Dở khóc, dở cười chuyện học online

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM) |

Trong quá trình dạy online, giáo viên sẽ gặp phải những tình huống dở khóc dở cười và cần xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tuân thủ văn hóa khi học online giúp học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập, giữ mối quan hệ thầy trò gắn bó.

Thiếu cảm xúc tự nhiên

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dạy học online là phương án tối ưu của ngành Giáo dục để việc học không bị gián đoạn. Học online có những ưu điểm nổi trội như: Chủ động trong học tập; tạo không gian học tập thoải mái nhất; thuận lợi trong lưu trữ tài liệu học tập; học tập nhóm đơn giản và hiệu quả; tiết kiệm chi phí học tập tối đa.

Tuy nhiên, qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy hình thức dạy học online còn một số bất cập cần thầy và trò phải cùng nhau khắc phục thì mới mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, môi trường học tập có thể bị gián đoạn do đường truyền Internet không đảm bảo, âm thanh, hình ảnh kém chất lượng khiến việc truyền tải và tiếp nhận kiến thức gặp trở ngại, gây ức chế cho cả người dạy và người học.

Một nhược điểm khác của việc dạy học online là giáo viên thiếu cảm xúc tự nhiên, khó thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ dẫn đến việc truyền giảng gượng gạo, khô cứng. Người thầy cũng khó quan sát hết những biểu hiện của học sinh để điều chỉnh tốc độ, phương pháp sao cho phù hợp. Có học sinh gặp trục trặc do mạng yếu, nhờ giáo viên giảng lại rất bất tiện.

Dạy online, giáo viên sẽ gặp không ít tình huống dở khóc dở cười như nghe phụ huynh nói oang oang “thầy mày còn trẻ nhỉ”, “tao méc thầy mày cái tội ở dơ, ăn xong thì nằm dài ra, không sai bảo được gì”. Còn chuyện đang giảng bài thì nghe tiếng gà kêu, tiếng chó sủa, tiếng hàng xóm cãi nhau, tiếng hát karaoke, tiếng xe chạy... cũng không ít. Lý do, học sinh phát biểu xong quên tắt mic, cả thầy và trò phải tạm dừng và nghe những âm thanh bất đắc dĩ này.

Nhiều đồng nghiệp khác kể, từng nghe thấy trường hợp phụ huynh khen cô giáo trẻ, xinh đẹp. Có vị còn thản nhiên quát mắng con trong giờ học khi nghe con thảo luận (tưởng con đang nói chuyện riêng với bạn bè). Chưa kể, nhiều em ăn mặc thiếu lịch sự, tóc tai bù xù, mặc áo ba lỗ, nằm dài trên giường, ăn uống trong giờ, chỗ học bừa bộn. Có em thao tác phần mềm không rành khiến màn hình bị viết, vẽ lung tung.

Như thế, vấn đề văn hóa trong dạy học online hiện nay là rất đáng quan tâm, cần sự thay đổi, hợp tác, chia sẻ giữa thầy và trò.

Văn hóa ứng xử của giáo viên

Trước mỗi tiết học, giáo viên hãy dành thời gian chào hỏi học sinh qua micro, dành một vài phút hỏi thăm tình hình chung về bản thân, gia đình các em nhằm tạo sự cởi mở, gần gũi, thân thiện. Tôi luôn động viên học sinh cố gắng tự giác học tập, bởi dịch bệnh là không ai mong muốn và học online chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Học sinh nhận thấy bản thân được quan tâm, chia sẻ thì các em sẽ hợp tác, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Giữa tiết học, hãy cho học sinh giải lao khoảng 5-7 phút, yêu cầu các em không thoát khỏi ứng dụng học tập, trừ một vài trường hợp có lí do chính đáng. Trong thời gian này, tôi mở một hai bản nhạc trẻ mà học sinh yêu thích. Tất nhiên, trước đó tôi đã khảo sát xem các em thích nghe những bản nhạc nào, ca sĩ nào thể hiện. Có khi chiếu clip hài kịch câm của Sir Charles Spencer Chaplin giúp học sinh giải tỏa căng thẳng.

Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên sử dụng khiếu hài hước trong giờ học sẽ có những tác động tích cực tới hiệu quả học tập của học sinh. Theo một bài nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, 99% trên tổng số 1.637 sinh viên được khảo sát đã trả lời rằng họ đánh giá cao việc giáo viên tạo tiếng cười trong giờ học và điều đó giúp việc học trở nên dễ dàng hơn.

Văn hóa làm việc chủ động, khoa học, sáng tạo

Mỗi tiết dạy online, giáo viên chỉ nên giảng bài tầm 25 phút (tiết đơn), 50 phút (tiết đôi), còn lại dành thời gian cho học sinh hoạt động. Muốn vậy, người thầy cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực sao cho học sinh phải tương tác ở mức cao nhất. Có thể phát vấn hay yêu cầu học sinh phân tích, bình luận về một nội dung nào đó. Học sinh tham gia thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm khiến giờ học hiệu quả, nhẹ nhàng hơn.

Tiết học online, tôi thường giao cho học sinh một số câu hỏi, tình huống phản biện giúp thảo luận sôi nổi, tranh luận gay gắt. Ví dụ khi dạy truyện cổ tích “Tấm Cám”, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh khai thác nhiều tầng ý nghĩa, rút ra nhiều bài học bổ ích từ câu chuyện này. Một số câu hỏi để học sinh thảo luận, tranh luận như: Vì sao truyện có tên “Tấm Cám?” đặt vấn đề cha mẹ đặt tên con dân dã, gần gũi đời sống. Câu hỏi về ý nghĩa giáo dục từ chuyện Tấm bị ngược đãi sẽ nêu ra vấn đề cha mẹ hãy cân nhắc trước khi quyết định ly hôn, con chung thường hạnh phúc hơn.

Dạy học online đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức soạn giáo án bài bản, hiện đại, bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý người học. Cho dù người thầy chỉ đối diện với màn hình thì hãy cố gắng tạo cho mình một phương pháp giảng dạy lôi cuốn, tăng sự tương tác, kích thích sự chú ý từ học sinh. Làm sao học sinh không rời khỏi màn hình trong quá trình học là đã thành công. Ngược lại, bài giảng khiến học sinh nhàm chán, mất tập trung, thậm chí có em làm việc riêng trong giờ học là thất bại.

Văn hóa lịch sự, nghiêm túc, tự giác, cảm thông

Giờ học online đòi hỏi học sinh tuân thủ các nguyên tắc lịch sự. Trước giờ học, học sinh hãy lựa chọn cho mình một không gian phù hợp, tránh gây tác động bởi tiếng ồn. Thông báo cho gia đình biết thời gian học tập cụ thể, tránh hình ảnh người thân, cảnh sinh hoạt lọt vào camera. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị học tập để không phải chạy tới chạy lui vừa mất thời gian vừa làm ảnh hưởng đến hoạt động nhóm. Ngoài ra, các em cần ghi âm bài giảng để nghe lại nếu chưa hiểu.

Học sinh cần ăn mặc tươm tất, gọn gàng, tắt chuông điện thoại, tắt micro nếu không được yêu cầu phát biểu, thảo luận nhóm. Học sinh cần nhanh chóng tham gia xây dựng bài khi được gọi tên để tránh mất thời gian, người khác phải chờ đợi. Nếu giờ học gặp trục trặc hay buộc phải làm việc riêng thì phải báo cho giáo viên và thành viên nhóm được biết.

Học sinh có thể gặp nhiều thứ không suôn sẻ từ thiết bị, bài giảng, phương pháp giảng dạy của giáo viên, hãy nhớ rằng, giáo viên của các em đã cố gắng hết sức. Để có thể dạy trong 45-90 phút, có khi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng trong nhiều ngày, và chắc chắn thầy cô cũng có gặp những khó khăn nhất định. Học sinh hãy cảm thông và cố gắng vượt qua giai đoạn học online khó khăn này.

Ngoài ra, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen chào hỏi vào đầu giờ, cuối giờ. Học sinh biết nói lời cảm ơn khi được giáo viên giúp đỡ, biết xin lỗi khi chưa hoàn thành bài vở hay mắc sai lầm. Những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, đạo đức giúp người thầy có thêm động lực để cháy hết mình với nghề.

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM)
TIN LIÊN QUAN

Ba anh em thiếu mẹ ở với ông bà, nhận điện thoại học online vừa mừng vừa lo

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 15.9, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận trên 450 thiết bị đầu cuối cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn không tiền mua để học online.

Con công nhân học online: Điện thoại, máy tính mới là điều xa xỉ

Minh Phương |

Công nhân với đồng lương eo hẹp, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn. Khi các con phải học online, việc mua chiếc điện thoại, máy tính mới là điều vô cùng xa xỉ với không ít công nhân.

Học online miền cuối đất: Thiếu thiết bị, con chữ “bay lòng vòng trên mạng”

NHẬT HỒ |

Gần 20.000 học sinh cấp THCS tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thiếu thiết bị đầu cuối để học online. Nhiều phụ huynh tại miền cuối đất đang khó khăn, không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con theo học.

4 đứa trẻ chung nhau chiếc điện thoại để học online

Huyên Nguyễn |

Năm nay, 4 đứa con của chị Võ Thu Hà (ngụ Thạnh Xuân, quận 12) đều bắt đầu học online, nhưng gia đình chị chỉ có duy nhất 1 cái điện thoại. Do đó, 4 đứa nhỏ sẽ thay nhau học trực tuyến trên 1 cái điện thoại. Nếu trùng lịch thì đứa này nhường đứa kia.

Con học online, vợ chồng công nhân nghèo không dám mơ mua máy tính

Bảo Hân |

“Với thu nhập như hiện nay, trong khi quá nhiều thứ phải chi, tôi không dám nghĩ đến việc mua một bộ máy tính để con học online. Bình thường, thu nhập của cả hai vợ chồng công nhân chỉ đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, trong khi vừa qua, cả 2 vợ chồng phải nghỉ ở làm ở nhà một tháng".

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Ba anh em thiếu mẹ ở với ông bà, nhận điện thoại học online vừa mừng vừa lo

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 15.9, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận trên 450 thiết bị đầu cuối cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn không tiền mua để học online.

Con công nhân học online: Điện thoại, máy tính mới là điều xa xỉ

Minh Phương |

Công nhân với đồng lương eo hẹp, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn. Khi các con phải học online, việc mua chiếc điện thoại, máy tính mới là điều vô cùng xa xỉ với không ít công nhân.

Học online miền cuối đất: Thiếu thiết bị, con chữ “bay lòng vòng trên mạng”

NHẬT HỒ |

Gần 20.000 học sinh cấp THCS tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thiếu thiết bị đầu cuối để học online. Nhiều phụ huynh tại miền cuối đất đang khó khăn, không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con theo học.

4 đứa trẻ chung nhau chiếc điện thoại để học online

Huyên Nguyễn |

Năm nay, 4 đứa con của chị Võ Thu Hà (ngụ Thạnh Xuân, quận 12) đều bắt đầu học online, nhưng gia đình chị chỉ có duy nhất 1 cái điện thoại. Do đó, 4 đứa nhỏ sẽ thay nhau học trực tuyến trên 1 cái điện thoại. Nếu trùng lịch thì đứa này nhường đứa kia.

Con học online, vợ chồng công nhân nghèo không dám mơ mua máy tính

Bảo Hân |

“Với thu nhập như hiện nay, trong khi quá nhiều thứ phải chi, tôi không dám nghĩ đến việc mua một bộ máy tính để con học online. Bình thường, thu nhập của cả hai vợ chồng công nhân chỉ đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, trong khi vừa qua, cả 2 vợ chồng phải nghỉ ở làm ở nhà một tháng".