Thị trường phim Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Anh Tuấn |

Sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Nhưng sẽ thế nào nếu họ chỉ chú trọng vào mục đích kinh doanh, khai thác thị trường phát hành mà không đầu tư ngược lại cho sự phát triển của ngành phim Việt?

Việt Nam sắp có thêm 50 phòng chiếu phim cao cấp

Beta Media - đơn vị sở hữu chuỗi rạp chiếu phim Beta Cinema vừa công bố thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp đến từ Nhật Bản Aeon Entertainment (thuộc Aeon Group), theo đó 2 bên sẽ thành lập liên danh để xây dựng và vận hành chuỗi rạp chiếu phim cao cấp tại Việt Nam dưới thương hiệu Aeon Beta Cinema. Với số vốn hơn 5.000 tỉ đồng (200 triệu USD), liên danh này sẽ xây mới 50 rạp chiếu từ nay đến năm 2035. Họ cũng sẽ hợp tác sản xuất, phân phối phim Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế tại thị trường Việt Nam.

Chia sẻ về lý do đầu tư rạp chiếu tại Việt Nam, ông Nobuyuki Fujiwara - Giám đốc điều hành Aeon Entertainment nói: “Tại Nhật Bản, thị trường điện ảnh đã bão hòa, chúng tôi đang hướng tới thị trường quốc tế và chúng tôi chọn Việt Nam vì chúng tôi thấy thị trường này có rất nhiều tiềm năng”. Sự xuất hiện của Aeon Entertainment, doanh nghiệp đang điều hành hệ thống rạp phim lớn nhất Nhật Bản với 96 phòng chiếu, đánh dấu thêm một “cá mập” nước ngoài xuất hiện tranh giành miếng bánh béo bở từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam.

Aeon Beta Cinema nhắm đến phân khúc cao cấp, vốn chưa được khai thác nhiều ở Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã ghi nhận nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Megastar (Mỹ), CJ CGV (Hàn Quốc), Platinum (Indonesia) bên cạnh các công ty trong nước như BHD, Galaxy.

Thị trường rạp chiếu Việt Nam có sức hút gì?

Bất chấp những thành công phòng vé từ 2 phim “Mai”, “Lật mặt 7” (tổng doanh thu gần 1.000 tỉ đồng) và nhiều bom tấn nước ngoài như “Exhuma: Quật mộ trùng ma”, “Godzilla x Kong”, “Kungfu Panda 4”... hàng loạt phim Việt ra mắt gần đây đều chết yểu như: “Sáng đèn”, “Án mạng lầu 4”, “Đóa hoa mong manh”, “Móng vuốt”... Phim thất bại đồng nghĩa với nhà sản xuất thua lỗ. Vậy vì sao một “cá mập” ngành phim quốc tế như Aeon Entertainment đầu tư vào thị trường Việt Nam thời điểm này? Khách hàng đến rạp không chỉ mua vé mà còn mua đồ ăn nhẹ, vật phẩm thương mại liên quan đến bộ phim. Một vé xem phim có giá ở mức từ 70.000 - 100.000 đồng, giá đồ ăn nhẹ đi kèm (chỉ bán tại rạp mới được phép đem vào phòng chiếu) cũng ở mức tương đương (thậm chí cao hơn). Quản lý cấp vùng một cụm rạp lớn có vốn đầu tư nước ngoài từng thừa nhận, “doanh thu từ kinh doanh đồ ăn thức uống tại rạp đem lại nguồn thu lớn nhất, có lãi nhất’.

Để phim được chiếu tại rạp nhà sản xuất, nhà phát hành luôn phải thỏa thuận tỉ lệ ăn chia với chủ rạp. Thông thường tỉ lệ này ở mức 55/45 hoặc 40/60 (có khi còn chênh lệch cao hơn với ưu thế luôn nghiêng về phía chủ rạp, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên). Vì vậy, trong tổng doanh thu gần 1.000 tỉ đồng của “Mai” và “Lật mặt 7” thì số tiền chảy vào túi các chủ rạp không thấp hơn 500 tỉ đồng. Các nhà làm phim có thể thắng có thể thua, chứ chủ rạp thì không (ngoại trừ giai đoạn đóng cửa vì dịch COVID-19).

Theo báo cáo tài chính của CJ CGV Việt Nam (đơn vị sở hữu số lượng phòng chiếu lớn nhất nước ta hiện nay), bất chấp ngành phim đang trong giai đoạn suy thoái, doanh thu năm 2023 vẫn đạt gần 139 triệu USD (gần 3.500 tỉ đồng), tăng 23% so với năm 2022. Lợi nhuận hoạt động tăng 32% lên 11,1 triệu USD (hơn 276 tỉ đồng). Do đó, rất dễ hiểu khi các “cá mập” muốn nhảy vào khai thác thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết nhưng cũng cần nhìn nhận những mặt trái: Sẽ thế nào nếu liên doanh Aeon Beta Cinema nhập và phát hành số lượng phim Nhật Bản, phim quốc tế vượt trội so với việc sản xuất phim Việt Nam? Các nhà làm phim Việt, nền điện ảnh Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì, hay đơn thuần chỉ là thị trường để các ông lớn nước ngoài khai thác? Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thu hút đầu tư.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt thua lỗ triền miên và sự đe dọa từ các nền tảng phim trực tuyến

Mi Lan |

Từ đầu năm 2024, ngoài phim của Trấn Thành và Lý Hải, các phim Việt khác đều thua lỗ nghiêm trọng.

Phim Việt 18+ bị chê và kiểm duyệt nhiều lần bỗng gây sốt

Thùy Trang |

Bộ phim "B4S: Trước giờ yêu" nhận hiệu ứng tốt khi chiếu trên Netflix dù thành tích phòng vé thấp.

Phim Việt giờ vàng đã bớt bi kịch

Thái Anh |

Sau loạt bộ phim tràn ngập những bi kịch, các bộ phim lên sóng giờ vàng thời gian gần đây đã mang màu sắc tươi sáng và hướng tới những thông điệp tích cực.

Trấn Thành - Lý Hải bất bại và sự thua lỗ của phim Việt trong doanh thu hơn một nghìn tỉ

Thùy Trang |

Nửa đầu năm 2024, phòng vé Việt có 2 điểm sáng thuộc về Trấn Thành và Lý Hải, còn lại hầu hết phim ra rạp rơi vào tình trạng ế ẩm, thua lỗ.

"Kẻ trộm mặt trăng 4" áp đảo, "Lật mặt 7" giảm sâu suất chiếu, phim Việt lại lỗ

ĐÔNG DU |

Doanh thu rạp Việt hiện tại đang nghiêng hẳn về các phim ngoại, trong đó bom tấn "Kẻ trộm mặt trăng 4" áp đảo phòng vé Việt khi chiếm tới hơn 5.000 suất chiếu, "Lật mặt 7" giảm sâu suất chiếu. Riêng các phim Việt ra rạp khoảng 2 tháng nay hầu như đều lỗ lặng.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng kể bất ngờ tăng chiều cao sau khi sinh con

Thùy Trang |

Diễn viên Maya - mỹ nhân màn ảnh Việt - thừa nhận cô không thích bản thân quá cao.

Nghịch cảnh và giới hạn của biên kịch phim Việt

Mi Lan |

Vai phóng viên trong phim “Gái nhảy” bị đặt giữa bối cảnh một cách ngô nghê, thiếu thực tế, cuối cùng trở nên vô duyên, thừa thãi. Nhiều năm đã trôi qua, biên kịch vẫn là một khâu yếu của phim Việt. Chính vì kịch bản yếu đã biến hàng loạt phim điện ảnh rơi vào thua lỗ, thảm bại, và những phim truyền hình giờ vàng mãi chỉ quẩn quanh với đề tài gia đình, đánh ghen.

Tình tiết mới vụ việc tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Cơ quan nơi tiến sĩ bị tố đạo văn đang công tác xin rút tên tiến sĩ khỏi danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế.

Phim Việt thua lỗ triền miên và sự đe dọa từ các nền tảng phim trực tuyến

Mi Lan |

Từ đầu năm 2024, ngoài phim của Trấn Thành và Lý Hải, các phim Việt khác đều thua lỗ nghiêm trọng.

Phim Việt 18+ bị chê và kiểm duyệt nhiều lần bỗng gây sốt

Thùy Trang |

Bộ phim "B4S: Trước giờ yêu" nhận hiệu ứng tốt khi chiếu trên Netflix dù thành tích phòng vé thấp.

Phim Việt giờ vàng đã bớt bi kịch

Thái Anh |

Sau loạt bộ phim tràn ngập những bi kịch, các bộ phim lên sóng giờ vàng thời gian gần đây đã mang màu sắc tươi sáng và hướng tới những thông điệp tích cực.

Trấn Thành - Lý Hải bất bại và sự thua lỗ của phim Việt trong doanh thu hơn một nghìn tỉ

Thùy Trang |

Nửa đầu năm 2024, phòng vé Việt có 2 điểm sáng thuộc về Trấn Thành và Lý Hải, còn lại hầu hết phim ra rạp rơi vào tình trạng ế ẩm, thua lỗ.

"Kẻ trộm mặt trăng 4" áp đảo, "Lật mặt 7" giảm sâu suất chiếu, phim Việt lại lỗ

ĐÔNG DU |

Doanh thu rạp Việt hiện tại đang nghiêng hẳn về các phim ngoại, trong đó bom tấn "Kẻ trộm mặt trăng 4" áp đảo phòng vé Việt khi chiếm tới hơn 5.000 suất chiếu, "Lật mặt 7" giảm sâu suất chiếu. Riêng các phim Việt ra rạp khoảng 2 tháng nay hầu như đều lỗ lặng.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng kể bất ngờ tăng chiều cao sau khi sinh con

Thùy Trang |

Diễn viên Maya - mỹ nhân màn ảnh Việt - thừa nhận cô không thích bản thân quá cao.

Nghịch cảnh và giới hạn của biên kịch phim Việt

Mi Lan |

Vai phóng viên trong phim “Gái nhảy” bị đặt giữa bối cảnh một cách ngô nghê, thiếu thực tế, cuối cùng trở nên vô duyên, thừa thãi. Nhiều năm đã trôi qua, biên kịch vẫn là một khâu yếu của phim Việt. Chính vì kịch bản yếu đã biến hàng loạt phim điện ảnh rơi vào thua lỗ, thảm bại, và những phim truyền hình giờ vàng mãi chỉ quẩn quanh với đề tài gia đình, đánh ghen.