Các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ người Việt

Th.S Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và KHPT, ĐHQGHN) |

Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, tìm hiểu sự phát triển của ngôn ngữ người Việt cũng chính là tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Bởi lịch sử phát triển của ngôn ngữ người Việt là cơ sở để xem xét cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 3/8/2022 phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030”.

Đề án cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Hằng năm tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt 8.9 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng, tổng hợp, đánh giá về tình hình, nhu cầu sử dụng tiếng Việt, khuyến khích kiều bào tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam.

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ là việc làm cần thiết

GS.TS Trần Trí Dõi - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN - cho rằng, để có thể đi sâu vào xem xét cội nguồn văn hóa Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu những hiện tượng biến đổi lịch sử của ngôn ngữ người Việt, trước hết phải nhận diện xem ngôn ngữ đã có những giai đoạn phát triển như thế nào từ thời tiền ngôn ngữ cho đến hiện nay. Đồng thời xem xét sự phát triển ấy của ngôn ngữ trong mối quan hệ tương ứng với tiền trình phát triển lịch sử của người Việt.

Việc xác định những mốc phát triển của ngôn ngữ thường chỉ mang tính tương đối, thời điểm đánh dấu những khoảng cách phát triển ngôn ngữ có thể là một quãng thời gian cụ thể, nhưng cũng có thể là một quá trình xảy ra trong một quãng thời gian nhất định. Vậy nên, theo GS.TS Trần Trí Dõi thì việc nhận thức rõ đặc điểm tương đối của thời gian được thể hiện như thế nào trong nghiên cứu lịch sử là một việc làm cần thiết.

Phân chia các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ cần phải lựa chọn những tiêu chí thích ứng với đặc điểm riêng, dù là tiếp cận ở khía cạnh nào thì khi phân chia người ta luôn luôn tôn trọng những nguyên tắc mà ngôn ngữ học so sánh - lịch sử đã đúc kết lại. Theo đó với phương pháp nghiên cứu của phân ngành ngôn ngữ này tư liệu ngôn ngữ luôn luôn là cơ sở, thước đo của mọi sự phân tích, mọi sự phán đoán và lý giải. Trên cơ sở thực tế đó, người ta thường sử dụng một số cách phân chia giai đoạn phát triển của ngôn ngữ sau: Theo nguyên tắc “phục nguyên”; dựa vào tài liệu lịch sử cụ thể.

Giữa những cách phân chia ấy có những điểm tương đồng và khác biệt, tuy nhiên trong những cách phân loại ấy cách nào được tiến hành trên những tư liệu đầy đủ và hợp lý hơn thì sẽ đảm bảo tính khách quan hơn. Bởi trong nghiên cứu lịch sử tư liệu rất quan trọng, tư liệu tốt và càng gần với sự thật sẽ giúp cho công trình tiệm cận gần hơn với sự thật lịch sử.

Các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ người Việt

Ở Việt Nam người đầu tiên nêu ra và áp dụng phân chia ngôn ngữ người Việt là giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, ông đề nghị phân chia lịch sử 12 thế kỷ của ngôn ngữ người Việt thành 6 giai đoạn cụ thể.

1/ Giai đoạn Proto Việt (tiền Việt): Có 2 ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Việt, có 1 kiểu văn tự là chữ Hán. Tồn tại vào khoảng thế kỷ VIII và IX.

2/ Giai đoạn tiếng Việt tiền cổ (cổ xưa): Có 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có 1 kiểu văn tự là chữ Hán. Tồn tại vào khoảng thế kỷ X, XI, XII.

3/ Giai đoạn tiếng Việt cổ: Có 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có 2 văn tự là chữ Hán và chữ Nôm. Tồn tại từ thế kỷ XIII đến XVI.

4/ Giai đoạn tiếng Việt trung đại: Có 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có 3 văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Tồn tại vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX.

5/ Giai đoạn tiếng Việt cận đại: Có 3 ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; có 4 văn tự là chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Tồn tại vào thời gian Pháp thuộc (1884-1945).

6/ Giai đoạn tiếng Việt hiện nay: Có 1 ngôn ngữ là tiếng Việt; có 1 văn tự là chữ Quốc ngữ. Tồn tại từ năm 1945 đến nay.

GS.TS Trần Trí Dõi cho rằng, cách phân chia của GS Nguyễn Tài Cẩn có ưu thế là phản ánh rõ nét tương tác xã hội của lịch sử dân tộc. Qua cách phân chia này người ta có thể hình dung được trạng thái xã hội ngôn ngữ của cộng đồng này.

Như vậy ngôn ngữ người Việt từ trong lịch sử đến hiện tại đã trải qua rất nhiều quá trình biến đổi, tùy theo từng cách phân chia khác nhau mà các nhà khoa học chia thành từng thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên các cách phân chia dù có tương đồng hay khác biệt, thì nó cũng đều phản ánh được vị thế, vai trò xã hội của ngôn ngữ trong lịch sử phát triển của nó, từ đó nhận biết vai trò của văn hóa ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội của người Việt.

Th.S Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và KHPT, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Phát huy giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh hiện nay

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 10.1959, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. 

Phát huy giá trị, sức mạnh văn hoá Việt Nam: Coi văn hóa là hồn cốt, khí chất của dân tộc

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; phải đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tiềm năng phát triển từ sự đa dạng văn hoá tộc người

Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn |

Là quốc gia có 54 dân tộc, Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội, tiềm năng và giá trị lớn trong việc xây dựng các sản phẩm văn hóa đất nước nhờ vào chính sự đa dạng văn hóa tộc người thiểu số.

Xây dựng hệ giá trị gia đình, con người Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam cũng là một trọng tâm trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài trong lịch sử, con người Việt Nam luôn được thử thách, tôi luyện, hun đúc để hình thành nên nhiều giá trị tốt đẹp.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Phát huy giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh hiện nay

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 10.1959, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. 

Phát huy giá trị, sức mạnh văn hoá Việt Nam: Coi văn hóa là hồn cốt, khí chất của dân tộc

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; phải đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tiềm năng phát triển từ sự đa dạng văn hoá tộc người

Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn |

Là quốc gia có 54 dân tộc, Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội, tiềm năng và giá trị lớn trong việc xây dựng các sản phẩm văn hóa đất nước nhờ vào chính sự đa dạng văn hóa tộc người thiểu số.

Xây dựng hệ giá trị gia đình, con người Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam cũng là một trọng tâm trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài trong lịch sử, con người Việt Nam luôn được thử thách, tôi luyện, hun đúc để hình thành nên nhiều giá trị tốt đẹp.