Đặc trưng ngôn ngữ và cách hành văn một thời qua bộ ba cuốn sách xưa

ngọc dủ |

Bộ sách "Chuyện đời xưa" - "Chuyện giải buồn" - "Chuyện cười cổ nhân" quy tụ tác giả là 3 nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học uy tín của hai thế kỷ trước, giới thiệu nhiều chuyện kể dân gian đặc sắc giàu ý vị, góp công lớn trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ và gìn giữ văn hóa Việt Nam.

Bộ sách được in bìa cứng trang trọng, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành với phong cách trình bày cổ điển và minh họa đậm chất dân gian truyền thống của họa sĩ Đặng Văn Long, Lâm Chí Trung.

Ở trang đầu tiên "Chuyện đời xưa", tác giả Trương Vĩnh Ký ghi rằng - ông “Lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích” để đưa vào cuốn sách này. Trong số 74 câu chuyện, bạn đọc có thể thấy một số câu chuyện quen thuộc, như “Ông Cống Quỳnh”, “Mưu trí hơn là sức mạnh”, “ Thằng khờ đi mua vịt”... bên cạnh những chuyện mới mẻ, do tác giả dày công sưu tập về cách ăn ở, ứng xử trong đời.

Điểm giá trị trong cuốn sách nằm ở hai điều: Độ hiếm của các câu chuyện sưu tầm và ngôn ngữ thời đó. Đặc biệt, cuốn sách này ban đầu Trương Vĩnh Ký viết ra là để cho “con nít tập đọc chữ Quốc ngữ, cùng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng An Nam, coi mà tập hiểu cho quen”. Về ngôn ngữ, ông cũng tự đánh giá: “Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích, vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng An-Nam ròng, có nhiều tiếng, nhiều câu thường dùng lắm”. Vậy sách xuất bản vào thời điểm hiện nay, cũng rất hữu ích để ta hiểu thêm về “tiếng An-Nam ròng” quý giá của ông cha ta vậy.

"Truyện cười cố nhân" của tác giả Vương Hồng Sển gồm 203 truyện, tổng hợp từ 43 sách và tài liệu cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, có nhiều cuốn trong đó hiện đã tuyệt bản.

Là một người đọc nhiều và sưu tầm nhiều tư liệu, điểm đắt giá trong cuốn sách này chính là những lời bàn, bản gốc, tư liệu tham khảo, giải thích từ ngữ, chứ không chỉ ở nội dung câu chuyện. Tỉ như trong bài “Mảng lo viết văn”, vốn dịch từ bản tiếng Pháp, bên dưới bản tiếng Việt ông đăng hẳn 3 bài văn Pháp để bạn đọc tiện so sánh đối chiếu. Hoặc như trong bài “Giấu cày”, ông đăng cả phiên bản bằng tiếng miền Nam và miền Bắc. Trong bài “Uống rượu bằng chén”, ông tỉ mỉ ghi thêm giải thích về “chén hạt mít”, “chén mắt trâu”, “chén tốt, chén quân, chén tống”...

"Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của trong phiên bản lần này có đặc trưng là giữ nguyên bản những từ ngữ rặt Nam Bộ và cách hành văn mà tác giả đã dùng ở thời điểm viết tác phẩm. Điều này giúp bạn đọc tiếp cận và hiểu thêm về ngôn ngữ vùng đất mới khai phá thời kỳ nửa sau thế kỷ 19. "Chuyện giải buồn" được viết với ngôn ngữ bình dân để phù hợp với dân trí và nhận thức của người dân Nam Bộ thời kỳ đó.

Nhưng "Chuyện giải buồn" ở đây cũng không phải là chuyện mua vui, mà là những câu chuyện nhẹ nhàng, ý nhị dùng làm bài học khuyên đời. Đoạn cuối hoặc câu cuối mỗi chuyện thường là lời đúc kết thấm thía. Sách gồm 112 chuyện, chuyển thể từ những chuyện chữ Hán hoặc các chuyện xảy ra tại thời điểm của tác giả.

Sưu tầm nhiều chuyện kể lưu truyền trong dân gian, 3 cuốn sách này chuyên chở những bài học về đối nhân xử thế, phản ánh phong tục, cách nghĩ, lời ăn tiếng nói của người bình dân, vừa mang lại những tiếng cười vui, vừa ẩn tàng sự thâm thúy.

Đọc sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện rất quen thuộc mà các bộ sách truyện cho thiếu nhi sau này soạn lại nhiều lần, mang hơi hướm ngụ ngôn, cổ tích, hoặc kể về sự việc trong đời sống. Đó là các chuyện cười chê sự hà tiện, tính cậy mạnh, thói tham lam, sự dốt mà hay nói chữ, tính dối trá, việc vong ân phụ nghĩa, tật sợ vợ, thói biếng nhác, nghề ăn trộm... Có thể kể ra những chuyện như: "Đặt lờ trên cây" (cười sự thiếu hiểu biết), Bốn anh học trò đặt thơ trong chùa (thơ con cóc, cười sự dốt mà tưởng mình hay), Ông thầy ăn khín bánh của học trò (cười sự tham ăn), "Học phép hà tiện" (cười sự bủn xỉn), Bạn học trò một người đậu một người rớt (chê sự giàu bỏ bạn sang bỏ vợ)...

Chê sự xấu thì hẳn nhiên phải khen sự tốt. Với người dân Việt Nam giản dị, điều khiến họ cảm phục và yêu mến là sự dũng cảm và khẳng khái, là lối sống biết ân nghĩa, biết thủy chung.

ngọc dủ
TIN LIÊN QUAN

Bạn đọc lớn tuổi ở Đà Nẵng khuyên người trẻ nên đọc sách lịch sử

Nguyễn Linh |

Tại Ngày hội văn hóa đọc Đà Nẵng 2024, nhiều bạn đọc lớn tuổi đã tìm đọc các loại sách về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Họ bày tỏ mong muốn các bạn trẻ nên tìm đọc nhiều loại sách về các triều đại, anh hùng lịch sử Việt Nam.

Ra mắt sách kỷ niệm 90 năm ngày sinh Giáo sư Phan Huy Lê

Thùy Trang |

Cuốn sách "Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam" có trên 700 trang, gồm 27 bài viết từ tháng 9.1982 đến 4.2018 của Giáo sư Phan Huy Lê.

Người trẻ Thủ đô chọn phố sách làm nơi du xuân năm mới

HIỆP DƯƠNG |

Năm mới, thay vì đi đến các địa điểm vui chơi giải trí để tận hưởng không khí Tết nhiều bạn trẻ tại Hà Nội chọn phố sách 19 tháng 12 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm nơi du xuân và tìm mua những cuốn sách hay, mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Bạn đọc lớn tuổi ở Đà Nẵng khuyên người trẻ nên đọc sách lịch sử

Nguyễn Linh |

Tại Ngày hội văn hóa đọc Đà Nẵng 2024, nhiều bạn đọc lớn tuổi đã tìm đọc các loại sách về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Họ bày tỏ mong muốn các bạn trẻ nên tìm đọc nhiều loại sách về các triều đại, anh hùng lịch sử Việt Nam.

Ra mắt sách kỷ niệm 90 năm ngày sinh Giáo sư Phan Huy Lê

Thùy Trang |

Cuốn sách "Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam" có trên 700 trang, gồm 27 bài viết từ tháng 9.1982 đến 4.2018 của Giáo sư Phan Huy Lê.

Người trẻ Thủ đô chọn phố sách làm nơi du xuân năm mới

HIỆP DƯƠNG |

Năm mới, thay vì đi đến các địa điểm vui chơi giải trí để tận hưởng không khí Tết nhiều bạn trẻ tại Hà Nội chọn phố sách 19 tháng 12 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm nơi du xuân và tìm mua những cuốn sách hay, mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng.