Nỗi niềm phía sau bức màn nhung

Việt Phong |

Suốt hành trình gần nửa thế kỷ làm nghề, NSƯT Linh Hiền vẫn luôn miệt mài để “giữ hồn” cho loại hình nghệ thuật hát bội. Không chỉ là nghệ sĩ thành danh, Linh Hiền còn góp phần thắp lên ngọn lửa để nghệ thuật hát bội không bị mai một theo năm tháng.

Trong cuộc trò chuyện riêng với phóng viên Báo Lao Động, nghệ sĩ Linh Hiền trải lòng về nghề và những trăn trở về bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời đang có nguy cơ mai một. Nam nghệ sĩ gạo cội cho biết với ông, hát bội là cái hồn, cái "nghiệp" mà ông tình nguyện theo đuổi, đam mê suốt cả cuộc đời mình.

Nặng nợ với nghiệp hát bội

NSƯT Linh Hiền là thế hệ thứ 4 trong một gia đình có truyền thống theo nghề hát bội. Ông cố làm bầu hát ở Tây Ninh; ông nội là nghệ sĩ hát bội lừng danh Minh Tốt; còn ba ông là NSƯT Công Khanh. Vậy nên, nghệ sĩ Linh Hiền được gia đình đào tạo từ nhỏ và sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật: “Vì có sẵn nghề trong máu, tôi được đứng biểu diễn từ năm 8 tuổi. Lên sân khấu, bà nội nhắc tuồng bằng cách... nhéo vào người là những bài học đầu đời dẫn tôi vào nghề không thể nào quên”, ông chia sẻ.

Đến năm 14 tuổi, Linh Hiền được gia đình cho theo học lớp hát bội của các nghệ sĩ có tên tuổi như: Đinh Bằng Phi, Thành Tôn, Châu Kỷ, Năm Đồ... Từ đây, ông bắt đầu tỏa sáng với nhiều vai diễn lớn như: Trịnh Ấn (Nữ tướng Đào Tam Xuân), Tiết Quỳ (Tiết giao đoạt ngọc), Lôi Lã Hổ (Ngũ biến báo phu cừu)...

Khoảng thời gian đó, nghệ sĩ Linh Hiền bất ngờ quyết định chuyển hướng sang cải lương. Là một “tay ngang” nhưng với khả năng diễn xuất đa dạng, ông vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao và nhiều đoàn cải lương nổi tiếng mời cộng tác. Thế nhưng, ánh hào quang của sân khấu cải lương vẫn không ngăn nổi Linh Hiền nhớ về “nghiệp tổ”. 10 năm sau, ông quyết định quay trở lại hát bội dù biết chặng đường tiếp theo sẽ gặp nhiều chông gai.

“Khi đi theo hát bội, tôi đã xác định khán giả của mình sẽ không thể nhiều bằng cải lương, điện ảnh hay ca nhạc được. Tuy nhiên, kiếp cầm ca đã trót trao duyên cho hát bội rồi thì phải cố gắng theo thôi. Tôi cảm ơn tổ nghề đã cho mình cái duyên sân khấu và sức khỏe để tiếp tục cống hiến một cách trọn vẹn”, nghệ sĩ gạo cội bày tỏ.

Dẫu biết hát bội sẽ thiệt thòi hơn những bộ môn nghệ thuật khác, trong đó có cải lương, tuy nhiên lỡ yêu, lỡ gắn duyên với hát bội, nam nghệ sĩ chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi chọn nghề này.

Nghệ sĩ Linh Hiền là một tên tuổi gạo cội của nghệ thuật hát bội. Ảnh: NSCC
Nghệ sĩ Linh Hiền là một tên tuổi gạo cội của nghệ thuật hát bội. Ảnh: NSCC

Tình yêu của khán giả là quan trọng nhất

Suốt hành trình “về nguồn”, nghệ sĩ Linh Hiền luôn tự giác rèn luyện để nâng cao trình độ, đồng thời tham gia các vở diễn tại Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM. Chính nhờ nỗ lực và khát khao cống hiến, ông liên tục gặt hái được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ.

Năm 1995, nghệ sĩ Linh Hiền đoạt huy chương bạc tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp (vở Chất ngọc không tan); huy chương bạc hội diễn sân khấu ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1999-2000 (vở Tiếng hát nàng Huyền Cơ); huy chương vàng hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2005 (vở Lửa thiêng). Ông vinh dự được tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2007.

Ông còn đoạt giải A diễn viên xuất sắc năm 2012 (vở Đại La Thành); huy chương vàng liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018 (vở Lê Công kỳ án); huy chương bạc liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2019 (vở Vụ án Lệ Chi Viên)....

Trong suy nghĩ của NSƯT Linh Hiền, danh hiệu là một phần thưởng xứng đáng cho những cống hiến của người nghệ sĩ. Tuy nhiên niềm đam mê và tình cảm của khán giả mới là lí do mà ông cố gắng để tận ngày hôm nay: “Tôi luôn tâm niệm phải làm sao hát cho hay, cho rõ lời để tri ân những tình cảm mà khán giả đã dành cho hát bội”, Linh Hiền cho hay.

Nghệ sĩ Linh Hiền xúc động trải lòng rằng với những nghệ sĩ theo nghề lâu năm như ông nói "không thích danh hiệu là nói dối" tuy nhiên nó không toàn là cái đích đến của ông. Bản thân nam nghệ sĩ mong mỏi được sống trong lòng khán giả, được khán giả yêu mến và trân trọng bộ môn này hơn hết thảy.

Có thể nói, trong các ngành nghề truyền thống, hát bội được xem là bộ môn đặc biệt, bởi nó không chỉ đòi hỏi kỹ thuật của người biểu diễn mà còn tiêu tốn thời gian cho nhiều khâu khác như phục trang, trang điểm, thần thái và đặc biệt là làn hơi khi biểu diễn trên sân khấu. Đã từng rất nhiều người theo đuổi bộ môn này đứt gánh giữa chừng vì sự khó khăn, vất vả của nó. Nhưng đối với nghệ sĩ Linh Hiền, ông không chọn nghề mà chính nghề hát bội đã chọn ông.

Một bộ môn đang dần mai một

Là một nghệ sĩ đã đứng sân khấu gần nửa thế kỷ cùng hát bội, nghệ sĩ Linh Hiền cũng phải thừa nhận bộ môn nghệ thuật tuồng cổ này đang dần mai một. Theo ông, hát bội là loại hình nghệ thuật đặc biệt và chỉ những khán giả thật sự tìm hiểu kỹ mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó.

Trên sân khấu, khán giả được nhìn thấy vua chúa, quan quân uy nghi, oai vệ nhưng ẩn đằng bức màn nhung là vô vàn khó khăn, trăn trở của người làm nghề: “Nghệ sĩ hát bội có số tiền cát - xê quá bèo bọt, thậm chí có những đêm diễn tận 3 tiếng nhưng thù lao chỉ có 90.000 đồng. Dù vậy, vì tình yêu hát bội nên anh em nghệ sĩ vẫn cố đeo bám nghề”, ông bày tỏ.

Thu nhập hạn chế của nghệ sĩ hát bội chính là rào cản khiến cho người trẻ phân vân khi lựa chọn theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. NSƯT Linh Hiền cho biết, đây là nghề cần thời gian và sự khổ luyện nên nhiều học viên khi đào tạo chính quy đã không chọn hát bội làm con đường phát triển. Điều này cũng dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về đội ngũ kế thừa như hiện nay.

Tuy nhiên, ông vẫn có niềm tin rằng hát bội sẽ không bị biến mất bởi mỗi thời điểm đều có sự phát triển khác nhau. Năm 2005, ông được Ban giám đốc “Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TPHCM” giao trọng trách đào tạo thế hệ tiếp nối này.

Bằng sự tâm huyết và kinh nghiệm sân khấu lâu năm, Linh Hiền đã tìm ra lớp kế cận xứng đáng cho hát bội, trong đó có nhiều nghệ sĩ đã đạt danh hiệu lớn: “Tôi mừng khi các nghệ sĩ nhận được danh hiệu cao quý do nhà nước trao tặng. Nghệ thuật luôn phải cần thế hệ kế thừa nên đây sẽ là cơ hội “vàng” cho nghệ sĩ trẻ hơn”, ông chia sẻ thêm.

NSƯT Linh Hiền cũng kỳ vọng thế hệ trẻ sẽ luôn cố gắng học hỏi và trau dồi để sớm đạt được thành công. Bên cạnh đó, ông cũng mong muốn các cơ quan ban ngành sẽ có nhiều sự quan tâm hơn đến những nghệ sĩ cống hiến cả đời cho nghệ thuật.

Trải qua hơn 43 năm thăng trầm cùng nghề hát bội, NSƯT Linh Hiền vẫn luôn giữ được tình yêu và khát khao cống hiến cho nghệ thuật. Bây giờ, dù cho đã sắp về hưu nhưng người nghệ sĩ già vẫn luôn giữ trong mình nỗi trăn trở, khắc khoải về việc gìn giữ các giá trị đặc sắc của hát bội cho thế hệ này.

Dù này, sân khấu mỗi ngày mỗi hạn hẹp, nhiều nơi phải đóng cửa vì doanh thu ít ỏi, khán giả cũng có nhiều lựa chọn giải trí hơn, tuy nhiên hỏi ông "có muốn chuyển nghề hay từ bỏ nghề không", nghệ sĩ Linh Hiền khẳng định chắc chắn rằng: "Tôi sẽ theo nghề đến suốt cuộc đời. Bởi tôi muốn mình là một trong số những nghệ sĩ góp phần bảo tồn bộ môn truyền thống này".

Việt Phong
TIN LIÊN QUAN

NSƯT Linh Hiền: 43 năm giữ nghề hát bội và sự gian nan với danh hiệu NSND

DI PY |

NSƯT Linh Hiền là một trong 6 cái tên được UBND TPHCM đề nghị xem xét lại hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Với nghệ thuật hát bội, nam nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong suốt 43 năm qua.

Người nặng nợ với nghệ thuật hát Lô tô

Mai Hương |

Khi chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Cần Thơ, anh Võ Hữu Ngọc (35 tuổi, Cần Thơ) quyết định rời bỏ công việc giảng dạy và chuyển hướng thành lập đoàn nghệ thuật Lô tô trong sự bàng hoàng của gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Với anh Ngọc, Lô tô là đam mê, là tình yêu và là cả nhiệt huyết của bản thân.

Chuyện gìn giữ hát Then ở xứ Tuyên

Phong Quang |

Tuyên Quang - Hát Then, văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những điệu Then cổ bên cây đàn Tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt. Với những giá trị đó, câu chuyện bảo tồn và truyền dạy hát Then luôn là sự trăn trở.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

NSƯT Linh Hiền: 43 năm giữ nghề hát bội và sự gian nan với danh hiệu NSND

DI PY |

NSƯT Linh Hiền là một trong 6 cái tên được UBND TPHCM đề nghị xem xét lại hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Với nghệ thuật hát bội, nam nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong suốt 43 năm qua.

Người nặng nợ với nghệ thuật hát Lô tô

Mai Hương |

Khi chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Cần Thơ, anh Võ Hữu Ngọc (35 tuổi, Cần Thơ) quyết định rời bỏ công việc giảng dạy và chuyển hướng thành lập đoàn nghệ thuật Lô tô trong sự bàng hoàng của gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Với anh Ngọc, Lô tô là đam mê, là tình yêu và là cả nhiệt huyết của bản thân.

Chuyện gìn giữ hát Then ở xứ Tuyên

Phong Quang |

Tuyên Quang - Hát Then, văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những điệu Then cổ bên cây đàn Tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt. Với những giá trị đó, câu chuyện bảo tồn và truyền dạy hát Then luôn là sự trăn trở.