Khôi phục tiếng Ơ Đu ở Nghệ An - những nghịch lý và thách thức

BÙI HÀO |

Ngôn ngữ, mà chính xác là tiếng nói của người Ơ Đu đã và đang mất dần theo thời gian. Những nỗ lực khôi phục ngôn ngữ Ơ Đu ở Nghệ An dù đạt được một số kết quả nhưng không làm thay đổi được thực trạng này. Nên cùng suy nghĩ lại vấn đề một cách nghiêm túc.

Tiếng Ơ Đu đã mai một gần hết

Hiện nay, dân tộc Ơ Đu chủ yếu tập trung ở bản tái định cư Văng Môn (xã Nga My, Tương Dương, Nghệ An), còn trước đây họ sinh sống xen kẽ với người Thái và Khơ Mú. Người Ơ Đu có ngôn ngữ riêng của mình, dù không có chữ viết nhưng hệ thống tiếng nói vẫn được duy trì. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử qua các giai đoạn khác nhau mà càng ngày ngôn ngữ Ơ Đu càng bị mai một và mất mát dần. Qua các thế hệ, người Ơ Đu dần nói tiếng Thái và tiếng Khơ Mú nhiều hơn, gần đây là sử dụng tiếng Kinh. Đến nay, ở Văng Môn cũng chỉ còn hai người biết được một số từ vựng tiếng Ơ Đu là ông Lo Thanh Bình (73 tuổi) và ông Lo Văn Cường (58 tuổi). Những người già lần lượt về bên kia thế giới, những người tiếp nối cứ biết ít dần. Do cư trú tản mác trong các làng bản của người Thái, người Khơ Mú nên bị đồng hoá ngôn ngữ. Người Ơ Đu chỉ có một dòng họ nên không kết hôn với nhau mà chủ yếu lấy người Thái và Khơ Mú. Những đứa con người Ơ Đu được mẹ là người Thái hay Khơ Mú sinh ra và tiếp nhận tiếng mẹ một cách tự nhiên hơn. Vậy nên, qua nhiều thế hệ thì ngôn ngữ Ơ Đu càng mất dần.

Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của các tộc người, đặc biệt là tiếng nói. Ở Việt Nam, ngôn ngữ còn là một trong ba tiêu chí để để xác định tộc người (cùng với đặc trưng văn hoá và ý thức tự giác tộc người). Vậy nên việc khôi phục, bảo tồn ngôn ngữ tộc người luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Và thực tế, đã có nhiều chương trình, dự án liên quan đến việc khôi phục ngôn ngữ dân tộc Ơ Đu đã được thực hiện. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cũng đã cho người Ơ Đu qua bên nước bạn Lào để giao lưu với nhóm người Ơ Đu bên đó. Rồi còn mời một số người Ơ Đu từ Lào về để giao lưu cũng như dạy tiếng Ơ Đu cho người dân ở bản Văng Môn. Nhiều lớp học tiếng Ơ Đu đã được tổ chức tại bản này. Chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để động viên người dân đi học. Chỉ tính riêng năm 2020, chính quyền địa phương và Ban Dân tộc đã chi gần 300 triệu đồng để tổ chức hai lớp học tiếng Ơ Đu cho người Ơ Đu ở Văng Môn. Theo tổng kết của chính quyền xã thì đã có 210 người Ơ Đu tham gia vào hai khóa học với tổng thời gian là 14 ngày.

Người dân Ơ Đu ở Nghệ An làm sạch các đồ dùng chuẩn bị đón tiếng sấm đầu năm (ảnh chụp trước khi xảy ra dịch COVID-19). Ảnh: Bùi Hào
Người dân Ơ Đu ở Nghệ An làm sạch các đồ dùng chuẩn bị đón tiếng sấm đầu năm (ảnh chụp trước khi xảy ra dịch COVID-19). Ảnh: Bùi Hào

Chẳng mấy khi sử dụng

Những nỗ lực của chính quyền đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Ngôn ngữ Ơ Đu đã được nhiều người trong bản biết đến hơn. Nhiều từ vựng cơ bản cũng được phổ biến hơn trong cuộc sống như chào hỏi, mời mọc ăn uống... Những người dân tham gia các khoá học đã tiếp thu được một số từ vựng và thỉnh thoảng vẫn sử dụng để giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì ngôn ngữ Ơ Đu vẫn đã và đang chết dần. Việc khôi phục ngôn ngữ này cần phải thảo luận lại một cách nghiêm túc nhằm có những nhận thức rõ ràng hơn.

Trước hết, cần trao đổi thêm về cách làm trong nhiều năm qua. Đó là việc chính quyền tổ chức các lớp học, khoá học tiếng Ơ Đu cho người dân bằng kinh phí nhà nước cung cấp. Việc làm này đã được thực hiện nhưng không thay đổi được gì nhiều thực tế là ngôn ngữ Ơ Đu vẫn không ngừng bị mai một. Ban đầu các lớp học chỉ có một số ít người tham gia. Dần rồi số lượng người tham gia tăng lên. Như năm 2020, số lượng người tham gia các khoá học lên đến 210 người (chiếm 77% số người Ơ Đu ở Văng Môn). Tuy nhiên, những con số này từ báo cáo của chính quyền xã cần phải xem xét lại bởi trong số 273 nhân khẩu Ơ Đu ở Văng Môn thì có khá nhiều người trẻ tuổi thường xuyên đi làm ăn xa quê và một số trẻ em chưa đến tuổi đi học.

Theo thống kê của cán bộ bản thì trong số gần 130 người trong bản đi làm ăn xa thì có khoảng 90% là người Ơ Đu). Nhưng số lượng người tham gia không thể hiện được tính hiệu quả. Nguyên nhân số lượng tăng lên là chế độ đãi ngộ cho người tham gia khoá học. Mỗi một người một ngày đi học thì được nhận 100 ngàn đồng. Đi học đầy đủ thời gian 14 ngày là được 1,4 triệu đồng, một khoản tiền không nhỏ đối với điều kiện kinh tế xã hội ở bản hiện nay. Vậy nên nhiều người dân cũng thẳng thắn chia sẻ là họ đi học để được nhận tiền hơn là để biết thêm về ngôn ngữ dân tộc mình. Hàng ngày họ vẫn nói tiếng Thái, Khơ Mú hoặc tiếng Kinh. Chẳng mấy khi họ sử dụng tiếng dân tộc mình trong sinh hoạt. Trừ trường hợp có khách hay biểu diễn trong một bối cảnh nào đó thì họ mới nói một số câu, từ đơn giản. Chính vì lẽ đó mà có thể nói hiệu quả thực tế của các khoá học tiếng Ơ Đu đã tổ chức là chưa cao.

Muốn khôi phục ngôn ngữ Ơ Đu một cách có hiệu quả thì cần phải bắt đầu từ những dự án cộng đồng, do chính người dân xây dựng và để họ làm chủ, khơi dậy được sự chủ động của họ khi học lại tiếng mẹ đẻ của mình. Nghĩa là làm cho ngôn ngữ gắn với cuộc sống của người dân thì nó mới có sức sống và cơ hội để khôi phục cũng sẽ nhiều hơn. Còn nếu không gắn với cuộc sống hàng ngày thì xem chừng các khoá học cũng không giải quyết được nhiều.

Khôi phục ngôn ngữ cho người Ơ Đu có khả thi?

Cũng cần phải xem xét vấn đề khôi phục ngôn ngữ Ơ Đu trên bình diện rộng hơn về mặt lý luận. Ngôn ngữ quan trọng đối với một tộc người. Và câu hỏi nếu mất ngôn ngữ thì một tộc người có thể tồn tại được hay không trở thành điều cần phải xem xét.

Thực tế, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là để các cá thể tương tác với nhau để hiểu nhau. Sự hiểu nhau là mẫu chốt quan trọng để hợp tác trong quá trình tồn tại và phát triển. Xét trong bối cảnh một tộc người biệt lập, không có quan hệ với bên ngoài và sử dụng một ngôn ngữ duy nhất thì mất ngôn ngữ sẽ làm cho tộc người đó khó tồn tại và thậm chí bị tiêu vong. Tuy nhiên, điều đó rất ít xảy ra trong bối cảnh hiện đại. Các tộc người đều sinh sống xen kẽ nhau hoặc có quan hệ giao lưu, tiếp xúc với nhau. Vậy nên có những trường hợp một tộc người bị mất ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nhưng vẫn có thể phát triển được bởi họ có thể giao tiếp với nhau bằng những ngôn ngữ khác. Dân tộc Ơ Đu thuộc trường hợp này. Họ mất mát ngôn ngữ Ơ Đu nhưng vẫn giao tiếp được với nhau và với các nhóm khác qua ngôn ngữ Thái, Khơ Mú hay Kinh.

Và từ lâu, ngôn ngữ Ơ Đu không còn phổ biến trong đời sống của họ nhưng người Ơ Đu vẫn sinh sống bình thường. Một vấn đề khác nữa cũng được nhiều người lấy làm lý do để cho rằng việc khôi phục ngôn ngữ tộc người là cần thiết là luận điểm ngôn ngữ chứa đựng văn hoá truyền thống. Luận điểm này không sai bởi ngôn ngữ vừa là văn hoá, vừa là một trường chứa đựng các yếu tố văn hoá truyền thống của một cộng đồng. Giữ gìn ngôn ngữ cũng là bảo tồn văn hoá tộc người. Nhưng cũng phải xem xét trường hợp cụ thể. Như trường hợp người Ơ Đu ở Việt Nam, ngôn ngữ của họ đã mất mát lâu rồi nên các yếu tố văn hoá chứa đựng trong ngôn ngữ cũng mất theo bởi nó không gắn với đời sống người dân. Vậy nên giờ khôi phục ngôn ngữ không có nghĩa sẽ khôi phục được văn hoá truyền thống của họ. Trái lại, với người dân thì việc học tiếng Ơ Đu hiện nay chẳng khác gì học một ngoại ngữ mới. Điều đó càng làm cho sự tiếp nhận của họ thêm phần khó khăn.

Tóm lại, khôi phục ngôn ngữ của một tộc người là điều quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Nhưng không phải làm bằng mọi cách và với mọi trường hợp. Riêng với người Ơ Đu hiện nay thì vấn đề này cần phải xem xét, cả về quan điểm lý luận lẫn cách thức thực hiện.

BÙI HÀO
TIN LIÊN QUAN

Làng bích họa Cảnh Dương

Bài và ảnh Trịnh Thông Thiện |

Nằm bên núi Phượng, sông Loan thơ mộng, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Ngôi làng cũng là một trong “bát danh hương”, tức 8 làng cổ có danh tiếng lâu đời của vùng đất Quảng Bình bỗng thơ mộng thu hút du khách bởi những bức bích họa độc đáo tuyệt đẹp.

Văn hóa sinh kế Cù Lao Chàm hôm nay

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh |

Cù Lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15km2 với gần 3.000 dân sống gần như biệt lập với đất liền. Đây hiện là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bản thơm Ngọc Chiến

Bài và ảnh trịnh thông thiện |

Những ngôi nhà sàn được lợp bằng loại gỗ quý pơ mu rêu phong cùng thời gian đẹp như trong miền cổ tích và loại nếp tan thơm ngon nức tiếng mang đến một mùi thơm thoang thoảng, níu chân lữ khách khi đến Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La).

Nghĩa tình “Vườn Mẹ”

Hồ Thanh Hải |

Tôi may mắn có một thời gian công tác, học tập và được bà con nhân dân xã Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) nuôi nấng che chở trong những năm 1968 đến 1970.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Làng bích họa Cảnh Dương

Bài và ảnh Trịnh Thông Thiện |

Nằm bên núi Phượng, sông Loan thơ mộng, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Ngôi làng cũng là một trong “bát danh hương”, tức 8 làng cổ có danh tiếng lâu đời của vùng đất Quảng Bình bỗng thơ mộng thu hút du khách bởi những bức bích họa độc đáo tuyệt đẹp.

Văn hóa sinh kế Cù Lao Chàm hôm nay

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh |

Cù Lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15km2 với gần 3.000 dân sống gần như biệt lập với đất liền. Đây hiện là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bản thơm Ngọc Chiến

Bài và ảnh trịnh thông thiện |

Những ngôi nhà sàn được lợp bằng loại gỗ quý pơ mu rêu phong cùng thời gian đẹp như trong miền cổ tích và loại nếp tan thơm ngon nức tiếng mang đến một mùi thơm thoang thoảng, níu chân lữ khách khi đến Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La).

Nghĩa tình “Vườn Mẹ”

Hồ Thanh Hải |

Tôi may mắn có một thời gian công tác, học tập và được bà con nhân dân xã Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) nuôi nấng che chở trong những năm 1968 đến 1970.