Báo chí và sứ mệnh về dòng chảy thông tin tích cực, truyền cảm hứng

Hoàng Lâm |

Mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ tạo ra những dòng chảy thông tin khác nhau đối với đời sống xã hội. Lúc này, vai trò của báo chí càng phải được đẩy mạnh với đòi hỏi ngày một cao về tính chính xác, sức lan toả của thông tin và bản lĩnh của người làm báo.

Từ những câu chuyện về Người Việt tử tế

Từ nhiều năm nay, Báo Lao Động duy trì chuyên mục “Người Việt tử tế” mà ở đó nêu những tấm gương tốt, những cách làm hay, những hành động nhân văn với mong muốn những điều tích cực, nhân văn ấy lan toả trong xã hội.
Đó có thể là câu chuyện nhỏ về hai anh em ruột 100 lần tham gia hiến máu cứu người, hay câu chuyện về mỗi ngày, không kể nắng mưa, người dân tại ngõ 15 Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) đã quen với hình ảnh nhóm thiện nguyện tạp dề xanh miệt mài chuẩn bị và gửi tặng 1.000 suất cơm chay giá 0 đồng tới những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội hoặc một câu chuyện về chị Nghiêm Thị Thu Hường, chủ một cơ sở may ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, trở thành người đồng hành, giúp đỡ nhiều người khuyết tật có công việc, thu nhập ổn định, cuộc sống vui vẻ hơn và có niềm tin về tương lai...
Lòng tốt, người tốt hay gọi chung là “Người Việt tử tế” lúc nào cũng có trong đời sống. Họ như những đoá hoa khiêm nhường mà chúng ta vẫn bắt gặp. Đó cũng là con người bản thân họ không cần truyền thông. Nhưng báo chí, với nghĩa vụ của mình, cần lan toả.
Ở mức độ cao hơn, Báo Lao Động được sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, suốt 18 năm qua thực hiện chương trình "Vinh quang Việt Nam" nhằm tôn vinh về những gương điển hình tiên tiến, những tập thể ngày đêm đóng góp công sức xây dựng đất nước. Nói như Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Đỗ Văn Chiến tại buổi lễ "Vinh Quang Việt Nam lần thứ 18 - Ý chí Việt Nam” rằng: “Đó là những con người bình dị, gần gũi nhưng đã tận tâm, tận lực, khát khao cống hiến sức lực cho cộng đồng và xã hội, được suy tôn, bình chọn chặt chẽ, thuyết phục, rất đáng trân trọng. Họ thực sự là niềm tự hào, niềm cảm hứng lớn để chúng ta học tập, noi theo. Đó là những bông hoa tươi đẹp, rực rỡ, ngát hương, làm đẹp cho đời”.
Phải thừa nhận rằng, trong đời sống báo chí hôm nay, viết về điều hay, cái tốt, lẽ nhân văn là rất khó. Với nhu cầu và tâm lí một bộ phận bạn đọc ngày nay, không ít người chỉ muốn xem, muốn đọc, muốn nghe những thông tin tiêu cực.
Theo báo cáo của Cục báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), có những thời điểm, thông tin tiêu cực tràn lan trên mặt báo: Đó là những vụ án mạng, đó là phản ánh hành vi sai trái... chiếm 70-80% lượng thông tin trên báo chính thống. Việc phản ánh cái xấu, cái tiêu cực cũng có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa nhưng nếu là dòng chảy chính của thông tin thì rõ ràng nó chỉ mang lại những năng lượng tiêu cực cho bạn đọc.
Chính vì thế, lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi làm việc với các cơ quan báo chí đã đặt vấn đề: “Báo chí phải tìm lại giá trị cốt lõi của mình, phải có tính cách mạng, đồng thời nhận một sứ mệnh mới là chống các tin giả, tin xấu, độc hại... Dòng chảy chính mà báo chí đang mang đến cho đất nước, đó là sự đồng thuận và tạo niềm tin mãnh liệt hơn của xã hội, của người dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, của một Việt Nam thay đổi từng ngày, là thành quả gần 40 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó là một nước Việt Nam từ nghèo nàn, thiếu đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao”.
Với sứ mệnh của mình, báo chí không chỉ phản ánh khách quan, trung thực đời sống xã hội mà còn phải chủ động tìm kiếm, phản ánh và lan toả những thông tin tích cực, những điều tốt đẹp.
Tháng 5.2021, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lí các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông. Chỉ thị nêu: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền thông cần: Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin: Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, thông suốt; kịp thời nắm bắt thông tin dư luận, chủ động cung cấp tài liệu, thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí và các phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức. Các cơ quan báo chí chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại trên báo chí và các phương tiện truyền thông phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; bảo đảm lượng thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội là dòng chảy chính”.
Ngay tháng 3.2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Trong đó nêu hai nhiệm vụ quan trọng với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lí và cơ quan báo chí: “Chủ động đấu tranh bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc độc hại chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ chính quyền với nhân dân, xuyên tạc chủ trương chính sách, gây mất đoàn kết trong xã hội; phối hợp với Bộ Công an xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm” và "Quản lí chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, đảm bảo những thông tin chính thống, tích cực về đời sống xã hội trên báo chí phải là dòng chảy chính”.

Vai trò của nhà báo và cơ quan báo chí

Báo chí là công việc đòi hỏi người làm báo phải có tư duy nhạy bén, có sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, đánh giá đúng và trúng những vấn đề đang diễn ra cũng như dự báo xu hướng vận động trong đời sống xã hội; người làm báo phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với thời cuộc, nắm bắt và làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, tiệm cận với báo chí, truyền thông quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của người làm báo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta cần đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ Đảng, phục vụ đất nước và nhân dân; có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; biết vượt qua cám dỗ, loại bỏ được sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham và sự giả dối, thực sự tâm huyết, công tâm, khách quan trong thực thi nhiệm vụ, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và danh dự của cá nhân trên từng trang viết.
Tại lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” diễn ra dịp 21.6.2022, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam là cội nguồn sức mạnh, giúp dân tộc ta trường tồn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách nghiệt ngã trước thiên tai, địch họa. Với sứ mệnh vẻ vang của người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mỗi người làm báo cần xác định rõ trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thắp lên ngọn lửa tri thức, lòng nhân ái trong toàn xã hội.
“Mỗi bài báo phải là một tác phẩm văn hóa, thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, đủ sức lay động lòng người, hướng tới các giá trị cao đẹp của chân-thiện-mĩ. Mỗi cơ quan báo chí phải là một tấm gương đi đầu trong việc xây dựng văn hóa công sở, văn hóa cơ quan.
Xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa là trách nhiệm, đồng thời cũng là vấn đề tự thân của mỗi cơ quan báo chí, người làm báo. Các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo cả nước thiết thực hưởng ứng, thực hiện, lan tỏa phong trào ra xã hội; duy trì thường xuyên, liên tục, tạo thành nền nếp, từ đó tạo nên nhiều sản phẩm báo chí có chất lượng, giàu giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần khơi dậy, định hướng những dòng chảy văn hóa tích cực trong đời sống xã hội” - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Mới đây, khi thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu nhiều vấn đề cho báo chí nước nhà trong đó “đặt hàng”: “Tăng cường thông tin phân tích, phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp. Không né tránh những vấn đề tiêu cực, góp phần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng đưa tin theo hướng xây dựng, tìm ra cách khắc phục, giải quyết theo hướng nhân văn, nhân đạo, theo đường lối của Đảng và quy định của pháp luật để đem lại cảm xúc, niềm tin, cái nhìn và kết quả tích cực hơn cho cộng đồng”.
Đó không chỉ là nhiệm vụ mà là sứ mệnh của cơ quan báo chí và người làm báo hôm nay.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động đạt giải A báo chí tỉnh An Giang về học tập và làm theo Bác

Thanh Mai |

Tác phẩm "Mỗi năm, dịp 27 tháng 7…" của nhà báo Lục Tùng đăng trên Báo Lao Động đã đạt giải A giải báo chí “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do tỉnh An Giang tổ chức.

Báo chí cách mạng tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo, xây dựng đất nước

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ tin tưởng, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bề dày truyền thống, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

67 tác phẩm báo chí được trao Giải Diên Hồng lần thứ nhất

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Các tác phẩm được lựa chọn trao Giải Diên Hồng được đầu tư công phu, khoa học, có chất lượng, xứng tầm cả về nội dung và hình thức.

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Xóm nghèo vùng cao và những thân phận người già, trẻ em mắc AIDS không biết từ đâu

Minh Nguyễn |

Phú Thọ - Bà con người Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bao năm sống vui êm đềm cùng núi rừng, bỗng một ngày cơn bão AIDS ập đến mà chưa ai biết nguyên nhân.

Dự án đường hơn 200 tỉ thi công khiến nhà dân nứt toác

Tô Công |

Phú Thọ - Quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 319, huyện Đoan Hùng trị giá hơn hơn 200 tỉ đồng đã khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng.

Biến động trái chiều, giá xăng dầu trong nước ngày mai có thể tăng lên

Nguyễn Thúy |

Những lo ngại xoay quanh nền kinh tế chưa phục hồi của Trung Quốc đã lấn át việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khiến giá dầu tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch ngày 20.6 (giờ Việt Nam).

Tuyển Anh và Pháp ca khúc khải hoàn tại vòng loại EURO 2024

Văn An |

Dù không cùng kịch bản nhưng tuyển Anh và Pháp vẫn có 3 điểm tại lượt trận thứ 4 vòng loại EURO 2024.

Báo Lao Động đạt giải A báo chí tỉnh An Giang về học tập và làm theo Bác

Thanh Mai |

Tác phẩm "Mỗi năm, dịp 27 tháng 7…" của nhà báo Lục Tùng đăng trên Báo Lao Động đã đạt giải A giải báo chí “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do tỉnh An Giang tổ chức.

Báo chí cách mạng tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo, xây dựng đất nước

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ tin tưởng, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bề dày truyền thống, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

67 tác phẩm báo chí được trao Giải Diên Hồng lần thứ nhất

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Các tác phẩm được lựa chọn trao Giải Diên Hồng được đầu tư công phu, khoa học, có chất lượng, xứng tầm cả về nội dung và hình thức.