Mỗi năm, dịp 27 tháng 7...

Lục Tùng |

Nhiều lúc đang vui với chuyện thời đạn bom, cả nhóm bỗng rưng rức khóc khi ai đó nhắc đến kỷ niệm về đồng chí mà thân xác còn nằm lại đâu đó miền viễn xứ...”. Đại tá Huỳnh Trí, nguyên Chủ nhiệm Chính trị BCH Quân sự tỉnh An Giang khiến tôi thổn thức về không gian đẫm “tình đồng chí” tại lễ giỗ liệt sĩ do ông tổ chức vào dịp 27.7 hằng năm.

Vui sao nước mắt lại trào

“Hơn 30 năm qua, không sót năm nào, đến dịp 27.7 vợ chồng tôi làm giỗ cho các liệt sĩ” - ông Huỳnh Trí, tên thường gọi Hai Trí đã cuốn hút tôi ngay câu mở đầu buổi trò chuyện.

Ngay cả năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng, đồng đội không thể về dự, nhưng mâm cúng vẫn được vợ chồng ông tổ chức như thường lệ. Dường như với ông, việc cúng giỗ liệt sĩ vào dịp 27.7 đã trở thành máu thịt.

Nhấp ngụm trà, vị đại tá qua tuổi “xưa nay hiếm” (sinh năm 1949) nhớ lại: “Lúc đầu, chỉ là mâm cơm thường ngày tưởng nhớ đồng chí, đồng đội đã hy sinh trên chiến trường... rồi mời những bạn tại đơn vị... uống với nhau ly rượu để chia sẻ về thời đạn bom”. Rồi bạn bè chiến đấu truyền tai nhau, quy mô mâm cúng dần lớn.

Đến năm 1999, khi ông Trí chính thức nghỉ hưu, về sống tại căn nhà ở xã Bình Hòa, Châu Thành ( An Giang) thì lễ giỗ liệt sĩ mới thật sự là ngày hội. Có thời gian, có nhà riêng, ông Trí mời gọi và đón tiếp tất cả đồng đội từng vào sanh ra tử với mình từ các nơi tề tựu về... Chẳng phải mâm cao cỗ đầy, nhưng dù tuổi cao, sức yếu và dù đang sinh sống tận TPHCM... các đồng đội năm xưa tìm về như sự chia sẻ nghĩa tình đong đầy một thưở.

Cuộc trò chuyện liên hồi bị ngắt quãng vì chuông điện thoại ông Trí liên tục nhận tin nhắn, điện đàm. Còn hơn chục ngày mới đến đến dịp 27.7 và năm nay không còn giãn cách xã hội, nhưng tuổi tác, thương tật...  không cho phép vài cô, chú đến dự lễ giỗ như mọi năm, nên đã chủ động điện thoại thăm hỏi và bày tỏ nuối tiếc...

Bởi ngày giỗ ở nhà ông Trí thiêng liêng lắm! Những người lính già với những đôi tay hằn sâu màu thời gian, sau chậm rải dâng hương lên mâm cơm trên bàn thời giữa nhà, khấn vái anh linh và mời các anh hùng, liệt sĩ mọi miền Tổ quốc về ăn bữa cơm... rồi kéo nhau ra mâm bên ngoài sân, khấn vái đồng động xưa...

Hương tàn, các chú, các bác ngồi vào mâm, ăn bữa cơm sum họp, rồi kể cho nhau nghe, nghe nhau cười những kỷ niệm của thời đạn bom. Tất cả tưng bừng như “chưa hề có cuộc chia ly”. “Nhưng  nhiều khi chỉ cần ai đó nhắc đến đồng đội còn nằm lại đâu đó ở miền viễn xứ là cả đám rưng rức khóc...” - giọng ông Trí bỗng nghèn nghẹn...

Khóc xong, tất cả lại cười và hẹn nhau năm sau lại trở về để ôn  chuyện cũ, để thắp cho người đã khuất nén hương... Bởi có đồng đội nằm xuống khi chưa có gia đình. Thậm chí chưa có được cái nắm tay của người con gái...

Bên nhau đến cuối cuộc đời

Vài năm gần đây, mỗi lễ giỗ có đến 40-50 khách dự. Và tất cả đều được ông Hai Trí tiếp đón, chiêu đãi với điều kiện duy nhất là không tiếp nhận đóng góp. “Nhiều đồng đội rời cuộc chiến với những vết thương trong cơ thể, sức khỏe không tốt...

Trong khi lương hưu mỗi tháng của 2 vợ chồng tôi đến 15 triệu đồng, tuổi già ăn uống chẳng bao nhiêu...” - giọng ông Trí đầy xúc cảm - “Hơn nữa, đây là lễ cúng gói trọn tình chung lẫn nỗi niềm riêng”. Trong 30 năm đời binh ngũ, ông tận mắt chứng kiến và trực tiếp ôm vào lòng hơn 100 đồng đội đã ngã xuống với hình hài không tròn vẹn vì mưa bom, lửa đạn.

Có những người được chôn cất, nhưng cũng có người chỉ kịp vùi xác rồi đánh dấu trước khi di chuyển nhanh sang trận địa mới.

“Mỗi lần nhớ lại lời đồng đội trăn trối trước lúc trút hơi thở cuối cùng: Nếu còn sống, ngày độc lập, đồng chí cúng giỗ cho tôi”, mà lòng như thắt lại. Đó không chỉ là nghĩa tình đồng chí, mà còn là món nợ mà những người đang sống hôm nay phải trả cho những người hy sinh cho độc lập Tổ quốc” - ông Trí như cố dấu đối mắt lóng lánh lên nền trời nửa mưa nửa nắng.

Đôi mắt mờ đục của người lính già dày dặn trận mạc bỗng trở nên hun hút... khiến cho không gian như lắng đọng... khi ông nhớ lại lời nói “định mệnh” của đồng chí Hiệp (sinh năm 1950), Tiểu đội phó  (Tiểu đoàn 512 - An Giang) trước lúc lên đường cùng ông tải gạo về đơn vị: “Sau này có chết, anh nhớ cúng cơm... trên mâm có cá lóc nướng và xị rượu đế”. Chẳng ngờ, khi đi chưa tới nơi thì Hiệp bị phục kích bắn chết. Do anh em ông Hiệp đã hy sinh trước đó, nên ngay sau ngày thống nhất đất nước, ông Trí thường xuyên cúng cơm và trên mâm có đủ 2 món như di nguyện đồng đội.

Đặc biệt, trong đám giỗ, bên cạnh lời khấn nguyện chung, ông Trí còn dành lời khấn riêng dành cho người rất đặc biệt - người mang họ Huỳnh của ông. Năm 1972, khi đang là Trung đội trưởng (Đại đội 1, Tiểu đoàn 512), đóng quân ở Lò Gò (Takeo - Campuchia) thì có người đàn ông và một người phụ nữ tìm gặp và nhờ nuôi dùm bé trai.

Nhìn bộ quần áo rách rưới và gương mặt ốm đói, thấy thương nên ông Trí  xin ý kiến và được Đại đội cho phép nhận lời. Cậu bé tên Tum, sinh năm 1959, nhưng không biết tên họ cha mẹ nên đồng chí Thao - Trung đội phó - gợi ý lấy họ ông Trí. Thế là Tum có danh tánh mới: Huỳnh Văn Tum.

Cũng từ đó Tum xem ông Trí như người cha thứ 2 trong đời. Ngày 24.4.1975,  theo đoàn quân tỉnh Long Châu Tiền, Tum được bố trí vào cánh quân đánh giải phóng căn cứ Thanh Bình (Đồng Tháp) và đó cũng là trận cuối cùng... Chàng trai 16 tuổi, chưa một lần nắm tay người con gái ấy đã hy sinh trước 6 ngày đất nước thống nhất. Không tìm được người thân, mỗi năm ngày 24.4, vợ chồng ông làm giỗ cho Tum với nghi thức như thành viên gia đình. Đến ngày 27.7, lại tiếp tục cúng chung với hương linh anh hùng, liệt sĩ...

“Năm nay đã 73 tuổi rồi, trong người nhiều thương tật, không biết ngày nào hội ngộ với đồng đội, nên di nguyện lại cho con cố gắng giữ lấy giỗ truyền thống” - ông Trí đáu đáu. Bởi điều này không chỉ sưởi ấm những vong linh anh hùng, liệt sĩ mà thân xác mãi mãi không thể tìm thấy, mà còn là cách để hâm nóng đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho thế hệ trẻ.

Anh hùng trong Anh hùng

Không đợi đến khi chắt chiu từng đồng lương hưu cúng giỗ, trước đó ông Trí đã là người anh hùng trong tâm trí nhiều đồng đội khi mạnh dạn từ bỏ cả công danh sự nghiệp để dồn tâm sức chăm lo cho những đồng đội liệt sĩ.

Đã gần một phần tư thế kỷ trôi qua, nhưng ông Trí vẫn nhớ tươi nguyên cái thời khắc hệ trọng này.

Sau khi được cơ cấu giữ vai trò Phó Tỉnh đội trưởng phụ trách Chính trị vào kỳ đại hội sắp diễn ra, đồng đội chưa kịp chúc mừng, thì ngay năm 1999, tại kỳ họp Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh An Giang, ông bày tỏ mong muốn được lãnh đạo chấp nhận cho nghỉ hưu sớm.

“Giờ giải lao, Bí thư Tỉnh ủy mời ra gặp riêng để động viên, nhưng khi nghe tôi trình bày nỗi đau đáu về thân xác đồng đội còn rải rác đâu đó chưa thể đoàn tựu... mà mong muốn dành thời gian còn lại của cuộc đời để hoàn thành tâm nguyện...vì sợ để lâu, địa hình thay đổi... có lỗi với vong linh” - ông Trí nhớ lại.

Lúc đầu còn phân vân, nhưng khi nghe ông Trí nhấn mạnh thêm, đã bàn và được vợ đồng tình, thì Bí thư Tỉnh ủy chấp nhận. Thế là ngay năm 1999, trong lúc được nghỉ chờ quyết định chính thức, ông Trí đã lao vào “trận địa” mới.

Một mình cưỡi “ngựa sắt”rong ruổi chiến trường Bảy Núi xưa (Tri Tôn, Tịnh Biên - An Giang) tìm kiếm hài cốt đồng đội. Vận dụng trí nhớ vào điều kiện địa hình thực tế... sau khi xác định được địa điểm tin cậy, ông liên lạc và nhờ lực lượng quân sự địa phương trợ giúp phần đào bới...

Đến năm 2000, khi tỉnh An Giang thành lập Đội Cất bốc hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện Việt Nam qua các thời kỳ (Đội K93), ông Trí được mời tham gia. Bằng kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cách mạng trên đất bạn và tinh thần vì đồng đội, ông Trí đã trở thành linh hồn của Đội K93.

Đại tá Đinh Văn Cứng, Chính trị viên Đội K93 nhận xét: “Không chỉ chủ động tạo mối quan hệ với kiều bào và đồng bào nước bạn để thu thập thông tin mộ chí để Đội đỡ vất vả trong đào bới, ông Hai Trí còn vận dụng sự hiểu biết về quân phục và các quy tắc an táng thời chiến trên chiến trường K mà ông trực tiếp tham gia để giúp xác định nhanh các bộ hài cốt”.

Cứ thế ông cùng Đội K93 lặn lội qua nhiều cánh rừng già trên đất Chùa Tháp. Cùng nằm chung lán trại đơn sơ, cùng ăn cùng làm với các chiến sĩ trẻ... khiến ít ai biết được, ông là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời chống Mỹ với gần 150 trận đánh lớn nhỏ, trong đó có những chiến công mà các nhà quân sự thế giới cũng không lý giải được. Năm 1972, cùng đơn vị đánh chiếm Đồn Giồng Găng (Tân Hồng - Đồng Tháp). Cận giờ tấn công thì phát hiện lực lượng làm nhiệm vụ mở đường “lạc đường” trong khi vẫn còn 2 quả mìn Claymore nằm ngay lối tiến công. Lập tức ông Trí quyết định dùng răng cắn đây điện ngòi nổ.

“Tôi cắn một cái, sợi dây điện đứt lìa. Có lẽ sự thôi thúc bảo vệ sinh mạng đồng đội đã tạo cho tôi sức mạnh siêu nhiên này” - ông Trí tự hào kể lại.

Đến năm 2018, sau khi chịu “ngồi nhà” vì di chứng chiến tranh làm suy giảm nghiêm trọng khả năng nghe, ông Trí đã cùng Đội K93 cất bốc được 2.754 bộ hài cốt. Nhưng người lính Cụ Hồ vẫn không chịu “hết giờ”. Mỗi khi Đội K93 có việc hay cần tư vấn xử lý thông tin... là ông lại hết mình với vong linh liệt sĩ trong vai trò mới. Đúng là khí chất Anh hùng trong người Anh hùng!

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Người dân, học sinh “đội nắng” đến nghĩa trang liệt sĩ để dâng hương

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Để tưởng nhớ công ơn và tri ân các anh hùng liệt sĩ, những ngày qua, dù thời tiết khá nắng nóng, nhưng nhiều người dân, học sinh đã “đội nắng” đến nghĩa trang Hàm Rồng (TP.Thanh Hóa) để dâng hương.

Hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa xác định thông tin là hàng triệu nỗi đau

. |

Chiều ngày 25.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sĩ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và làm việc với 3 cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ này. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc về nhiệm vụ thiêng liêng, đặc biệt: Tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Đà Nẵng: Tặng quà gia đình chính sách nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Tường Minh |

Đà Nẵng - Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố thăm hỏi, tặng quà 4 gia đình cán bộ Công đoàn cơ sở là con thương binh, liệt sĩ.

An Giang: Trang trọng truy điệu, cải táng 68 hài cốt liệt sĩ

Trà Sư |

An Giang – Tỉnh An Giang đã trang trọng làm lễ cải táng 68 hài cốt liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người dân, học sinh “đội nắng” đến nghĩa trang liệt sĩ để dâng hương

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Để tưởng nhớ công ơn và tri ân các anh hùng liệt sĩ, những ngày qua, dù thời tiết khá nắng nóng, nhưng nhiều người dân, học sinh đã “đội nắng” đến nghĩa trang Hàm Rồng (TP.Thanh Hóa) để dâng hương.

Hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa xác định thông tin là hàng triệu nỗi đau

. |

Chiều ngày 25.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sĩ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và làm việc với 3 cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ này. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc về nhiệm vụ thiêng liêng, đặc biệt: Tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Đà Nẵng: Tặng quà gia đình chính sách nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Tường Minh |

Đà Nẵng - Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố thăm hỏi, tặng quà 4 gia đình cán bộ Công đoàn cơ sở là con thương binh, liệt sĩ.

An Giang: Trang trọng truy điệu, cải táng 68 hài cốt liệt sĩ

Trà Sư |

An Giang – Tỉnh An Giang đã trang trọng làm lễ cải táng 68 hài cốt liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ.