Đi tìm “linh hồn tiếng Việt” trong lời ăn tiếng nói của nhân dân

ngọc dủ |

"Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm" của tác giả Lê Minh Quốc là cuốn sách dành cho tất cả những người đang dùng tiếng Việt và muốn nói tiếng Việt hay hơn nữa, để áp dụng trong đời sống và công việc, dùng sự “lắt léo” để nói lời “lịch lãm” làm “lung lay” mọi trái tim.

Trong cuốn sách, Lê Minh Quốc sẽ khảo sát sự biến hóa này, giúp người đọc hiểu được cái tài tình và ý tứ trong lời ăn tiếng nói của dân tộc, từ đó thêm trân trọng và biết phát huy vốn quý này.

Tác giả khảo sát bốn khía cạnh của tiếng Việt trong bốn phần: Ăn theo thuở, ở theo thời; Nhập gia tùy tục; Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ; Rành sáu câu... mút mùa Lệ Thủy.

Trong mỗi phần, tác giả Lê Minh Quốc khảo sát rất nhiều đối tượng ngôn ngữ, cả văn nói và văn viết, văn chương bình dân và bác học, đặt trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau. Sau đó, tác giả tra cứu, tham khảo và đối chiếu với hàng chục từ điển và tư liệu khảo cứu để truy tìm về nguồn gốc và quá trình biến chuyển của từng từ, chỉ ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Qua đó, chúng ta thấy được sự muôn màu muôn vẻ, sự vận động và phát triển của ngôn ngữ. Theo tác giả, quá trình đó giúp cho từ ngữ trở nên “sống động, thiết thực và "có hồn", chứ không phải là "xác chữ"."

Trong những đối tượng được khảo sát, Lê Minh Quốc đặc biệt ưu ái văn chương bình dân, đặc biệt là ca dao, tục ngữ. Theo anh, chúng lưu giữ “dấu vết văn hóa ngàn năm của người Việt”, là những “viên ngọc còn tồn tại muôn đời” nên được anh lấy làm chuẩn, làm mẫu mực khi sử dụng làm văn liệu dẫn chứng cho một từ nào đó.

Lưu ý đến tính bình dân và tính địa phương, các tác phẩm văn học viết mà Lê Minh Quốc trích dẫn cũng mang đậm hai tính chất này, các nhà văn được đề cập cũng là những đại diện tiêu biểu cho ngôn ngữ một vùng miền hay ngôn ngữ đời thường: Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Hồ Xuân Hương, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu...

Nhưng không dừng lại ở đó, ta còn bắt gặp các tên tuổi văn chương có phong cách ngôn ngữ bác học hay trí thức hơn, như: Vua Lê Thánh Tôn, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử...

Một nhóm từ ngữ khác cũng được tác giả Lê Minh Quốc nhấn mạnh là nhóm từ ngữ xuất hiện gần đây, trong đời sống hằng ngày: Trẻ trâu, bỉm sữa, ảo tung chảo, thổi giá, lùa gà, bom hàng, bóc phốt... Thú vị hơn, tác giả tìm thấy rất nhiều trường hợp vay mượn từ nước ngoài đã đi vào trong đời sống, ca dao, thi ca, thậm chí là cả đờn ca tài tử...

Tất cả chứng minh rằng tiếng nước ta luôn mở rộng, biến đổi và dung nạp những yếu tố mới, để ngày càng trở nên phong phú hơn, diễn tả được nhiều điều hơn nhưng vẫn theo cách rất Việt Nam.

Những khía cạnh trên của tiếng Việt được tác giả minh họa bởi một lượng tư liệu ngồn ngộn, vừa rộng vừa sâu. Số lượng từ điển và sách khảo cứu mà Lê Minh Quốc tham khảo lên tới gần 50, được liệt kê rõ ở phần tài liệu tham khảo cuối sách. Đó là chưa tính số lượng khổng lồ những câu ca dao tục ngữ, cải lương, những câu thơ câu văn, các tư liệu báo chí đơn lẻ.

Nhà thơ, tác giả Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Lê Minh Quốc là tác giả của hơn 50 cuốn sách thuộc nhiều thể loại: Thơ, tiểu thuyết, tùy bút, biên khảo...

ngọc dủ
TIN LIÊN QUAN

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, lan tỏa tình yêu lịch sử với thiếu nhi cả nước

đình dy |

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập bộ sách "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", hưởng ứng Hội sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu bộ sách "Lịch sử Việt Nam" bản tiếng Việt và tiếng Anh giúp các bé thiếu nhi thêm yêu lịch sử và tiếp cận lịch sử dễ dàng hơn.

Sứ giả của sách dã sử

Anh Tuấn |

Trong khoảng 2 năm qua, thị trường sách chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng tác phẩm văn học lấy đề tài lịch sử được viết bởi các nhà văn trẻ. Có thể kể ra những cái tên như “Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam” của Lương Hoài Trọng Tính, “Tây Sơn Phụng Thần Ký” của Thành Châu, “Trăng tan đáy nước” của Hoàng Yến, “Như Sơ” của Việt Chi... Sự nở rộ tác giả - tác phẩm cùng với sự đón nhận của độc giả trẻ đối với dòng sách lịch sử là tín hiệu mừng cho thị trường sách Việt.

Đặc trưng ngôn ngữ và cách hành văn một thời qua bộ ba cuốn sách xưa

ngọc dủ |

Bộ sách "Chuyện đời xưa" - "Chuyện giải buồn" - "Chuyện cười cổ nhân" quy tụ tác giả là 3 nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học uy tín của hai thế kỷ trước, giới thiệu nhiều chuyện kể dân gian đặc sắc giàu ý vị, góp công lớn trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ và gìn giữ văn hóa Việt Nam.

Bí thư Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp

PHẠM ĐÔNG |

Ông Nguyễn Hải Ninh - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8.

Xác định nguyên nhân sụt lún đường Hồ Chí Minh ở Đắk Nông

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Tổ giám định sự cố sụt lún trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thành phố Gia Nghĩa vừa có báo cáo về kết quả thực hiện giám định nguyên nhân sự việc.

Bộ Tài chính nêu lý do chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bích Hà |

Bộ Tài chính cho biết mức giảm trừ gia cảnh cần được tính toán kỹ lưỡng.

Vịnh Hạ Long, Yên Tử muốn tăng tỉ lệ trích lại tiền bán vé

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Ban Quản lý Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử đề nghị được tăng tỉ lệ trích để lại từ nguồn thu bán vé tham quan.

Rủ nhau trượt thác, cắm trại dịp nghỉ lễ 2.9 ngay gần Hà Nội

Đan Thanh |

Cách Hà Nội chưa đến 2 tiếng đi xe, Thái Nguyên còn nhiều địa điểm hoang sơ cho du khách dành kỳ nghỉ 2.9 để tạm rời xa phố xá xô bồ.

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, lan tỏa tình yêu lịch sử với thiếu nhi cả nước

đình dy |

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập bộ sách "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", hưởng ứng Hội sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu bộ sách "Lịch sử Việt Nam" bản tiếng Việt và tiếng Anh giúp các bé thiếu nhi thêm yêu lịch sử và tiếp cận lịch sử dễ dàng hơn.

Sứ giả của sách dã sử

Anh Tuấn |

Trong khoảng 2 năm qua, thị trường sách chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng tác phẩm văn học lấy đề tài lịch sử được viết bởi các nhà văn trẻ. Có thể kể ra những cái tên như “Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam” của Lương Hoài Trọng Tính, “Tây Sơn Phụng Thần Ký” của Thành Châu, “Trăng tan đáy nước” của Hoàng Yến, “Như Sơ” của Việt Chi... Sự nở rộ tác giả - tác phẩm cùng với sự đón nhận của độc giả trẻ đối với dòng sách lịch sử là tín hiệu mừng cho thị trường sách Việt.

Đặc trưng ngôn ngữ và cách hành văn một thời qua bộ ba cuốn sách xưa

ngọc dủ |

Bộ sách "Chuyện đời xưa" - "Chuyện giải buồn" - "Chuyện cười cổ nhân" quy tụ tác giả là 3 nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học uy tín của hai thế kỷ trước, giới thiệu nhiều chuyện kể dân gian đặc sắc giàu ý vị, góp công lớn trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ và gìn giữ văn hóa Việt Nam.