Điểm nhấn trong tuần

Hà Nội “du học’ trồng cây xanh

Mai châu |

Chỉ trong vòng ba tháng qua, lượng cây xanh được cắt tỉa, hạ độ cao ở thủ đô Hà Nội đã gấp hơn 5 lần số lượng thực hiện trung bình mỗi năm trước đây, sau khi các cán bộ công ty cây xanh được cử đi nước ngoài “du học” ngắn hạn.

“Cắp cặp” đi học cắt tỉa cây

Qua ba đợt bão vừa qua, theo thống kê của Sở Xây dựng TP. Hà Nội có hơn 3.200 cây đã bị đổ, bật gốc. Trong đó, cây trồng theo hình thức xã hội hóa năm 2014 - 2015 bị đổ, bật gốc là 88 cây; cây trồng theo vốn ngân sách của TP giai đoạn 2015 -2 016 là 31 cây và cây trồng được tiếp nhận từ các chủ đầu tư dự án khoảng 3.079 cây. Tuy nhiên, trong số các cây bị gãy đổ, có rất ít trường hợp là các cây có đường kính to đã được cắt tỉa, hạ độ cao trước đó.

Ông Vũ Kiên Trung - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết: “Trung bình mỗi năm trước đây, Công ty chỉ cắt tỉa được 3.000 - 3.500 cây xanh. Nhưng qua 3 tháng sử dụng xe tự hành, cưa mới đã cắt tỉa được khoảng 20.000 cây xanh, gấp 5 lần trung bình mỗi năm trước”.

Xe tự hành có độ nâng 16m, 18m, 26m, 32m là một trong những phương tiện mới được trang bị cho Công ty Công viên Cây xanh để cắt tỉa, hạ độ cao của cây xanh trong TP. Đây là những xe tự hành được UBND TP. Hà Nội đồng ý nhập từ Đức về và giao cho Công ty Công viên Cây xanh sử dụng.

Trước đây, để cắt tỉa những cây lớn, công nhân Công ty phải trèo lên cây, vất vả dùng cưa máy đốn hạ cành to. Những năm trước, mỗi năm có từ 3 - 5 công nhân công ty bị tai nạn trong quá trình cắt tỉa cây. Sau khi cắt được cành cây phải tổ chức vận chuyển xuống dưới mặt đường làm sao đảm bảo được an toàn giao thông phía dưới.

Do năng suất cắt tỉa thấp, nên việc hạ độ cao, cắt bỏ những cành khô, dễ gãy thường được thực hiện trước mỗi khi có mưa bão. Chính vì vậy, xác suất cây đổ, cành cây to gãy lớn hơn nhiều, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Kể từ khi đưa các xe tự hành cắt tỉa cây xanh vào sử dụng, việc cắt tỉa cây chỉnh trang đô thị đã hạn chế ảnh hưởng đến các phương tiện qua đường, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân và tiết kiệm được chi phí hơn trước đây.

“Trước đây, chi phí cắt tỉa một cây xanh dao động từ 2,5 - 4 triệu đồng, hiện đã giảm xuống từ 700 - 900 nghìn đồng khi cắt tỉa một cây xanh” - lãnh đạo Công ty Công viên Cây xanh cho hay. Việc sử dụng xe tự hành cắt tỉa cây xanh là một trong những “bài học” đầu tiên được Hà Nội ứng dụng sau khi cử cán bộ đi học ươm, trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh ở nước ngoài.

Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “Thời gian qua, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị đi học tập ươm, trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh. Như tháng 5 - 6 vừa rồi Công ty Công viên cây xanh, Công ty Vườn thú Hà Nội và Công ty Công viên Thống nhất đã cử đoàn cán bộ hơn 30 người sang TP. Côn Minh (Trung Quốc) để học tập trồng, chăm sóc, cắt tỉa, ươm cây. Đây là đoàn cán bộ đầu tiên đi học tập nhằm tạo ra cách làm mới, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng cây xanh.

Trong thời gian đầu thực hiện cắt tỉa cây xanh bằng xe tự hành, công nhân Công ty Công viên cây xanh vẫn phải có sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài. Đến nay, công nhân đã có thể sử dụng thành thạo xe tự hành, cưa mới để cắt tỉa cây đúng kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động so với trước đây.

Ông Vũ Kiên Trung nói: “Với thiết bị mới, số lượng cây xanh được cắt tỉa có thể đạt được 21.000 cây/năm, gấp 7 lần so với trước đây. Hay như sau cơn bão số 1 vừa qua, chỉ sau 2 ngày Công ty đã thực hiện giải tỏa gần 400 trường hợp cây đổ, gần 500 trường hợp cành gãy. Trong đó, toàn bộ các cây có đường kính lớn, các cây có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, cản trở giao thông đều được thực hiện ngay”.

Sau khi cắt tỉa các cây có đường kính to ở dọc các tuyến đường, phố, hiện nay việc cắt tỉa cây xanh đang được thực hiện trong các trường học và công viên.

Trồng cây trái mùa

Song song với việc đổi mới trong cắt tỉa cây xanh, Hà Nội cũng đã bắt đầu thực hiện trồng cây theo “công nghệ mới”. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã khẳng định: “Ngoài việc cắt tỉa, Hà Nội cũng sẽ trồng mới hệ thống cây xanh. Việc trồng cây gì, trên phố nào phải đảm bảo tiêu chuẩn. Cây mới trồng trên các tuyến phố phải đảm bảo tương đương 70% - 80% so với cây hiện tại. Việc này để đảm bảo tính đồng bộ, tránh tình trạng những tuyến phố có cây xanh to nhưng sau đó trồng những cây quá nhỏ không lên được”. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng đặt ra yêu cầu toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn quận, huyện phải được Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội duyệt thì mới được trồng, dù một số nơi đã lập dự án cải tạo, trồng mới cây xanh.

Những hàng phượng trồng ở dải phân cách một số tuyến đường như Xã Đàn, Láng Hạ… là bước thử nghiệm đầu tiên cho việc trồng cây theo “công nghệ mới” ở Hà Nội. Cây mới trồng có đường kính khá to và được trồng ngay mùa hè, không phải cuối đông, đầu xuân như vẫn thực hiện.

Việc trồng đại trà cây phượng ở nhiều tuyến đường cũng đã có những ý kiến trái chiều từ những chuyên gia. Tuy nhiên, Công ty Công viên Cây xanh khẳng định, loại cây này phù hợp để làm cây đô thị ở Hà Nội và đến nay, đã có một số cây ra hoa sau khi được trồng mới. Trả lời kiến nghị của cử tri TP. Hà Nội về việc trồng mới cây xanh trên địa bàn TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: “Nhân viên Công ty Cây xanh đã được cử đi học ở nước ngoài về công nghệ tạo giống, tạo rễ, tạo hoa cho cây và công nghệ cắt tỉa. Với công nghệ hiện nay có thể trồng được cây vào mùa hè”.

Ông Chung cũng đặt ra mục tiêu sẽ trồng 1 triệu cây xanh trong 5 năm tới, trong hoàn cảnh 5 năm qua TP chỉ trồng mới được trên 6.000 cây.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Trên các tuyến phố cũ thuộc 10 quận sẽ trồng khoảng 60 nghìn cây, cây mới trồng có đường kính bằng khoảng 80% cây bên cạnh. Các tuyến quốc lộ, trường học, công viên mới được xây dựng sẽ được trồng thêm cây xanh. Cuối cùng là trồng mới rừng trên địa bàn TP và khuyến khích người dân trồng ở nhà riêng”.

Sẽ ban hành quy trình trồng cây xanh

Trong sự “hưng phấn” trồng thêm nhiều cây xanh ở Thủ đô, cơn bão số 1 vừa qua cũng đã cho thấy những bất cập trong việc trồng mới cây ở Hà Nội. Đó là hàng loạt cây bị gió quật bật gốc vẫn còn nguyên bọc nhựa, bọc nilon phía dưới hố trồng. Dường như những cây này được trồng chỉ để đủ “chỉ tiêu”, còn sau này có sống, phát triển tốt hay không thì đơn vị trồng, quản lý cây không quan tâm đến.

Ông Nguyễn Đức Chung cũng đã thừa nhận thực trạng này tại kỳ họp HĐND: “Toàn bộ các tuyến đường mới trong các khu đô thị do chủ đầu tư trồng cây xanh không thông qua thành phố, không được quản lý về chất lượng”.

Ngày 9.8 vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã công bố những đơn vị liên quan đến việc trồng cây xanh còn nguyên bọc nhựa, bọc nilon và đề nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.

Cụ thể, tại đường Nguyễn Văn Trỗi - Hà Đông, chủ đầu tư là Ban QLDA Mỗ Lao, đơn vị thi công là Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Đông. Tại đường Trần Phú - Hà Đông, chủ đầu tư là Ban QLDA quận Hà Đông, đơn vị thi công là Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Đông. Tại đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, chủ đầu tư - Ban QLDA quận Cầu Giấy, đơn vị thi công là LIDEC02; dự án được hoàn thành năm 2010 dịp 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay: “Ngay sau khi báo chí phản ánh, tôi đã gọi điện trực tiếp đến Phó Chủ tịch hai quận để kiểm tra, đề nghị phải xử lý trách nhiệm cả đơn vị trồng cây và đơn vị giám sát là Ban QLDA”.

Ông Phong cũng cho rằng, việc trồng cây phải được tuân thủ theo đúng quy trình. Trước đây, mỗi đơn vị trồng theo một quy trình khác nhau, giờ phải thống nhất. Sau đó, khi thực hiện phải có đơn vị giám sát.

“Cụ thể kích cỡ hố như thế nào hay phải có đất màu khi lấp hố trồng cây, mặt bầu cách mặt đất bao nhiêu cm cần phải được giám sát” - ông Phong lấy ví dụ.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết Sở Xây dựng đang xây dựng quy trình trồng cây bóng mát trên địa bàn TP. Hà Nội để các đơn vị thực hiện thống nhất. Hiện các đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng đã thực hiện theo quy trình, còn các đơn vị khác đang thực hiện theo quy định quản lý cây xanh và kỹ thuật trồng cây.

Ông Phong khẳng định: “Sau khi có quy trình mới, chúng tôi sẽ quy định rõ, khi trồng cây với bầu không tự tiêu phải tháo bỏ. Không thể để cây trồng còn bọc trong lưới nilon không tự tiêu được trồng xuống đất”.

Mai châu

Mai châu
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Công nhân nợ lương ở Lào Cai: Công đoàn đã hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết

Văn Đức |

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung bị nợ lương gần 1 năm nay được tổ chức Công đoàn hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết.

Hà Nội: Bến xe vắng khách ngày cận Tết, chờ cả tiếng không có người

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Chiều 18.1, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, tại các cửa ngõ, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra nghiêm trọng trong khi đó các bến xe tại Hà Nội như Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình thưa thớt hành khách.