp tới thăm Nhà máy Xi măng VICEM Hải Phòng. Ở đó, tôi phần nào nắm được tình hình phát triển của nhà máy qua các thời kỳ, thông qua tham quan Phòng truyền thống, thông qua sách báo như “Ca dao công nhân Xi măng”, “Lịch sử Phong trào công nhân Xi măng Hải Phòng”, “Lịch sử Đảng bộ Nhà máy Xi măng”, “100 năm Xi măng Hải Phòng (1899 - 1999)”... Và gần đây nhất là hiểu thêm về nhà máy qua cuốn sách này.

Gen - cuốn sách loài người

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Gen - lịch sử và tương lai của nhân loại” của Siddhartha Mukherjee dường như được viết nên để trả lời cho câu hỏi: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách "đọc" và "viết" thông tin di truyền?

Cuốn sách dành cho tầng lớp ưu tú 2.500 năm qua

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Đạo đức kinh” là một trong những tác phẩm cổ điển quan trọng nhất lịch sử văn hóa nhân loại. Hàng nghìn năm qua, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu, viết sách bình luận về quyển sách nhỏ này. Hiện nay đã có hơn 60 bản dịch Anh ngữ, hơn 50 bản dịch Pháp ngữ và nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác.

Phát hành cuốn sách “Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục”

Trần Thế Vinh |

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, ETS và NXB Dân Trí vừa ra mắt độc giả cuốn “Những lá thư gửi Tân Bộ trưởng giáo dục”, tập hợp 18 lá thư của các nhà lãnh đạo giáo dục cao cấp (nguyên Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cố vấn cấp cao...) của 18 quốc gia gửi tới những người kế nhiệm.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Những cuốn sách cổ và chuyện về “Trạng nguyên” của người Thái

Hữu Vi |

Trong các cộng đồng làng bản ở miền núi hiện vẫn còn những cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái, thậm chí là chữ Lào được lưu giữ bởi các bậc cao niên. Tuy nhiên không còn nhiều người còn có thể đọc được những thể chữ viết vốn ít nhiều đã thất truyền.

“Ký ức lịch sử không bao giờ quên”: Một cuốn sách quý giá!

Khánh Phương |

Trước đây, tôi từng có dịp tới thăm Nhà máy Xi măng VICEM Hải Phòng. Ở đó, tôi phần nào nắm được tình hình phát triển của nhà máy qua các thời kỳ, thông qua tham quan Phòng truyền thống, thông qua sách báo như “Ca dao công nhân Xi măng”, “Lịch sử Phong trào công nhân Xi măng Hải Phòng”, “Lịch sử Đảng bộ Nhà máy Xi măng”, “100 năm Xi măng Hải Phòng (1899 - 1999)”... Và gần đây nhất là hiểu thêm về nhà máy qua cuốn sách này.

Gen - cuốn sách loài người

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Gen - lịch sử và tương lai của nhân loại” của Siddhartha Mukherjee dường như được viết nên để trả lời cho câu hỏi: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách "đọc" và "viết" thông tin di truyền?

Cuốn sách dành cho tầng lớp ưu tú 2.500 năm qua

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Đạo đức kinh” là một trong những tác phẩm cổ điển quan trọng nhất lịch sử văn hóa nhân loại. Hàng nghìn năm qua, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu, viết sách bình luận về quyển sách nhỏ này. Hiện nay đã có hơn 60 bản dịch Anh ngữ, hơn 50 bản dịch Pháp ngữ và nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác.

Phát hành cuốn sách “Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục”

Trần Thế Vinh |

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, ETS và NXB Dân Trí vừa ra mắt độc giả cuốn “Những lá thư gửi Tân Bộ trưởng giáo dục”, tập hợp 18 lá thư của các nhà lãnh đạo giáo dục cao cấp (nguyên Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cố vấn cấp cao...) của 18 quốc gia gửi tới những người kế nhiệm.