Văn hóa sinh kế Cù Lao Chàm hôm nay

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh |

Cù Lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15km2 với gần 3.000 dân sống gần như biệt lập với đất liền. Đây hiện là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

1. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Cù lao Chàm là một không gian hiện tồn của một số di tích lịch sử - văn hóa, gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây - phương xưa thường ghi Cù Lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa".

Khoảng trên dưới chục năm trở lại đây, Cù Lao Chàm đã và đang trở thành đối tượng quan tâm khảo sát, nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, với mục đích chung hướng đến nhận diện, khai thác và phát huy giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa và hiện trạng của một hải đảo vốn đã và đang ẩn chứa hoặc lộ diện nhiều giá trị văn hóa - lịch sử và kinh tế, đáp ứng được nhiều dữ kiện góp phần tạo đà cho quá trình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội và đảm bảo an ninh - trật tự cho địa phương nói riêng và khu vực nam Trung Bộ nói chung.

2. Cũng như những cư dân của các hải đảo khác trong vùng biển nam Trung Bộ, người dân Cù Lao Chàm đã sớm “an cư” tại mảnh đất này và từ quá trình ứng xử với điều kiện tự nhiên, địa hình địa mạo mà phát triển tiếp các nghề được đưa ra từ đất liền hoặc sáng tạo ra các ngành nghề mới, phù hợp với môi trường sinh thái biển và điều kiện sinh tồn trên đảo. Do điều kiện đất đai eo hẹp, đa phần là rừng núi trên một diện tích khiêm tốn so với nhiều đảo khác trong vùng, người dân Cù Lao Chàm ở những thế hệ đầu tiên đến đảo cho đến trước giải phóng (1975) chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, ngư dân Cù Lao Chàm gần như không hướng đến việc đánh bắt xa bờ, cho nên không có nghề đóng tàu thuyền có tải trọng lớn, đa phần là các thuyền trung bình và cỡ nhỏ, phục vụ việc đánh bắt gần bờ và quanh vùng. Những chục năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, người dân đã nâng cấp tàu thuyền, nhưng chủ yếu vẫn là đáp ứng sự bền vững, an toàn trong quá trình đánh bắt thủy hải sản trên biển trong phạm vi gần bờ, không có nhu cầu hoặc kinh nghiệm đi khơi xa như ngư dân Lý Sơn hay một số đảo khác trong cùng hải phận.

Trong khoảng gần hai chục năm trở lại đây, cư dân Cù Lao Chàm mới có thêm nghề hoạt động dịch vụ du lịch biển đảo. Và đặc biệt, kể từ khi được kéo điện lưới từ đất liền (2009), nghề hoạt động dịch vụ ở Cù Lao Chàm đã phát triển mạnh, chỉ sau nghề đánh bắt thủy hải sản. Có thể nói, Cù Lao Chàm là một trong những đảo có dịch vụ du lịch cộng đồng (homestay) vào loại sớm và phát triển tương đối ổn định, góp phần nâng cao mức sống và điều kiện kinh tế cho các gia đình.

Sự phân bổ và phát triển ngành nghề tại Cù Lao Chàm đã và đang theo chiều hướng mở, đồng thuận với sự tăng trưởng của kinh tế gia đình tại xã đảo. Hiện tại, văn hóa sinh kế của đa số các hộ gia đình tập trung vào thế mạnh cuả truyền thống ứng xử với nghề đánh bắt thủy hải sản và phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng. Một số nghề vốn xuất hiện từ trăm năm nay, sau một khoảng thời gian đứt đoạn (do những lý do chủ quan và khách quan khác nhau) lại được khôi phục để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Đó là các nghề đan võng cây ngô đồng và chế tác thủ công từ chất liệu hải sản.

Theo đánh giá mang tính so sánh của người dân, từ 1990 trở về trước, hoạt động kinh tế của Cù Lao Chàm gần như mang tính khép kín, theo phương châm “tự cung - tự cấp”. Cư dân trên đảo chủ yếu tự bao tiêu sản phẩm do mình làm ra hoặc du nhập thêm hàng hóa (bằng tàu thuyền) từ đất liền về, do vậy, cuộc sống làm ăn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên biển. Những năm gần đây, sản phẩm sản xuất của các gia đình người dân ở đảo Cù Lao Chàm, thuộc thành phố Hội An, ngoài việc được bán cho cư dân sở tại, còn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong, ngoài nước (62.7%); hoặc bán lẻ ngoài chợ trong xã (32.0%); bán cho doanh nghiệp/thương lái tại địa phương (22.0%). Những sản phẩm sản xuất của gia đình trực tiếp bán ra bên ngoài chỉ chiếm tỉ lệ thấp, đa phần thông qua thương lái.

Cù Lao Chàm hướng biển.
Cù Lao Chàm hướng biển.

3. Mặc dù có diện tích và dân số cư trú trên đảo khá khiêm tốn, nhưng Cù Lao Chàm, với vị trí địa lý có môi trường sinh thái mang đặc trưng riêng, và đặc biệt là sự hiện tồn của di sản văn hóa truyền thống của người Chăm, người Việt qua các thế hệ, đã và đang trở thành một địa chỉ văn hóa biển đảo nổi tiếng. Sự ghi nhận của UNESCO về một môi trường sinh quyển mang tầm cỡ thế giới và hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa của Cù Lao Chàm đã góp phần cung cấp thêm những giá trị của di sản văn hóa truyền thống biển đảo và sức hấp dẫn của môi trường sinh thái biển, trở thành địa chỉ quan trọng đối với sự quan tâm của du khách trong, ngoài nước, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa biển đảo của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực biển đảo nam Trung Bộ nói chung.

Những năm gần đây, đội ngũ quản lý văn hóa và chính quyền các cấp giữ vững quan điểm phát triển du lịch thận trọng đối với xã đảo Cù Lao Chàm trong mối tương quan phát triển số lượng khách du lịch ra đảo với sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng trên một phạm vi không gian cư trú hạn hẹp và số lượng nhà nghỉ, dịch vụ còn hạn chế của cộng đồng người dân. Từ đó, chủ động cân đối số lượng tàu thuyền lưu chuyển du khách đến đảo cho phù hợp, đặc biệt là việc quản lý các công ty, tổ chức lữ hành và lực lượng giao thông biển đảo. Song hành với hướng xây dựng Cù Lao Chàm trở thành điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch, chính quyền sở tại đã và đang quan tâm bảo tồn và phát triển bền vững không gian văn hóa sinh kế cho cư dân/ngư dân; một mặt, tạo điều kiện khai thác thế mạnh vốn có để duy trì cuộc sống với việc khai thác đánh bắt thủy hải sản, củng cố và mở rộng hoạt động nghề thủ công cổ truyền, mặt khác, góp phần cung cấp các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng về ẩm thực và văn hóa của du khách, mở rộng quan hệ đa chiều với cơ sở trong đất liền, đặc biệt là đô thị Hội An.

Có thể nói, Cù Lao Chàm là một trong những xã đảo đầu tiên của Việt Nam đã phát huy thế mạnh trong bảo vệ môi trường sinh thái biển vốn được áp dụng (cấm mang túi nilon ra đảo, cấm hủy hoại môi trường san hô tại khu vực du lịch sinh thái,...), tăng cường thêm các hình thức quảng bá quy chế sinh hoạt tại Cù Lao Chàm với du khách trong, ngoài nước. Để bảo vệ không gian văn hóa sinh kế của cộng đồng xã đảo, cho đến nay, chính quyền thành phố Hội An vẫn không chấp nhận cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển Cù Lao Chàm thành điểm đến du lịch hạng sang và hiện đại, mang lại thu nhập kinh tế cao với lý do dễ sinh ra những vi phạm tác động tiêu cực đến khu dự trữ sinh quyển thế giới do chính quyền cam kết với UNESCO sau khi được vinh danh và tránh gây áp lực lên khả năng phục vụ của cư dân đảo và môi trường sinh thái cùng đời sống cư dân xã đảo nói chung. Song hành với hoạt động bảo vệ văn hóa và sinh kế biển tại Cù Lao Chàm, các bộ phận chức năng triển khai nghiên cứu quy hoạch và đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú tại nhà dân và mở rộng các hình thức cũng như không gian sinh hoạt cộng đồng cùng các hoạt động văn nghệ truyền thống, dịch vụ vui chơi giải trí để thực hiện mục tiêu tăng số lượng khách lưu trú dài ngày, tăng mức chi tiêu, góp phần phát triển đời sống kinh tế - văn hóa cư dân xã đảo.

4. Những tháng năm này, trở lại Cù Lao Chàm, du khách trong, ngoài nước không khỏi sửng sốt về sự phát triển và đổi thay của bộ mặt đời sống kinh tế - văn hóa cư dân xã đảo Cù Lao Chàm. Sự bùng phát và chuyển đổi dịch vụ kinh tế - văn hóa tại hầu khắp các ngõ xóm trở thành minh chứng cho ứng xử sinh kế của người dân phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch biển đảo theo chỉ đạo của chính quyền thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam. Hàng loạt nhà biển chỉ dẫn điểm đến phục vụ du lịch cộng đồng (homestay) dọc con đường hình xương cá bao quanh xã. Một số nhà hàng ẩm thực được tổ chức quy củ, kiểm soát chặt ché, từ vệ sinh thực phẩm đến giá cả và thái độ phục vụ du khách. Đội ngũ nghệ nhân đan võng ngô đồng được quy tụ, truyền dạy và tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách. Nhiều đội thuyền đánh bắt cá đã kết hợp phục vụ du khách theo các tua hành trình trên biển quanh đảo, vãng cảnh, trải nghiệm đánh bắt cá, thụ hưởng ẩm thực biển. Đặc biệt là, các di chỉ văn hóa khảo cổ gắn với văn hóa Chăm trong quá khứ đã được tu sửa, tôn tạo, khai thác kịp thời, trở thành những điểm đến độc đáo thu hút du khách trong, ngoài nước.

Bài và ảnh GS.TS Bùi Quang Thanh
TIN LIÊN QUAN

Hội An mở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm

Hữu Long |

Ngay khi khống chế cơ bản, kiểm soát được COVID-19, chính quyền Hội An đã mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm.

Cách ly 3 người ở đảo Cù Lao Chàm đi xe với bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nam

Thanh Chung |

Sau khi đi cùng xe với bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nam, cả 3 trường hợp trở về đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã được cách ly y tế và đang chờ kết quả xét nghiệm

Người dân đảo Cù Lao Chàm lao đao vì khỉ

Thanh Chung |

Môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn thiếu nhưng số lượng liên tục gia tăng nên khỉ thường xuyên xuống nhà dân ở đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) phá phách, tìm kiếm thức ăn. Việc này gây không ít phiền toái cho các hộ dân ở đảo, đặc biệt các hộ dân buôn bán và rất dễ xảy ra sự xung đột giữa người và khỉ.

Kịp thời đưa bệnh nhân nguy kịch ở Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu

Thanh Chung |

Một bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch trên đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã được tàu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam ứng cứu kịp thời.

Bị bão quần thảo dữ dội nhiều giờ liền, đảo Cù Lao Chàm vẫn bình an

An Thượng |

Cũng giống như đảo tiền tiêu Lý Sơn của Quảng Ngãi, đảo Cù Lao Chàm ở Quảng Nam cũng là điểm càng quét đầu tiên của bão số 9 trước khi nó đổ bộ vào đất liền.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Hội An mở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm

Hữu Long |

Ngay khi khống chế cơ bản, kiểm soát được COVID-19, chính quyền Hội An đã mở cửa trở lại tuyến du lịch ra đảo Cù Lao Chàm.

Cách ly 3 người ở đảo Cù Lao Chàm đi xe với bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nam

Thanh Chung |

Sau khi đi cùng xe với bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nam, cả 3 trường hợp trở về đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã được cách ly y tế và đang chờ kết quả xét nghiệm

Người dân đảo Cù Lao Chàm lao đao vì khỉ

Thanh Chung |

Môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn thiếu nhưng số lượng liên tục gia tăng nên khỉ thường xuyên xuống nhà dân ở đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) phá phách, tìm kiếm thức ăn. Việc này gây không ít phiền toái cho các hộ dân ở đảo, đặc biệt các hộ dân buôn bán và rất dễ xảy ra sự xung đột giữa người và khỉ.

Kịp thời đưa bệnh nhân nguy kịch ở Cù Lao Chàm vào đất liền cấp cứu

Thanh Chung |

Một bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch trên đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã được tàu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam ứng cứu kịp thời.

Bị bão quần thảo dữ dội nhiều giờ liền, đảo Cù Lao Chàm vẫn bình an

An Thượng |

Cũng giống như đảo tiền tiêu Lý Sơn của Quảng Ngãi, đảo Cù Lao Chàm ở Quảng Nam cũng là điểm càng quét đầu tiên của bão số 9 trước khi nó đổ bộ vào đất liền.