Những cuốn sách cổ và chuyện về “Trạng nguyên” của người Thái

Hữu Vi |

Trong các cộng đồng làng bản ở miền núi hiện vẫn còn những cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái, thậm chí là chữ Lào được lưu giữ bởi các bậc cao niên. Tuy nhiên không còn nhiều người còn có thể đọc được những thể chữ viết vốn ít nhiều đã thất truyền.

Cuốn sách hiếm ở Mường Quàng

Tôi nhận được cuộc gọi từ một cán bộ xã đội Quang Phong (Quế Phong) về một cuốn sách cổ mà gia đình anh đang lưu giữ. Sau những quãng đèo dốc quanh co trên dãy Pù Chông Cha, tôi cũng đến được xã Quang Phong, có tên gọi xa xưa là Mường Quàng. Mường là đơn vị có chút tính chất hành chính dưới thời phong kiến gồm có nhiều bản lân cận tạo thành dưới sự cai quản của một chủ mường. Quàng là tên con sông lớn nhất chảy qua vùng đất. Mường Quàng trước đây trải dài trên cả hai xã Quang Phong và Cắm Muộn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Căn nhà của ông Quang Văn Duyệt nằm bên chân một ngọn núi cao vút thuộc bản Cảo xã Quang Phong. Anh Quang Văng Lương, con trai ông Duyệt cho biết vẫn thường xuyên lên đỉnh núi hái củi. Từ đây có thể nhìn bao quát cả Mường Quàng. Mùa này, những cánh đồng lúa mướt xa tạo nên bức tranh sơn cước tràn đầy sinh khí.

Ông Duyệt năm nay 67 tuổi với năm mặt con đều đã lập gia đình. Trong buổi chiều nắng gắt, ông ngồi trên chiếc ghế ở gian ngoài ngôi nhà sàn và chỉ lặng lẽ đáp lại lời chào của khách ghé thăm. Lương cho biết bố anh là một trong số vài người ở Mường Quàng còn biết đọc và viết chữ Thái cổ. Sau một hồi làm quen, ông tiết lộ bản thân đã đọc hết những truyện thơ của người Thái như Khùn Chương, chuyện Chim yểng. Tất cả đều là những văn bản cổ được chép tay trên thứ giấy mà người bản địa tự chế tạo. Những sách cổ này có tuổi đời dễ chừng đều trên nửa thế kỷ về trước, khi chữ Thái Lai Tay còn rất phổ biến trong cộng đồng. Hiện nay không còn nhiều người giữ được những văn bản cổ này. Cũng may là phần lớn các tác phẩm văn chương dân gian đều đã được sưu tầm và xuất bản bởi những người nghiên cứu văn hóa bản địa.

Ngoài những cuốn sách mượn đọc từ người khác, ông Duyệt còn giữ được cho mình một cuốn sách cổ. Cuốn sách chép tay, hơn 40 trang giấy kích thước 15x30cm. Những trang đầu và cuối sách đã bị rách. Ông Duyệt cho biết sách chữ Thái Lay Tay này là của ông nội truyền lại.

Theo lão nông bản ở bản Cảo thì nộị dung cuốn sách là chuyện dân gian “Trạng nguyên” được truyền tụng từ rất lâu trong cộng đồng người Thái ở Nghệ An. Truyện được thể hiện bằng những câu thơ vốn rất quen thuộc ở cộng đồng người Thái và thường được diễn xướng trong các dịp lễ vui.

Chuyện Trạng nguyên

Theo lời kể của ông Quang Văn Duyệt: Bản nọ có hai mẹ con nghèo khổ vì người cha đã mất. Hai mẹ con dắt nhau xin cơm khắp bàn mường gần xa để sống qua ngày. Lần nọ, hai người dắt nhau vào một nhà giàu. Ban đầu, gia chủ tính đuổi đi nhưng vì chàng trai rất khéo ăn nói nên được mời ăn cơm. Trong nhà có cô con gái xinh đẹp nhưng ốm liệt giường từ lâu. Khi hai mẹ con dời đi, cô gái bỗng ngồi dậy và nằng nặc đòi lấy chàng ăn xin làm chồng. “Không lấy được chàng con thà làm giá chết già/Không lấy con thà vào rừng cho cọp xé xác...” - trước sự kiên quyết của con gái, phú nông nọ bèn gọi về cho làm đám cưới rồi đuổi cả 3 người “Hãy đi cho xa, cho bản mường đừng nhìn thấy mặt.”

Trước khi con gái đi, bà mẹ lén nhét cho một thoi vàng. Cô gái dùng số vàng này nuôi chồng ăn học. Sau 3 năm, anh đi thi, trong khi ngồi ăn, nhờ khôn khéo mà chàng đã đỗ đầu. Từ đó chàng ăn xin được gọi là Trạng nguyên.

Sau khi đỗ, chàng được nhà vua cho đi sứ sang Tàu. khi đi, hai vợ chồng trao đổi cho nhau một chiếc khăn để luôn nhớ về nhau. Tại đây, chàng đã tránh được 2 lần bị quan quân triều đình ám hại nên được vua Tàu rất yêu mến. Vua buộc chàng phải cưới con gái của mình. Sau 3 năm chung sống, chàng trai nhớ vợ ở quê “Quên sao được nghĩa tình chồng vợ/ Quên sao được nghĩa tình nuôi cho ăn học nên người” liền trốn về. Tuy nhiên trong 3 năm qua, ngỡ con rể đã chết nơi đất người, phú nông buộc con gái tái giá. Cô gái không cưỡng lại được lệnh cha nên phải lấy chồng nhưng thề sau khi cưới sẽ trốn vào rừng cho hổ xé xác.

Chàng trai về thấy vợ đang tổ chức đám cưới với người khác thì vô cùng buồn bã. Để thử lòng vợ, chàng giả vờ làm người ăn xin để tiếp cận. Khi đưa thức ăn cho người đến xin, cô gái nhận ra chiếc khăn của chồng nên cầm lấy đưa lên hít, ngửi. Chàng trai nhận ra vợ mình bị ép phải tái giá, đã cho quân lính giải cứu.

Trong khi đó, cô gái con vua nước Tàu cũng vô cùng nhớ thương chồng đã vượt biển đi tìm nhưng lạc lên một hoang đảo. Một lần đi chơi biển, chàng trai gặp bão và đã dạt vào đúng nơi cô gái người Tàu đang sinh sống. Chàng trai đưa cô vợ trở về cùng chung sống dưới một mái nhà.

Cuốn sách cổ được lưu giữ trong một gia đình ở Kỳ Sơn - Nghệ An. Ảnh: HV
Cuốn sách cổ được lưu giữ trong một gia đình ở Kỳ Sơn - Nghệ An. Ảnh: HV

Những phiên bản khác 

Theo ông Duyệt, trong truyện, chàng trai sau đó được bổ nhiệm làm quan và đã giúp người dân xử nhiều kỳ án hóc búa. Câu chuyện có một số tích giống với Trạng Quỳnh của người Việt.

Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, cộng đồng người Thái ở huyện Tương Dương cũng cũng có một câu chuyện khác gọi là “Chàng Nghiên” (Trạng nguyên). Truyện kể về một con chim yểng thông thái. Trong truyện chim yểng đã tham gia một kỳ thi và đỗ trạng nguyên. Sau đó chú chim còn sang nước Tàu thi tài văn chương và đã thắng tất cả các thí sinh khác.

Những cuốn sách cổ bằng chữ Thái thậm chí là chữ Lào cổ vẫn còn được nhiều người cất giữ trong nhà và xem như báu vật. Trong một chuyến đi trước đây, chúng tôi từng gặp một cụ ông đã ngoái 80 tuổi ở bản Kèo Lực 1, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang sở hữu một cuốn sách cổ viết trên lá cây. Sách có bìa bằng gỗ, chạm trổ hoa văn đã lên nước bóng loáng. Cuốn sách đặc biệt này có ruột sách gồm 88 trang kết bằng lá cây ghi chi chít một hệ chữ trong tiếng Lào. Cuốn sách đặc biệt này dài gần 30cm.

Theo ông Coóng thì cuốn sách viết bằng tiếng Lào. Hệ chữ hiện không còn phổ biến ngay cả với người Lào. Trước đây nó chủ yếu được dùng dưới thời vương quốc Luang Phabang, có khác biệt so với chữ Lào hiện đại.

Ông Coóng cho biết bản thân từng được học về hệ chữ Lào cổ và có thể đọc nội dung trong sách. Sách ghi sự tích về Thạo Nhi, một nhân vật anh hùng trong cổ tích dân gian của người Lào.

Sự tích kể rằng Thạo Nhi có một mơ ước quái dị muốn có người nướng một cục xôi lớn bằng mảnh ruộng cho mình chỉ việc nằm mà ngấu nghiến ăn. Anh bị cha mẹ đánh đuổi vì cho là điên rồ, vì cho rằng con mình lớn lên sẽ thành ác đạo. Chỉ có ông bác là nhận nuôi vì nghĩ Thạo Nhi là người có chí lớn. Ông bác còn trao cho anh con trâu bằng bạc, trâu phóng uế ra phân bằng bạc.

Anh nghe tin ở mường nọ có con gà trống có tiếng gáy vang như sấm. Đôi cánh vỗ làm nên vũ bão. Mỗi khi gà gáy là trời liền đổ mưa vàng nên cư dân ở đó giàu có khôn kể. Bằng tài năng của mình, Thạo Nhi đã chiếm được con gà vàng. Có cả trâu bạc và gà vàng, anh được suy tôn làm vua. Sau khi chinh phục được 8 người đẹp ở khắp các mường và cưới làm vợ, Thạo Nhi liền trở về báo hiếu ông bác, người đã nuôi dưỡng mình, lại còn ban cho con trâu bằng bạc

Theo ông Coóng thì cuốn sách được truyền từ thân phụ của ông, một người có gốc gác từ Lào. Người cha sau đó truyền lại cho anh của ông Coóng đã sống gần trăm tuổi. Cách đây ít lâu, người anh truyền lại cho ông để cất giữ như là một vật gia bảo của dòng họ.

Hữu Vi
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo lễ cúng thần cây của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Hàng trăm hộ dân ở bản Bua, xã Châu Tiến (Quỳ Châu – Nghệ An) thực hiện một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm của mình gọi là “pủ xừa” – thần linh cai quản áo và cũng là linh hồn mỗi người.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La

Đỗ Quang Tuấn Hoàng |

Từ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Trong các cộng đồng người Thái ở Con Cuông (Nghệ An), Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) là một dịp vui trong năm. Đó cũng là một ngày để gợi nhớ công ơn tổ tiên và cho họ hàng sum họp. Ngày này, bà con còn vào rừng hái thuốc nam.

Nhiều sách cổ, sách hiếm được trưng bày tại "Một nét văn hoá Hà Nội"

Hoài Thương |

Để chào mừng ngày sách Việt Nam, Khu Văn hóa Hồ Văn – Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức sự kiện văn hóa “Một nét văn hóa Hà Nội”. Bên cạnh việc tái hiện một không gian Hà Nội xưa, nhiều cuốn sách cổ, sách quý cũng được trưng bày.

Con trâu trong đời sống và tâm thức của người Thái mường Trịnh Vạn

TS Hoàng Minh Tường - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa |

Đồng bào Thái mường Trịnh Vạn xưa, nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cũng như những cư dân canh tác lúa nước, từ bao đời nay rất coi trọng con trâu. Con trâu không chỉ là “đầu cơ nghiệp” trong sản xuất, làm ra của cải vật chất để nuôi sống chính họ và cộng đồng, mà con trâu còn có hồn vía và là phẩm vật quý giá để dâng cúng các vị thần linh, như là sự trả ơn của con người đối với các đấng bề trên đã cho họ sức khỏe, giúp mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ, vật nuôi sinh đàn, sinh lũ.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Độc đáo lễ cúng thần cây của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Hàng trăm hộ dân ở bản Bua, xã Châu Tiến (Quỳ Châu – Nghệ An) thực hiện một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm của mình gọi là “pủ xừa” – thần linh cai quản áo và cũng là linh hồn mỗi người.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La

Đỗ Quang Tuấn Hoàng |

Từ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An

HỮU VI |

Trong các cộng đồng người Thái ở Con Cuông (Nghệ An), Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) là một dịp vui trong năm. Đó cũng là một ngày để gợi nhớ công ơn tổ tiên và cho họ hàng sum họp. Ngày này, bà con còn vào rừng hái thuốc nam.

Nhiều sách cổ, sách hiếm được trưng bày tại "Một nét văn hoá Hà Nội"

Hoài Thương |

Để chào mừng ngày sách Việt Nam, Khu Văn hóa Hồ Văn – Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức sự kiện văn hóa “Một nét văn hóa Hà Nội”. Bên cạnh việc tái hiện một không gian Hà Nội xưa, nhiều cuốn sách cổ, sách quý cũng được trưng bày.

Con trâu trong đời sống và tâm thức của người Thái mường Trịnh Vạn

TS Hoàng Minh Tường - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa |

Đồng bào Thái mường Trịnh Vạn xưa, nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cũng như những cư dân canh tác lúa nước, từ bao đời nay rất coi trọng con trâu. Con trâu không chỉ là “đầu cơ nghiệp” trong sản xuất, làm ra của cải vật chất để nuôi sống chính họ và cộng đồng, mà con trâu còn có hồn vía và là phẩm vật quý giá để dâng cúng các vị thần linh, như là sự trả ơn của con người đối với các đấng bề trên đã cho họ sức khỏe, giúp mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ, vật nuôi sinh đàn, sinh lũ.