Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Chiều 13.9, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê KĐăm - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - cho biết, năm 2023, kết quả giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã có tiến bộ, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 Chương trình đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Về giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới, lũy kế đến hết tháng 6.2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân đạt khoảng 83%; vốn thực hiện năm 2023 đạt khoảng 44,5%, cao nhất trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Với chương trình giảm nghèo bền vững, đến tháng 9.2022 đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (sớm nhất trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia). Các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định.

Cụ thể, có 4 tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách giảm nghèo đặc thù; 3 tỉnh đã ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; 9 tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo đa chiều khác/cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê KĐăm cho biết, đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải.

Từ đó tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế, xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đến tháng 6.2023, các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình cơ bản đã hoàn thành. Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành 58 văn bản; ở mỗi địa phương ban hành từ 40-50 văn bản liên quan. Nhiều địa phương chủ động có cách làm hay, phù hợp với thực tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình, nhất là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý.

Hiện còn 6 địa phương chưa hoàn thành việc ban hành quy định về cơ chế lồng ghép, huy động nguồn vốn theo quy định của Nghị quyết 25/2021/QH 15 của Quốc hội; 7 địa phương chưa ban hành cơ chế tổ chức hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; 4 địa phương chưa ban hành cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, còn có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý.

Việc này dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Cuộc đời hơn 40 năm binh nghiệp xuất sắc của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Vương Trần |

“Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thường được hình dung là con người của hành động với tính cách quyết liệt, chắc chắn, “nói được, làm được”, không né tránh những vấn đề được coi là nhạy cảm. Nhưng khí chất đó chỉ là phía ngoài của một bộ óc chiến lược với chiều sâu trí tuệ và sự kiên định hiếm có” – PGS.TS Bùi Chí Trung khẳng định khi trao đổi với Lao Động.

Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Đức Mạnh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư quốc tế nói chung, Hồng Kông (Trung Quốc) nói riêng tới đầu tư tại Việt Nam trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bình đẳng, chân thành, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đoàn xe tải chở đất hành dân, nguy cơ phá nát hạ tầng giao thông ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Hơn hai tháng qua, mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe tải chở đất trọng tải lớn, di chuyển từ mỏ đất xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi chạy qua Tỉnh lộ 624B, khiến người dân ngán ngẩm bởi bụi bặm, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông.

Nơm nớp lo sợ sống trong chung cư mini, tập thể cũ

LƯƠNG HẠNH - THU THUỶ |

Hiểm họa đến từ những "chuồng cọp” quây kín nhà tại một số khu chung cư mini, tập thể cũ trên địa bàn thủ đô là dễ nhận thấy. Song, ngay cả khi nhìn thấy nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn ngay trước mắt, nhiều người vẫn chấp nhận chọn làm nơi trú ngụ.

Ngày mai, đợt mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ giảm dần

Khương Duy |

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cảnh báo ngày và đêm 14.9, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ. Từ ngày 14 - 15.9, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to.

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.