Bản thơm Ngọc Chiến

Bài và ảnh trịnh thông thiện |

Những ngôi nhà sàn được lợp bằng loại gỗ quý pơ mu rêu phong cùng thời gian đẹp như trong miền cổ tích và loại nếp tan thơm ngon nức tiếng mang đến một mùi thơm thoang thoảng, níu chân lữ khách khi đến Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La).

1.Năm 2004, trong một lần mục sở thị Công trình thủy điện Sơn La, khi đó công trình này mới ngăn dòng hợp long thì chúng tôi đã nghe những kỹ sư đã từng đi khắp huyện Mường La để khảo sát Lòng hồ giới thiệu, bên kia con đèo Sam Síp (cao 2000 m so với mực nước biển) là một thung lung huyền bí, nơi khí hậu mát mẻ quanh năm, hoa trái đua nở bốn mùa, chẳng kém gì ở Sa Pa hoặc Đà Lạt. Đặc biệt, nơi đây còn được các kỹ sư địa chất đã có 5 năm ngủ rừng, uống nước suối nhấn mạnh, có hàng trăm, hàng nghìn ngôi nhà sàn bằng gỗ pơ mu rêu phong cùng thời gian, đẹp như miền cổ tích.

Nhìn trên bản đồ địa chất của các kỹ sư khảo sát Lòng hồ thủy điện Sơ La, địa danh Ngọc Chiến bé như hạt cát, nằm thọt lõm giữa ba dãy núi Sam Síp (Mường La, Sơn La), Khau Phạ (Mù Căng Chải, Yên Bái) và Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La). Khắp nẻo Tây Bắc nổi danh về loại gỗ quý có tên pơ mu chỉ có ở ba dãy núi này, với mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, trọng lượng nhẹ khác thường và không bị mối mọt phá hoại. Pơ mu là loài cây nguy cấp và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.

Nói về xứ Ngọc Chiến, Ban quản lý di dân tái định cư Thủy điện Sơn La khi đó bảo rằng, đây là nơi may mắn nhất trong những bản làng cổ gần sông Đà của huyện Mường La. Nếu tính độ cao so với mực nước biển thì thung lũng Ngọc Chiến hấp hơn cao trình của Lòng hồ thủy điện. Chính dãy núi Sam Síp đã tạo thành một bức tường thành ngăn Ngọc Chiến với biển nước khổng lồ của lòng hồ Thủy điện. Quanh huyện Mường La cũng có nhiều bản làng của người Thái đẹp như tranh vẽ, trên bến dưới thuyền, có hàng trăm ngôi nhà sàn cổ kính nhưng “vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, cư dân đã di dời đến các khu tái định cư mới.

Chục năm gần đây, cái tên Ngọc Chiến mới được dân phượt Tây Bắc chú ý, bởi trước đây, địa danh này quá biệt lập và khuất nẻo.

Cây tình nhân ở bản Lướt xã Ngọc Chiến.
Cây tình nhân ở bản Lướt xã Ngọc Chiến.

2.Chinh phục đèo Sam Síp (tiếng Thái nghĩa là 30 tầng dốc núi) quả là một trải nghiệm thú vị đầy hồi hộp ngay cả với người vốn đã quen đi Tây Bắc như chúng tôi. Những khúc cua tay áo, những khối mù khổng lồ bất thình lình áp xuống đường, những thung sâu hun hút bên tà li âm khiến chúng tôi vài lần tim nhảy ra khỏi lồng ngực.

Đứng trên lưng chừng đèo Sam Síp nhìn về phía thung lũng Ngọc Chiến trải dài một màu vàng của cánh đồng lúa nếp tan đang vào vụ chín xen kẽ những nếp nhà sàn ẩn hiện dưới làn sương mỏng của buổi chiều tà, đúng là một miền quê đẹp như thực như mơ.

Chúng tôi dừng chân tại nhà sàn homestay của vị cựu Bí thư xã Ngọc Chiến Lò Văn Chinh khi cơn mưa rừng sầm sập đến. Ông Lò Văn Chinh sau khi nghỉ hưu thì đầu tư, quy hoạch ngôi nhà sàn có tuổi đời hơn trăm năm của mình thành địa điểm lưu trú với các dịch vụ ngủ nghỉ, thưởng thức ẩm thực bản địa và tắm suối nước nóng. Nằm trong nhà sàn thơm mùi gỗ pơ mu cộng với hương thơm trong chõ xôi nếp tan của chủ nhà đang nấu đãi khách khiến dạ dày chúng tôi réo từng cơn liên hồi. Không biết gạo nếp tan được trồng ở Ngọc Chiến từ bao giờ. Nhưng từ thời cha, ông đã có giống nếp này. Cứ như vậy, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau lưu truyền một giống lúa nếp địa phương và trở thành một loại lương thực không thể thiếu với người dân. Trong xã, nhà nào cũng trồng giống lúa nếp tan này.  Đây là giống gạo nếp có những đặc tính quý như gạo trắng trong, hạt bầu bóng, mùi hương thơm dịu, vị gạo ngậy bùi. Ăn miếng xôi nếp tan thơm dẻo, ngủ trên đệm cỏ êm ấm, trong tiếng lách tách mưa rừng quả là một trải nghiệm nhớ đời với chúng tôi.

Ông Lò Văn Chinh đồ xôi nếp tan đãi khách. Một ngày ở Ngọc Chiến như có 3 mùa, buổi sáng trời se lạnh, đến trưa thì ánh nắng chứa chan, chiều đến thì giăng giăng mây phủ.
Ông Lò Văn Chinh đồ xôi nếp tan đãi khách. Một ngày ở Ngọc Chiến như có 3 mùa, buổi sáng trời se lạnh, đến trưa thì ánh nắng chứa chan, chiều đến thì giăng giăng mây phủ.

3. Ông Chinh nghe ông bà kể lại, người Thái định cư ở thung thũng Ngọc Chiến ngày cũng đã ngót nghét hơn 10 thế kỷ. Trong các lễ mừng cơm mới, lễ Xên Bản, Xên Mường (cúng bản) các thầy cúng, thầy mo thường đọc trong bài khấn thần linh rằng: Tổ tiên của người Thái ở Ngọc Chiến là ở Mường Lò (Yên Bái). Vị thủ lĩnh Lạc Trượng (TK X) dẫn đoàn dân binh vượt qua dãy núi Khau Phạ đi tìm vùng đất mới, đến thung lũng Ngọc Chiến thì gặp một vũng nước nóng tuôn trào từ lòng đất mà mỗi buổi chiều, hươu, nai tụ thành đàn uống nước. Thấy đất lành, Lạc Trượng liền cắt cử một nhóm dân binh ở lại dựng bản lập mường và hình thành nên cự dân Thái ở thung lũng Ngọc Chiến trù phú như ngày nay.

Cách đây khoảng 50 năm trước, khi ông Chinh còn thanh niên thì vùng đất này bạt ngàn cây pơ mu cổ thụ. Cây pơ mu nhiều đến nỗi, bất cứ vật dụng trong gia đình như bàn ghế, giường tủ, nhà sàn, phên rào, củi nấu... thậm chí cái tăm xỉa răng cũng làm bằng loại gỗ này. Minh chứng cho điều mình nói, ông Chinh dẫn chúng tôi quanh bản Mường Chiến, một vài gia đình vẫn còn tồn tại hàng rào bao quanh bằng gỗ pơ mu, theo thời gian rêu lên xanh rì trên thớ gỗ.

Bản Mường Chiến có khoảng 100 hộ gia đình người Thái sống êm đêm bên những nếp nhà sàn cổ đã có tuổi đời từ 100 - 300 trăm năm. Dẫn vào nhà cụ Lò Văn Hiểu (87 tuổi), người được ông Chinh giới thiệu từng là thợ cả của nhóm thợ chuyên đi dựng nhà sàn ở xứ Ngọc Chiến. Ông Hiểu tuổi cao nhưng còn tinh anh, khi nhắc đến chuyện làm nhà sàn thì mắt sáng lên, giơ bàn tay chai sần của người thợ mộc chỉ nói đầy tự hào: “Bản Phảy này, bản Nà Tâu này, bản Mường Chiến này có đến 50 % số nhà sàn là do tôi thiết kế dựng nên đấy”.

Ông Hiểu bảo, trước kia để dựng được một ngôi nhà sàn thì mỗi gia đình phải mất khoảng 5 năm ròng đi tìm gỗ ở trên rừng. Việc chọn gỗ rất phức tạp, từng cây gỗ phải nhớ gốc và ngọn để khi dựng nhà không cắm ngọn xuống đất, vì người Thái trong vùng quan niệm nếu cắm ngọn gỗ xuống đất là nhà không có nóc, gia chủ ở sẽ không may mắn. Ngoài ra, nhà người Thái ở Ngọc Chiến phải dựng theo kiểu truyền thống với đủ 34 cột vuông và 2 cầu thang, các hoa văn họa tiết ở cột kèo được thiết kế khá tinh xảo hình rồng, phượng hoặc hình hoa lá. Ở đầu các cột nhà, các đố đỡ đều được tạo hình đầu voi với cái vòi vươn dài khá cầu kỳ. Đặc biệt, mỗi tấm lợp mái nhà được bổ từ gỗ pơmu rộng chừng 50cm và dài 1m đan lồng lên nhau. Với những ngôi nhà sàn này, ông Hiểu khẳng định 100 sau năm mới phải tu sửa.

Ông Lò Văn Hiểu cho biết: “Những mái nhà này, vào mùa đông rất ấm áp và mùa hè rất thoáng mát. Độ bền của mái pơ mu lên đến hàng trăm năm tuổi, nhà tôi đã qua ba thế hệ nhưng vẫn chưa phải sửa sang gì”.
Ông Lò Văn Hiểu cho biết: “Những mái nhà này, vào mùa đông rất ấm áp và mùa hè rất thoáng mát. Độ bền của mái pơ mu lên đến hàng trăm năm tuổi, nhà tôi đã qua ba thế hệ nhưng vẫn chưa phải sửa sang gì”.

Ông Hiểu còn chỉ ra rằng, nhà sàn ở Ngọc Chiến khác ở các nơi khác là có cái giếng trời di động. Nói rồi ông lấy một cây gậy dài khoảng 3m, đẩy tấm lợp bằng gỗ rộng chừng 2 m vuông trên mái nhà để ánh sáng vào nhà. Ông bảo, tất cả những nhà sàn xây dựng ngày xưa đều có một cái giếng trời như vậy dùng để đẩy ngói lấy ánh sáng, hoặc khi mưa gió thì kéo trở lại.

Bằng kinh nghiệm cả đời làm thợ mộc dựng nhà sàn, ông Hiểu bảo rằng, cách làm cột, kèo, hoa văn thì dễ nhưng cách chế tác những viên ngói bằng gỗ pơ mu là khó nhất. Nói về điều này, ông Lò Văn Chinh khẳng định: “Đàn ông ở Ngọc Chiến, ai cũng biết dựng nhà sàn nhưng cách chế tác viên ngói chỉ có mình ông Hiểu làm được”.

Ông Hiểu được cha truyền lại cách làm và giãi bày bí quyết này rằng, muốn làm được ngói thì phải chọn nhưng cây gỗ pơ mu già, có đường kính cỡ 2 - 3 người ôm rồi chặt thành từng đoạn khoảng một mét. Sau đó dùng nêm tách từng tấm theo thớ gỗ. Nếu tách vào đoạn có u gỗ thì coi như hỏng việc. Riêng công đoạn làm ngói này không được dùng đến cưa, nếu dùng cưa xẻ thì nhà dột từ nóc dột xuống. Chính cách tách theo thớ gỗ để làm viên ngói, nước mưa sẽ theo các thớ gỗ chảy xuống, ngôi nhà có đến trăm năm cũng không bị ngấm, bị dột. Lạ lùng là viên ngói pơ mu theo thời gian dầm mưa dãi nắng chỉ xỉn màu lại, chứ không bị cong vênh, mối mọt, chắc chắn hơn cả ngói làm từ đất sét và tấm lợp proximăng.

Để chế tác nên những mái nhà pơ mu độc đáo này, người thợ ở Ngọc Chiến không thể dùng cưa, đục mà thành được. Chỉ có một cách duy nhất là chẻ theo thớ gỗ.
Để chế tác nên những mái nhà pơ mu độc đáo này, người thợ ở Ngọc Chiến không thể dùng cưa, đục mà thành được. Chỉ có một cách duy nhất là chẻ theo thớ gỗ.

Pơ mu là loài gỗ rất ưa nước, càng tiếp xúc với nước gỗ càng bền chắc. Ông Hiểu dẫn chúng tôi ra cánh đồng Mường Chiến, nơi có một con mương nước dài hơn 500m được làm bằng gỗ pơ mu vẫn trường tồn với thời gian. Ông Hiểu bảo: “Khi tôi lớn lên đã có con mương dẫn nước bằng  gỗ pơ mu này rồi. Trước kia nó dài lắm, sau nay có hệ thống kênh mương thủy lợi bê tông nhà nước đầu tư nên người dân mới bỏ những đoạn không cần thiết”. Thời ông Hiểu còn trẻ, ở Ngọc Chiến cây pơ mu nhiều vô kể, nhiều hơn bất kỳ một loài gỗ nào khác nhưng bản mường cũng có quy định riêng không biết có tự bao giờ là lên rừng tìm pơ mu chỉ được chặt những cây đủ một tầm ôm của tay người trở lên, cây nhỏ hơn không được chặt, để nó lớn. Nếu ai vi phạm sẽ bị bản bắt vạ một con lợn to. Từ năm 1996, loài gỗ pơ mu được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, nhà nước cấm khai thác, từ đó, người dân Ngọc Chiến cũng không lên rừng khai thác gỗ nữa. Ông Chinh bảo: “Lúc đó, tôi còn làm cán bộ xã, đến từng bản vận động bà con không vi phạm quy định của nhà nước. Các già bản hiến kế nên đưa vấn đề này vào hương ước của mỗi bản. Quả nhiên, từ đó người dân tuân thủ tuyệt đối quy định này”.

4. Giữa cánh đồng bản Lướt có hai cây cổ thụ đứng kề bên nhau, bà con dân bản gọi là Cây tình nhân. Ông Chinh bảo, cây có từ bao giờ người già nhất bản cũng không biết và cũng chẳng ai biết đó là cây gì, người ta chỉ biết rằng, từ ngày sinh ra đã thấy hai cây này như vậy. Người Thái ở Ngọc Chiến tin rằng, đôi cây này là hiện thân của ông bà - đôi tình nhân đầu tiên sinh di dân đến xứ sở này. Chính vì thế, đôi cây là biểu tượng cho mối tình thủy chung, son sắt, là kết quả tốt đẹp của một cuộc thiên di. Người có kinh nghiệm đi rừng nhiều năm cũng không gặp loại cây nào như thế này. Người thì bảo cây này lấy về làm củi đốt cũng không cháy. Hai cây không to cao, cũng không sum xuê cành lá, nhưng rắn chắc, toàn thân phủ đầy rêu và địa y, vươn mình đón mưa rừng, gió núi đã bao đời nay. Nhìn xa hai cây giống như hai con người đang bên nhau, che chở, chia sẻ, bảo vệ nhau. Theo “Truyền thuyết khâu Sam Síp” thì Cây tình nhân có mặt cùng với nhóm người Thái trắng khi đến đây lập bản, lập mường vào thế kỷ X. Bởi theo phong tục dân tộc Thái, khi định cư ở đâu, người ta sẽ trồng cây ở đầu bản, đặt tên là cây Lắc mương, nghĩa là cây ranh giới giữa bản với bên ngoài và họ dặn nhau: “Những điều tốt đẹp và những điều xấu xa cũng chỉ đem ra đến đây”. Cũng như vậy, khi con thú rừng vào bản bắt vật nuôi, nếu có xua đuổi thì cũng chỉ ra đến hai cây này là dừng lại. Ranh giới không chỉ mang ý nghĩa địa lý, mà còn mang cả ý nghĩa tâm linh. Cây Lắc mương được coi là một trong hai điều thiêng liêng đối với người Thái ở Ngọc Chiến, tuyệt đối không được mạo phạm, cùng với Pu Tạo Luông (Thần núi). Hàng ngày, bà con thường ra đây để cầu xin hạnh phúc, nhất là những cặp đôi yêu nhau.

Trong những ngày ở Ngọc Chiến, chúng tôi đã trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, no mắt nhìn bản làng, núi rừng, no tai nghe chuyện kể và đặc biệt no mũi ngửi mùi thơm cứ vấn vít đến từng bước chân. Từ đặc sản “hai thơm” với 250 ha trồng nếp tan thơm lừng và gần 1.000 ngôi nhà sàn bằng gỗ pơ mu, huyện Mường La và tỉnh Sơn La đang xây dựng những dự án du lịch để “bản thơm” Ngọc Chiến đến gần hơn với du khách gần xa.

Tháng 4 vừa qua,  huyện Mường La đã mời Đạo diễn điện ảnh Lưu Trọng Ninh, NSND Ngọc Bích - Chủ nhiệm Liên đoàn Nghệ thuật múa di sản Hà Nội, kiến trúc sư Vũ Anh Tuấn, chuyên gia y học Hà Quốc Trụ, master chef Nguyên Trung Nam, nghệ sĩ Cầm Thị Lảy và các nghệ nhân múa, chủ các homestay đã thành công trong phát triển du lịch tại Nghĩa Lộ (Yên Bái) về Ngọc Chiến chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng cho bà con dân tộc Thái nơi đây.

Bài và ảnh trịnh thông thiện
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc

|

Ngày 16.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.

Các cấp công đoàn với công tác an sinh xã hội, đoàn kết dân tộc

Phạm Đông |

Theo đại biểu Quốc hội, công tác an sinh xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tổ chức công đoàn.

Bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh vui Tết lấp lỗ

TRẦN TUẤN |

Ngày 14.8 (tức 7.7 âm lịch) là ngày Tết lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Tỉnh đoàn và UBND huyện Hương Khê tổ chức Tết cho bà con theo phong tục của họ.

Dừng tổ chức LH nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái

Thanh Hương |

Vì dịch COVID-19, Bộ VHTTDL đề nghị ngừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII.

Bí mật “tẳng cẩu” của dân tộc Thái - dấu hiệu nhận biết phụ nữ có chồng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi người con gái dân tộc Thái ở Tây Bắc có búi tóc gọn gàng trên đỉnh đầu và một chiếc trâm bạc điểm xuyết thì đó là dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đã có chồng – người ta gọi đó là “tẳng cẩu”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Tăng cường xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc

|

Ngày 16.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.

Các cấp công đoàn với công tác an sinh xã hội, đoàn kết dân tộc

Phạm Đông |

Theo đại biểu Quốc hội, công tác an sinh xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tổ chức công đoàn.

Bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh vui Tết lấp lỗ

TRẦN TUẤN |

Ngày 14.8 (tức 7.7 âm lịch) là ngày Tết lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Tỉnh đoàn và UBND huyện Hương Khê tổ chức Tết cho bà con theo phong tục của họ.

Dừng tổ chức LH nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái

Thanh Hương |

Vì dịch COVID-19, Bộ VHTTDL đề nghị ngừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII.

Bí mật “tẳng cẩu” của dân tộc Thái - dấu hiệu nhận biết phụ nữ có chồng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi người con gái dân tộc Thái ở Tây Bắc có búi tóc gọn gàng trên đỉnh đầu và một chiếc trâm bạc điểm xuyết thì đó là dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đã có chồng – người ta gọi đó là “tẳng cẩu”.