Nghĩa tình “Vườn Mẹ”

Hồ Thanh Hải |

Tôi may mắn có một thời gian công tác, học tập và được bà con nhân dân xã Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) nuôi nấng che chở trong những năm 1968 đến 1970.

Những năm tháng ấy, tôi từng nhìn thấy bao cảnh tàn phá bom rơi, đạn nổ, càn quét, bắt bớ khảo tra, dồn dân lập ấp của kẻ thù..., đồng thời, cũng chứng kiến những tấm gương gan dạ, kiên cường, dũng cảm hy sinh, xả thân cứu nước của người dân trên mảnh đất cát cháy Bình Dương anh hùng. Và chính nơi ấy, những người mẹ, người vợ từng tiễn chồng, con lên đường ra trận đánh thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tấm lòng Người Mẹ đối với Tổ quốc thiêng liêng.

1. Mới đây, vào ngày 27.7.2021, tôi có đọc bài viết của anh Phan Đức Nhạn (nguyên là Tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội khoá 11; nguyên Phó giám đốc Sở xây dựng TP.Hồ Chí Minh) đăng trên Báo Nhân Dân về phác thảo dự án mang tên “Vườn Mẹ”. Tôi thật xúc động, bởi nhận thấy dự án “Vườn Mẹ” chính là ý tưởng sâu sắc và rất chính đáng cho dành các thế hệ mai sau của một người con trên mảnh đất Bình Dương anh hùng. Tôi rất đồng tình việc chọn vị trí để thực hiện dự án “Vườn Mẹ” tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, đây là lựa chọn hợp lý.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Dương là căn cứ địa có vị trí chiến lược quan trong của vùng đông Thăng Bình. Là nơi khởi nghĩa giải phóng đầu tiên của 7 xã vùng đông huyện Thăng Bình (5.9.1964). Không phải ngẫu nhiên nơi này được chọn để giải phóng trước. Vì trong 7 xã vùng đông Thăng Bình, Bình Dương là xã có phong trào cách mạng mạnh nhất, địa thế chiến lược quan trọng nhất và thực lực cách mạng lúc bấy giờ cũng mạnh nhất. Sức mạnh ở đây bắt nguồn từ con người, từ đội ngũ cán bộ, đảng viên và phong trào cách mạng của nhân dân. Trước năm 1975, Bình Dương có khoảng 7.500 người dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã có hơn 4.700 người ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Trong đó, có 1.347 liệt sĩ, hơn 350 Mẹ Việt Nam anh hùng, 5 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Cán bộ và nhân dân đã anh dũng hy sinh để gìn giữ cho mảnh đất này quá lớn, nhưng Bình Dương vẫn kịp thời bổ sung và phát triển đội ngũ kế thừa nhằm đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó trong từng thời kỳ cách mạng. Bình Dương không những là cái nôi cách mạng, là căn cứ địa của vùng đông huyện Thăng Bình, mà còn là cái nôi của sự phát triển nguồn cán bộ. Đảng ta đã đúc kết: “Cán bộ nào thì phong trào ấy”. Vùng đất này đã sinh ra bao người con ưu tú làm rạng rỡ cho mảnh đất Bình Dương anh hùng. Một xã đã ba lần được Nhà nước phong tặng Danh hiệu anh hùng (2 lần Anh hùng LLVT, 1 lần Anh hùng lao động). Có thể nói, không có nơi nào trên mảnh đất Thăng Bình này mà một xã có đến 6 người làm Bí thư Huyện uỷ qua các thời kỳ.

2. Bắt nguồn từ kháng chiến chống Pháp, Chi bộ đảng đầu tiên ở Bình Dương ra đời vào ngày 9.7.1946 tại Lạc Câu. Lúc đầu chỉ có 3 đảng viên do đồng chí Ngô Tấn Tâm (Dũng) làm bí thư chi bộ, lấy tên là chi bộ Phan Thanh. Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp đã có nhiều đồng chí giữ chức vụ lãnh đạo của huyện như đồng chí Võ Truyền, làm Bí thư Huyện uỷ (1957); đồng chí Phan Hoàng làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến huyện Thăng Bình (ba của đồng chí Phan Đức Nhạn). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong giai đoạn xây dựng quê hương, cũng có nhiều cán bộ trưởng thành trong phong trào cách mạng. Đó là nguồn cán bộ rất mạnh của huyện Thăng Bình. Đội ngũ cán bộ đó, trước hết phải kể đến đồng chí Phan Đấu, là Phó Văn phòng Khu uỷ 5, Thư ký đồng chí Võ Chí Công, sau năm 1975 là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng; đồng chí Phan Thị Truy, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam; đồng chí Nguyễn Thị Nhờ, AHLLVTND, Tỉnh uỷ viên, Trưởng ban đấu tranh chính trị tỉnh Quảng Nam; đồng chí Ngô Thanh Dũng, TUV, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình (1964); đồng chí Phan Thanh Toán, TUV, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình (1974); đồng chí Ngô Thị Thanh Hương, TUV, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình (1994), đồng chí Phan Thăng An, TUV, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình (2011), nay là Cục trưởng Cục bảo vệ chính trị của Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Phan Công Vỹ, TUV, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình (2015 đến nay). Ngoài ra còn có đồng chí Vũ Nhị là Phó Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình; đồng chí Phan Văn Khánh và Phan Đức Bảy là Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình.

Trong quân đội có đồng chí Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Tư lệnh Quân khu 5, AHLLVTND, sau đó được Bộ Quốc phòng điều ra làm Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và một số đồng chí mang quân hàm cấp tá.

Ở cấp tỉnh thành, Bình Dương có một số đồng chí giữ chức vụ cấp trưởng, phó sở, ngành như đồng chí Phan Đức Nhạn, TUV, đại biểu QH khoá 11, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, phó giám đốc Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TP.Đà Nẵng; đồng chí Trần Văn Bốn, TUV, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Nam; đồng chí Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam; đồng chí Lê Trung Kiên, Giám đốc Bưu điện Đà Nẵng; đồng chí Phan Thanh Châu, phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam; đồng chí Ngô Văn Biện, Phó giám đốc Sở Công Thương, Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam.v.v...

3. Những người con của Bình Dương anh hùng cũng trưởng thành ở nhiều địa phương trong cả nước, trở thành những lãnh đạo tỉnh như đồng chí Mai Văn Năm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, sau đó được Trung ương điều ra làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Trung ương; đồng chí Lê Ngọc Tuấn, người con của căn cứ lõm Bàu Bính, xã Bình Dương, hiện nay là Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum; đồng chí Mai Văn Hữu, TUV, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum; đồng chí Trịnh Trâm, Phó Bí thư Huyện uỷ Tây Giang; đồng chí Nguyễn Thanh Vân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My và nhiều người con của mảnh đất này đã trở thành những nhà doanh nhân thành đạt, những sĩ quan cao cấp, những cán bộ của Đảng và Nhà nước ở cấp huyện và tỉnh.

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kẻ thù nào cũng tìm diệt cho được lực lượng cốt cán, đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng. Vì đây chính là nguồn gốc của các phong trào cách mạng. Nhưng dù có chiến đấu hy sinh đến đâu, địch bắt bỏ tù đến đâu, thì vẫn có lớp người này thay lớp người khác nối tiếp truyền thống của vùng đất cách mạng, của quê hương anh hùng. Sự trưởng thành và đóng góp không mệt mỏi của nhân dân cho sự nghiệp cách mạng, không thể không nhắc đến công lao mang nặng đẻ đau, sinh thành nuôi dưỡng của những Người Mẹ. Đó cũng là lý do để anh Phan Đức Nhạn khát khao dự án “Vườn Mẹ” được thực hiện trên mảnh đất Bình Dương anh hùng. Biểu tượng Người Mẹ của “Vườn Mẹ” không chỉ sáng ngời trên mãnh đất vùng đông Thăng Bình nói riêng mà nó sẽ mãi mãi sáng ngời trong lòng người dân Việt Nam với truyền thống văn hoá của dân tộc.

“Vinh danh công trạng suốt đời,

Ba trăm năm mươi Mẹ một thời lừng danh

Tiễn con dưới mái nhà tranh

Hoà bình Mẹ đợi các anh không về...”

Như người ta thường nói: “Tương lai của con là công trình của Mẹ”. Do đó, công trình “Vườn Mẹ” ra đời sẽ là bàn tay của Mẹ vun xới cho tương lai, cho các thế hệ con cháu mai sau, sẽ là nơi giáo dục rất có hiệu quả về truyền thống cách mạng, được tái hiện bằng những địa chỉ cụ thể, bằng những hiện vật sống động của cha ông thời đánh giặc, bằng những mô hình sinh động của tấm gương những Người Mẹ trong quá khứ hào hùng của mảnh đất Bình Dương anh hùng.

Rất mong dự án công trình “Vườn Mẹ” sẽ sớm trở thành hiện thực trong thời gian sớm nhất, với sự đồng thuận cao của các cấp uỷ, chính quyền, các địa phương trong tỉnh và tất cả chúng ta.

Hồ Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Chuyến xe chở đầy tình thương của bà con Quảng Nam tới người dân TPHCM

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Nhận thấy khó khăn về việc mua thực phẩm của nhiều người dân xa quê đang làm việc ở TPHCM trong dịch COVID-19, hội đồng hương Phú Ninh tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chuyến xe miễn phí, giúp vận chuyển hàng hoá của người thân đem vào TPHCM.

Quảng Nam ra mắt thư viện sách cho công nhân đầu tiên

Thái Bình |

Hơn 3.000 đầu sách với nhiều thể loại đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, đáp ứng nguyện vọng của người lao động đã được Công đoàn công ty TNHH MTV Sedo Vinako (Sedo) tổ chức ra mắt thư viện công nhân chiều ngày 9.7.

4 tập thể đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Phạm Đông |

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đang lấy ý kiến nhân dân với 4 tập thể đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyến xe chở đầy tình thương của bà con Quảng Nam tới người dân TPHCM

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Nhận thấy khó khăn về việc mua thực phẩm của nhiều người dân xa quê đang làm việc ở TPHCM trong dịch COVID-19, hội đồng hương Phú Ninh tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chuyến xe miễn phí, giúp vận chuyển hàng hoá của người thân đem vào TPHCM.

Quảng Nam ra mắt thư viện sách cho công nhân đầu tiên

Thái Bình |

Hơn 3.000 đầu sách với nhiều thể loại đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, đáp ứng nguyện vọng của người lao động đã được Công đoàn công ty TNHH MTV Sedo Vinako (Sedo) tổ chức ra mắt thư viện công nhân chiều ngày 9.7.

4 tập thể đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Phạm Đông |

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đang lấy ý kiến nhân dân với 4 tập thể đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.