Ngôi chùa cổ thờ vị vua sáng lập nhà Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tên cũ là Nhân Thọ cung. Tên chùa được gọi theo tên của làng, làng Nhân Trai thuộc tổng Cổ Trai cũ, nay là xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ngôi chùa tọa lạc bãi đất bồi ở lưu vực sông Văn Úc, gọi là cánh đồng Ếch, mênh mông, thoáng mát, cách xa khu dân cư; chỉ cách Khu tưởng niệm nhà Mạc mấy trăm mét.

Chùa xưa đất cố đô

Làng Cổ Trai xưa là quê hương của vua Mạc Thái Tổ (1483 - 1541), vị vua sáng lập ra nhà Mạc, một triều đại phong kiến tuy tồn tại theo chính sử chỉ có 65 năm (1527 - 1592) nhưng đã để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử, kinh tế, văn hóa dân tộc. Năm 1529, Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con là Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng kinh đô Dương Kinh ở quê hương huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Theo tương truyền chùa Nhân Trai có từ thời Lý. Cuốn Chùa cổ Hải Phòng chép lại rằng: “Công chúa Lý Nam Khang, con vua Lý Nhân Tông trong khi đi kinh lý qua vùng này đã dừng chân nghỉ ngơi, nhận thấy dải đất có hình thể đẹp, bà đã cho dựng một am nhỏ lợp bằng cói quay về hướng Tây Bắc. Sau đó, vua Lý Cao Tông lên ngôi đã xây dựng ngôi am này thành một ngôi chùa nhỏ thờ Phật cho dân ven biển đến lễ bái cầu an, cho gió yên biển lặng”.

Pho tượng bảo vật, tương truyền là của vua Mạc Thái Tổ. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
Pho tượng bảo vật, tương truyền là của vua Mạc Thái Tổ. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng

Vào cuối năm Tân Sửu, niên hiệu Quảng Hòa (năm 1541), vua Mạc Hiến Tông cho trùng tu chùa Nhân Trai to đẹp hơn, quay hướng Đông Nam nhìn ra biển, đồng thời dựng tượng vua Mạc Thái Tổ. Pho tượng chân dung bằng gỗ đặt ở vị trí bên phải của phật điện trong tư thế khoanh chân xếp bằng, dáng thon lẳn, mũi cao tay dài, cổ ba ngấn, hai tay đặt trước bụng, lộ bàn tay phải, áo bào rộng, cổ áo vạt chéo chữ V, trước bụng có chạm hình rồng có thể là tượng của nhà tu hành dựng ngôi chùa này.

Đứng chầu là 4 pho tượng: Bên hữu đứng đầu là Mạc Thái Tông rồi đến Mạc Ngọc Di sắc phong Tú Hoa công chúa, hàng bên tả đứng đầu là Mạc Ngọc sắc phong là Trạng Hoa công chúa, thứ đến là Mạc Huệ sắc phong là Khánh Diêm công chúa. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và mỹ thuật Phật giáo cho rằng pho tượng bằng đá này là tượng Ứng vương Mạc Đôn Nhượng, một thân vương cốt cán của nhà Mạc. Dù cho những tượng này là ai, thì chắc chắn phần lớn các tượng này đều thuộc về vua, quan và người hoàng tộc nhà Mạc, nên thường gọi là tượng Vương, hay ông Hoàng. Ngoài các pho tượng ở chùa Nhân Trai này, chúng ta còn có những pho tượng khác có cùng phong cách nghệ thuật như tượng ở chùa Trung Hành, chùa Hòa Liễu (Hải Phòng)...

Tượng có đặc trưng là trên mũ có hình con chim đang chúc đầu xuống và trước ngực có hình rồng uốn lượn trên áo bào. Bên cạnh tượng vương này, ở thời Mạc có một số pho tượng đá mà trên mũ cũng có hình chim bay chúc đầu xuống, đó là tượng ở chùa Trà Phương (Kiến Thụy, Hải Phòng); tượng ở chùa An Đồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình)... Hình tượng chim gắn trên đầu tượng, ngoài pho tượng này ra, có thể là sớm nhất hiện biết, còn gặp trên một số pho tượng khác, thuộc thế kỷ XVII - XVIII, trong đó tiêu biểu là chim hai đầu trên tượng gỗ Tam Thế chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Giáo sư Đinh Khắc Thuân, Viện Hán Nôm Việt Nam trong cuốn Văn bia thời Mạc dẫn lời của nhà nghiên cứu Triệu Thế Việt cho rằng: Thực ra, đây là hình tượng Thần điểu - chim Thần, có tiếng hót trong trẻo giảng về Pháp vi diệu, ai nghe thấy có thể tức thời mà lĩnh hội Phật pháp. Tương truyền rằng, loài chim này là linh vật của ngài Bắc Phương Bất không thành tựu Phật. Đương thời Phật Thích ca Mâu ni giảng kinh Diệu pháp liên hoa cho hàng Bồ tát, từng đàn chim này đến đậu trên cây báu Chiên đàn để nghe và lĩnh hội được ý thâm mật của Phật. Sau đó, đàn chim bay đến các tầng trời để chuyển kinh bằng tiếng hót thuyết pháp của mình. Chúng tượng trưng cho sự lĩnh hội Phật pháp của loài hữu tình và là phương tiện chuyển Pháp đến với chúng sinh. Chim Thần cũng có thể hiểu là hình ảnh thuyết pháp của chư Phật, được người Việt sử dụng trong trang trí điêu khắc nhằm tạo cho tác phẩm có yếu tố siêu thực, làm mọi người liên tưởng đến tiếng hót vi diệu của loài chim thuyết pháp, về mặt tạo hình, chim đều nằm ở đỉnh cao nhất của tượng trong tư thế bay hướng đầu xuống dưới, tạo thành hai chiều chuyển động: Phật là chúng sinh vươn lên chân lý, còn chim đại diện cho chân lý của Phật pháp sẵn sàng hòa xuống cùng chúng sinh. Cách tạo hình này biểu trưng quan niệm của Phật giáo: Phật pháp bất ly thế gian pháp.

Những biến thiên của thời gian

Hiện nay, chùa Nhân Trai còn có 6 thành bậc đá đặt trước nền chùa cũ, gồm 2 thành bậc hình rồng và 4 thành bậc chạm mây xoắn. Thành bậc rồng dài 152cm, cao 65cm, bệ cao 45cm; thành bậc chạm mây dài 138cm, cao 50cm. Rồng chạm theo lối cuộn khúc, đầu ngẩng cao với cặp sừng to, mũi sư tử, râu cằm dài, một chân trước bên phải đang nắm lấy râu... Đây là những hiện vật quý được tạo tác dưới thời Mạc mà trải qua một “cuộc bể dâu”, nhà Mạc suy tàn nhưng nhân dân vẫn lưu giữ, trân quý.

Ngoài ra, hiện chùa còn lưu giữ một số bảo vật quý như bộ tượng Tam Thế được bài trí ở vị trí cao nhất thể hiện cho Đức Phật ở 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Pho tượng A Di Đà ở vị trí trung tâm Phật Điện, kích thước là 125 x 50 x 87cm, được tạc trong tư thế khoanh chân kiết già, lộ bàn chân phải, hai lòng bàn tay đan vào nhau chắp khum trước bụng. Các bệ tượng bằng gỗ được trang trí các viền, bệ hoa dây viền kép, gạch, chấm, cúc mãn khai... biểu tượng cầu mưa cho mùa màng tươi tốt. Các pho tượng còn lại trên Phật Điện gồm Quan Âm Niêm Hoa, Quan Âm Nam Hải, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Đức Ông.

Những pho tượng hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc thời Mạc. Ảnh: Nguyễn Văn Thành
Những pho tượng hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc thời Mạc. Ảnh: Nguyễn Văn Thành

Từ đó tới nay, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, chùa Nhân Trai đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Sách Chùa cổ Hải Phòng cho biết theo tấm bia chữ Hán “Sáng lập minh bi” còn lưu giữ tại chùa cho thấy: Nhất hậu chủ Mạc Đôn Nhượng, tự là Huyền Đức đã đứng ra hưng công tu tạo ngôi chùa Nhân Trai vào năm Kỷ Mão (năm 1579). Chùa Nhân Trai tiếp tục được sửa chữa lại vào thời vua Gia Long (năm 1809); Thiệu Trị thứ 6 (năm 1846); Thành Thái (năm 1893); Duy Tân (năm 1910); Bảo Đại (năm 1934). Những năm 1996 - 1998, do bị xuống cấp nặng nề, nhân dân đã quyên góp tiền bạc, sức người vào tu bổ lại chùa. Năm 2020, chùa được trùng tu, tôn tạo ngôi Đại hùng bảo điện, làm nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của đồng bào Phật tử và nhân dân địa phương.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Thăm ga xe lửa cổ nhất Đông Dương, ghé chùa Ve chai

Bài và ảnh: Việt Văn |

Nhà ga xe lửa Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương nằm ở đường Quang Trung, thành phố Đà Lạt. Nhà ga được xây dựng hơn 80 năm trước với đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới bởi kiến trúc sư Revéron, và mang nét kiến trúc Đông Dương.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Chùa Trăm Gian, di sản kiến trúc Phật giáo độc đáo tại Hà Nội

Bài và ảnh nguyễn hữu mạnh |

Chùa Trăm Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, tọa lạc trên núi Sở ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa có quy mô lớn, là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.

Sắp xếp đơn vị hành chính phải quyết tâm cao, làm khoa học

Phạm Đông |

Các chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cần xét đến các yếu tố đặc thù; không cào bằng, mang tính hình thức, định lượng mà ưu tiên sự ổn định, phát triển của kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, linh hoạt trong việc sáp nhập các đơn vị hành chính.

Khắc phục điểm nghẽn giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Phi Long - Trần Tuấn |

Có đến 2 địa phương khu vực Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh và Quảng Bình thuộc nhóm “đội sổ” về giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Chính vì vậy trong những tháng cuối năm 2023, mục tiêu tăng tốc giải ngân đã được đặt ra.

Bão Jelawat gần Biển Đông đang tăng tốc, dự báo cường độ, đường đi phức tạp

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho thấy, bão Jelawat đang di chuyển nhanh, tăng, hạ cấp liên tục và cơn bão gần Biển Đông này có khả năng dịch chuyển về phía nam.

Hậu vệ Trần Thị Duyên: "Xin đừng nhớ đến tôi với danh xưng hotgirl bóng đá"

PHẠM ĐÌNH - HOÀNG HUÊ (THỰC HIỆN) |

Trao đổi với Lao Động, hậu vệ Trần Thị Duyên cho biết, cô muốn người hâm mộ theo dõi và ghi nhận tài năng trên sân cỏ, thay vì chú ý tới ngoại hình hay danh xưng "hotgirl" của bóng đá Việt Nam.

Tin sáng: 11 học sinh ăn 2 gói mì chan cơm, đình chỉ công tác hiệu trưởng

NHÓM PV |

Tin sáng 18.12: Sắp xuất hiện không khí lạnh rất mạnh tăng cường, miền Bắc rét cắt da; 11 học sinh bán trú ăn 2 gói mì tôm chan cơm ở Lào Cai, đình chỉ công tác hiệu trưởng;...

Thăm ga xe lửa cổ nhất Đông Dương, ghé chùa Ve chai

Bài và ảnh: Việt Văn |

Nhà ga xe lửa Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương nằm ở đường Quang Trung, thành phố Đà Lạt. Nhà ga được xây dựng hơn 80 năm trước với đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới bởi kiến trúc sư Revéron, và mang nét kiến trúc Đông Dương.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Chùa Trăm Gian, di sản kiến trúc Phật giáo độc đáo tại Hà Nội

Bài và ảnh nguyễn hữu mạnh |

Chùa Trăm Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, tọa lạc trên núi Sở ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa có quy mô lớn, là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.