Gieo “Duyên: “Một đám mây vẫn có thể bay về”

an vũ |

Qua những tuần đầu trưng bày, triển lãm “Duyên” của họa sĩ Lê Thiết Cương vẫn thu hút sự quan tâm của người yêu nghệ thuật, nhất là công chúng Sài Gòn. Họa sĩ đã trở về Hà Nội, nhưng với sự hiện diện này, duyên vẫn mở, bao quát sự nghiệp nghệ thuật của anh.

1.

Có thể nói “Duyên” là bữa tiệc thị giác tranh, tượng, gốm lần đầu họa sĩ Lê Thiết Cương mang vào Sài Gòn theo nghĩa một triển lãm cá nhân. “Duyên” bày đặt, sắp xếp, bài trí hình - màu - chất liệu một cách duyên dáng, chỉn chu. Người xem vẫn nhận ra Lê Thiết Cương ở từng nhánh, cũng như ở cả cây nghệ thuật anh đã gieo trồng.

Tranh của anh kiệm hình, kiệm màu, nhiều khoảng trống, đã được “định danh” bởi lối vẽ tối giản. Dù là chất liệu sơn dầu, bột màu vẽ trên vải màn bồi lên giấy dó hay sơn mài thì tính nhất quán này vẫn giữ nguyên - Lê Thiết Cương gọi là “tôi đến cái bến tối giản”. Từ triển lãm cá nhân đầu tay lấy tên “Đồng dao” (1991), đến nay họa sĩ đã trình làng 29 triển lãm cá nhân (tính cả “Duyên”) ở trong và ngoài nước. Mở đầu bằng bột màu, đến “Duyên” đã hội đủ các chất liệu, có thể coi là một cuộc tổng kết bước đầu.

Tranh Lê Thiết Cương không tả thực, mà chỉ gợi cảm, gợi ý. Một mái nhà xưa, một bình gốm cũ, một chiếc bàn cũ, một tấm bảng đen, một chân dung ngược... luôn vừa đủ, vừa thiếu. Nét vẽ có [đủ] rồi, mà người xem thấy tâm trí người được vẽ còn để ở đâu, bâng khuâng, ngẫm ngợi, man mác buồn. Mặc dù tính đồ họa trong tranh rõ nét, nét và mảng không mờ nhòe hư ảo, họa sĩ không nhấn nhá sắc độ của màu, song chất thơ, chất tình lại gợi nhiều hơn tính lý trí.

Tác phẩm “Đối thoại“. Ảnh: Gallery 39
Tác phẩm “Đối thoại“. Ảnh: Gallery 39

Điểm nổi bật ở tượng của Lê Thiết Cương là anh ưa dùng đường cắt, mặt cắt; chất liệu từ bền vững (sắt, đá) đến kém bền vững (gương, kính). Một chiếc ghế phom hình hoàn chỉnh, một hạt gạo xẻ đôi, một chân dung bán thân cắt dọc, một tượng Phật mỏng cạnh... luôn khiến ta hình dung những “nhát cắt để lại”. Cùng lúc vật thể được “lấy đi” khối chất liệu tạo nên nó, một mặt nó lại được không gian và con mắt thưởng lãm thêm vào phần “cố tình” khuyết ấy. Người xem đặt câu hỏi: Tại sao họa sĩ lại cắt, xẻ chúng? Họa sĩ trả lời: “Mặt phẳng, phẳng cũng là khối”. Và “Những chiều mặt ấy đã mở rộng cho khối, thêm không gian cho khối, làm rõ khối hơn, làm cho khối có một Mặt khác, một khuôn Mặt khác”.

Đến khi “chơi” với gốm, họa sĩ ghép các mảng miếng lại thành tranh gốm khảm (mosaic) hoặc đơn giản là vẽ lên những bình, đĩa, lọ gốm những câu thơ, lời kinh Phật. Người ta có thể bảo tranh gốm ấy chả có công năng gì ngoài để ngắm, nhưng những bình gốm, lọ gốm, đĩa gốm vừa ngắm vừa có thể cắm hoa và đặt để thức quả. Không gian được đẹp lên, mà cả hoa cả bình gốm cũng đẹp lên. Những cái tên như Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng... cũng đẹp lên. Cái đẹp không cần đi xa mới có hay đi xa mới thấy. Nó luôn ở trong mắt mình, chỉ là tâm trí có dành cho nó và có nhận ra không". Hơn ai hết, nghệ sĩ là những người luôn nhắc ta điều ấy.

2.

Cũng như nhiều trang tản văn Lê Thiết Cương viết, nghệ thuật thị giác của anh đậm chất thơ. Nói về chất thơ, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cắt nghĩa, là ở đó “chứa đựng tinh thần lãng mạn và sự tự do vô cùng”. Cuộc sống luôn có 2 mặt: Hiện thực bề bộn và những vẻ đẹp huyền diệu, người nào thấy nhiều vẻ đẹp hơn người ấy có nhiều hạnh phúc hơn. “Sống thì phải cố chứ làm nghệ thuật và yêu thì ai mà cố được?”. Câu hỏi tu từ là lời khẳng định của anh.

Họa sĩ có thể chọn loại toan này để vẽ mà không phải loại toan kia, dùng loại cọ này mà không phải cọ khác, vẽ lên dáng bình gốm này mà không phải dáng bình gốm khác... một cách kỹ lưỡng, chi tiết. Thậm chí cả con đường nghệ thuật tối giản anh theo đuổi trung thành và cực đoan, cuối cùng cũng không làm mất đi chất thơ của chính nó. Những diễn giải về hình, màu, bố cục, không gian, chất liệu, khối, kiểu dáng... là cách để hiểu thêm về tác phẩm, nhưng không có diễn giải, ngay từ đầu mỗi người cũng có thể cảm nhận nét nhẹ nhàng, tinh tế khi đứng trước tác phẩm của anh.

Tác phẩm “Hạt gạo“. Ảnh: Gallery 39
Tác phẩm “Hạt gạo“. Ảnh: Gallery 39

Trong cuốn sách “Nhà & Người” mới ra mắt, họa sĩ viết: “Mỗi nghệ sĩ đều thuộc về một khoảng hiện thực nào đó.” “Nhưng rồi tôi biết mình nhầm vì cuộc sống và nghệ thuật không cần phải trùng khít.” Tính cách và tâm hồn có thể khác xa nhau, giống như một người muốn ở giữa mọi người nhưng cần ấm áp của một người, một bản tính nóng giận vẫn mong những dịu hiền xoa dịu. Chất thơ trong nghệ thuật có thể nói là giấc mơ của người nghệ sĩ.

Điểm các tên tranh anh đặt trong triển lãm: “Sông Hồng”, “Một”, “Đêm trắng”, “Trốn”, “Tìm”, “Bảng đen”, “Bóng và hình”, “Đối thoại”, “Cầu nguyện”, “Hòa bình”; hoặc tên các tượng: “Hạt gạo”, “Âm”, “Bất nhị”, “Phật tức tâm”... cũng một phần nhận ra giấc mơ này. Giấc mơ của một mà nhiều hơn một, nhiều hơn một mà chỉ là một. Hơn cả đẹp và buồn là bình an dưới một mái nhà. Là đi để về. Là hạnh phúc. Dù rằng chính anh cũng đã nhận ra: “Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng và xa vời... Hạnh phúc là một khái niệm rộng dài, chập chờn ẩn hiện...”.

Rất may, nghệ thuật cũng có thể được xếp vào một dạng hạnh phúc - cho cả người làm ra và người thưởng ngoạn. Bởi có nó, ít ra những thứ trừu tượng cũng có thể hiện lên trước mắt, làm cho giấc mơ (dù là giấc mơ) không hoàn toàn quá mơ hồ. Nó là sự xếp lại, dựng lại, vun lại, nuôi dưỡng tâm hồn.

Có lẽ không sai khi nói Lê Thiết Cương đã gieo “Duyên”, chầm chậm trở về với mình, với hạnh phúc gần mình nhất. Nghệ thuật có giá bởi vì nó có thể biến ngay cả nỗi buồn thành thơ và dâng tặng chúng cho cuộc đời, như anh từng viết: “Với nghệ thuật thì một bông hoa tàn có thể nở lại, một giấc mơ có thể mơ lại, một nụ cười, một đám mây vẫn có thể bay về”.

Triển lãm “Duyên” tại Nhà Trưng bày Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh, 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM, từ ngày 3.8 - 3.10.2024.

Cuốn sách “Duyên” với hơn 200 trang in các tác phẩm cùng những bài viết về họa sĩ Lê Thiết Cương cũng ra mắt công chúng nhân dịp triển lãm.

an vũ
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ Lê Thiết Cương lần đầu khoe “Duyên” tại TPHCM

Thùy Ân |

TPHCM - “Duyên" - triển lãm cá nhân của họa sĩ Lê Thiết Cương - mang đến nét giao thoa giữa nghệ thuật truyền thống với tối giản đương đại.

Tranh “Khát vọng hòa bình” của họa sĩ Lê Bá Đảng vượt 10.000km về Việt Nam

HƯNG THƠ |

Trong số 150 tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa bình ở Quảng Trị, có nhiều tác phẩm vượt 10.000km từ Pháp về.

Họa sĩ Trịnh Tú và những gương mặt trần gian đầy màu sắc, âm thanh

Mi Lan |

Phải yêu mỹ thuật đến nhường nào mới có thể rung cảm trước hội họa bằng tất cả giác quan như họa sĩ Trịnh Tú. Ông không chỉ ngắm nhìn, thưởng lãm, còn nghe thấy cả thanh âm, nhạc điệu, cả sự đồng vọng của thời gian khi đứng trước mỗi tác phẩm.

Thị trường phim Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Anh Tuấn |

Sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Nhưng sẽ thế nào nếu họ chỉ chú trọng vào mục đích kinh doanh, khai thác thị trường phát hành mà không đầu tư ngược lại cho sự phát triển của ngành phim Việt?

Bức tranh điểm chuẩn năm 2024: Ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9 điểm/môn vẫn khó đỗ

Nhóm PV |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học có điểm chuẩn tăng từ 1-2 điểm so với năm ngoái. Trong đó, nhóm ngành Sư phạm, Báo chí ở vị trí ngành có điểm chuẩn cao nhất. Thí sinh phải đạt 9,6 điểm/môn mới có cơ hội đỗ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Lục Tùng |

GS.TS Võ Tòng Xuân - nhà nông học hàng đầu thế giới đã qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Nhà trọ Hà Nội tăng giá "đón” sinh viên

Minh Hạnh |

Giá nhà trọ trên địa bàn Hà Nội “nhảy múa”, đặc biệt là phân khúc nhà nhỏ, giá thuê thấp, khiến nhiều sinh viên gặp khó ngay từ đầu năm học.

Giữ bình yên cho cuộc sống nơi biên cương Tổ quốc

Hà Linh - Việt Bắc |

Những bản làng xa xôi nhất tại tỉnh biên giới Hà Giang đang từng ngày khoác lên màu bình yên, no ấm, trong đó có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Công an.

Họa sĩ Lê Thiết Cương lần đầu khoe “Duyên” tại TPHCM

Thùy Ân |

TPHCM - “Duyên" - triển lãm cá nhân của họa sĩ Lê Thiết Cương - mang đến nét giao thoa giữa nghệ thuật truyền thống với tối giản đương đại.

Tranh “Khát vọng hòa bình” của họa sĩ Lê Bá Đảng vượt 10.000km về Việt Nam

HƯNG THƠ |

Trong số 150 tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa bình ở Quảng Trị, có nhiều tác phẩm vượt 10.000km từ Pháp về.

Họa sĩ Trịnh Tú và những gương mặt trần gian đầy màu sắc, âm thanh

Mi Lan |

Phải yêu mỹ thuật đến nhường nào mới có thể rung cảm trước hội họa bằng tất cả giác quan như họa sĩ Trịnh Tú. Ông không chỉ ngắm nhìn, thưởng lãm, còn nghe thấy cả thanh âm, nhạc điệu, cả sự đồng vọng của thời gian khi đứng trước mỗi tác phẩm.