Anh đừng cộng em với than

Hoàng Việt Hằng |

Cách đây đúng hai cái Tết, đang mùa dịch, mỏ vừa lo chống dịch vừa vào kỳ nghỉ Tết ở một thị trấn nhỏ ven biển Mông Dương, đường nhỏ vốn yên ả, êm đềm, Tết về mới lại vắng hoe.

Đành rằng Tết mỏ than cũng vắng, anh em thợ không dịch thì về quê cả. Thị trấn vốn yên tĩnh, hai bên đường hai dãy nhà cứ xây đua ra, nhấp nhô, vá víu kiểu gia đình ngụ cư có tiền đến đâu lại sửa sang nhà xây thêm đến đó. Người tứ xứ từ tỉnh Thái Bình, Nam Định, rồi dân Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn, gần đây mỏ mở rộng tuyển thêm người dân tộc ít người tận mạn Lào Cai, Yên Bái, Mộc Châu, người H'Mông, Tày, Nùng cũng về tụ hội làm thợ lò. Không khí Tết mỏ khác xưa. Sinh hoạt văn hóa giao thoa có cả nhảy sạp, đốt lửa, thổi khèn tưng bừng lắm. Nhớ lại hôm đến mỏ, một thợ lò người ở Việt Yên, Bắc Giang hỏi:

- Anh bạn, tên gì để còn gọi.

- Dua.

- Dua gì?

- A Dua.

Tay thợ lò người Kinh trăm phần trăm chợt nghĩ: “Bố khỉ, A Dua gì cơ?”, rồi hỏi tiếp cho ra nhẽ:

- Cậu họ gì?

- Họ Vàng. Vàng A Dua.

- Tôi tên Thân, thân xác ý mà.

- Ừ!

- Bạn là dân tộc H'Mông à?

- Ừ.

Từ đó Thân và Dua ở chung phòng với nhau. Mới đầu họ nấu ăn riêng, nhưng ngày Tết năm đầu tiên nấu ăn chung, ăn chung bánh chưng và nấu chung canh măng bếp điện. Mới đầu A Dua kêu chưa quen, dưới xuôi ăn thức ăn hơi nhạt, thứ gì ở biển cũng nhạt. Trừ nước mắm. A Dua ăn tốn nước mắm lắm! May mà nước mắm Cát Hải ngon, không thiếu.

Họ thành đôi bạn thợ lò khi được phân công ở cùng một phòng, ngăn nắp của khu công nhân dành cho thợ lò ở thị trấn. Một chung cư đẹp, có thang máy. Chiều chiều chung cư chỉ thấy đàn ông độc thân đi chợ, ngày áp Tết nhưng gia đình có con thì vui hơn Tết. Họ mua sắm quần áo mới cho trẻ con, rồi ra biển Cái Bầu cho con chơi với biển. Sân chơi ánh đèn đủ màu lãng mạn lắm! Tết ven biển Cái Bầu cũng giăng đèn lộng lẫy như ở trên thành phố, không khí biển còn mang lại hơi thở thoáng đãng trong ngực,

Năm trước nữa, áp Tết mới thật buồn, do thu nhập thấp, Vàng A Dua ở lại khu nhà nghỉ của công nhân mỏ. Tết nhất buồn lắm, Dua là người ở núi quen đi bộ đường núi cả ngày, đi từ chợ bò về nhà rất xa. Đi làm thợ mỏ một năm, gửi tiền về, ở nhà lợp xong cái mái fibro xi măng nhà trên, làm cái chuồng trâu tránh tuyết ở ngay cuối vườn. Làm mỏ một năm sẽ tính mua con trâu cái gây giống, lo cho con ăn học? Ở đây, Tết thấy tay chân thừa ra. Ở nhà còn sửa lại cái trần, đan cái liếp tre cho vợ treo thịt gác bếp, ngồi thái ít rau nấu cám cho lợn, ra ruộng chặt ngọn mía cho bò. Ở hầm mỏ vừa mới quen được với than. Thợ mỏ không lo mang vác nặng, chỉ mang nặng cái bụng nhớ nhà.

Thân nói chuyện với A Dua, Dua chưa hiểu hết ý, thì làm động tác tay, không hiểu thì vẽ chì màu. Thân còn chịu khó dạy thêm bạn học tiếng Kinh, mua quyển vở dạy thêm nhiều từ tiếng Việt mà A Dua chưa biết.

A Dua có một cậu con giai năm tuổi. Vợ dệt vải và khâu vá rất khéo. Ở trên quê của A Dua còn treo thịt gác bếp, chè uống cũng gác bếp hai năm mới pha.

Thân thì thích món thịt đông, nhà A Dua gửi thịt lợn mán xuống cho A Dua, thịt ngon và thơm lắm! Cái Tết hai năm trước, khi đối diện, hai thằng chiếu tướng nhau mà chả biết nói gì. Vắt óc, Thân nghĩ ra cách dạy A Dua học thêm. Mua cả sách cho A Dua đọc, nên A Dua học nhanh, thạo tiếng Kinh như cái anh đi học bơi ấy. Mới biết bơi thích bơi là nhảy xuống biển. A Dua học tiếng Kinh thạo hơn, nên hay nói lắm. Nói suốt buổi, nhà có tiếng người rất vui. Ở hầm lò về, ăn cơm xong thì việc đầu tiên là xem nhắn tin ở quê nhà, rồi mới ngủ. Mẹ Thân quê ở Việt Yên - Bắc Giang, gọi điện hỏi xem con có cần gì mẹ gửi không?

Cái Tết năm ngoái, mẹ ốm, Thân gửi hết tiền về chữa bệnh cho mẹ nên không có tiền về quê. Thân đành ở lại ăn Tết một mình, cũng vì trực ca mùng 2 Tết nên không thể về. A Dua tinh ý, cũng về quê ở Lào Cai nhưng Dua lên sớm một ngày chơi Tết, xem Tết ở mỏ. Cũng muốn lên với Thân cho có anh em cho nó đỡ buồn. Bánh chưng A Dua cũng mang cho Thân, cả thịt treo gác bếp, măng chua nấu cá biển rất ngon. Cá biển vùng Quảng Ninh, quà Tết, A Dua mang mực khô, tôm khô, cá một nắng về quê, món ngon của biển, người ở núi thích mê. Ăn tốn cơm lắm! A Dua xuống núi, về với biển làm thợ lò, mới đầu khù khờ lắm. Các món thịt núi thì người dưới xuôi như Thân lại khen thịt lợn mán ngon lắm, măng chua khi nấu canh cá song hoa thì hai đứa gật gù cụng chén rượu. Trời ơi cá song hoa nấu măng chua. Hai thứ hương vị của rừng và biển nó ăn với nhau, có tý ớt Mường Khương, mắm rút nõ Tĩnh Gia thì để lại vị nhớ đời. Thợ lò vốn ăn khỏe mới có sức để vào lò đi ca đêm, ca ngày. Không ăn ngon không có sức khai thác than. Ở trong lò, thợ lò nói ngắn gọn để giữ hơi thở đi lò. Cứ ngồi song loan* đi mỏ là họ im lặng.

Đôi bạn tên Thân và A Dua đã sống với nhau năm cái Tết ở thị trấn nhỏ Mông Dương này. Có một chiều hai anh em được nghỉ một ngày, họ ra biển Cái Bầu chơi, A Dua hỏi:

- Sao mày không lấy vợ đi? Mày cứ khen măng chua nấu cá song hoa ngon lắm! Mày lấy vợ núi, mặt mũi con bé cũng ngon mà.

Thân cười, “mặt mũi ngon”, bố thằng Mông mới nghĩ ra như vậy: Hồi ở quê, mẹ cũng giới thiệu cho một cô hàng xóm, làm thợ may, nhưng nàng có bộ ngực lép kẹp và mông không nở nang, bà dì ruột thì chê, tướng vóc ấy khó có con. Mẹ Thân chặc lưỡi: Cứ có giai vào khắc có da có thịt “gái phải hơi giai thài lài cứt chó”. Nhưng Thân không có cảm tình.

- Cả người tao không thấy rung động nên mới xin đi làm công nhân mỏ.

Trước kia Thân sửa chữa xe máy, xe đạp ở nhà, manh mún, kiếm bát cơm cũng khó nên mới xin đi làm thợ lò từ năm mới hai lăm tuổi.

Không ngờ làm thợ lò lại khiến anh mê mệt cái thị trấn nhỏ ven biển này.

Có lần hội diễn văn nghệ, có một cô tên Huê, hát dân ca quan họ rất hay, người bên kia sông Cầu. Hai đứa cũng quen biết nhắn tin qua mạng. Đối thoại qua mạng, có vẻ hợp ý nhau. Nhưng khi gặp nhau hẹn hò, toàn ca kíp, lệch múi giờ nàng đi từ Việt Yên xuống mỏ, tìm gặp Thân, hai lần lỡ hẹn cả hai, lần thứ ba nàng nhắn tin: “Ta dừng ở đây thôi anh ạ! Em không thể tranh giành than với anh. Than đốt cháy anh rồi. Anh hay lỡ hẹn, anh đừng cộng than vào với em nữa. Anh tỏ tình với than nhé”. Nàng nhắn tin rồi chặn. Bữa ấy A Dua nấu canh măng chua với cá song hoa mà Thân gắp ăn không muốn nuốt. Lần đầu không muốn ăn canh cá và không khen ngợi Dua nấu.

A Dua hẹn Thân, hai đứa sẽ xin nghỉ phép năm, về Mường Hoa lấy vợ quê. Người ở núi gặp biển sẽ bền. Tưởng gì, A Dua giục Thân: “Mày lên núi lấy vợ trên bản Mường Hoa của tao nhé, có khi nó theo mày về đây ở cũng nên.” A Dua nói cười ngắn. Thân nghe xong bảo: “Để tính về quê mày chơi, đi du lịch luôn”. Nhưng mày thấy đấy, anh Khoa, anh Tùng phòng bên, vợ con ở Hưng Yên , mà đi lò về chỉ cặm cụi một mình. Anh nhớ vợ con lắm mà đời thợ lò vợ chồng ngâu ở mỏ rất đông. Thi thoảng con vợ nhớ chồng lại mò lên một đêm, vợ Khoa lên thì Tùng xin đi làm lệch ca, để hai vợ chồng nó “ vật nhau”. Tùng thì nói cứ hai tháng lại về nhà hai ngày, vì con còn nhỏ quá. Chả đỡ vợ đưa con đi học.

Năm ngoái đỡ dịch, Thân về thăm mẹ và cũng là lần cuối gặp mẹ. Bà ra đi 29 Tết, chỉ còn có một ngày là sang năm mới. Tết, có một ngày rét ngọt hơn mọi Tết khác. Thân mãi mãi không còn bố mẹ để về quê Bắc Giang, ngôi nhà nhỏ con đường nhỏ bắc chằng chịt các nong bánh đa phơi chật lối đi. Mùi gạo của làng nghề, mùi bánh chưng bánh gio ngày Tết chưa xa mà ký ức xa dần. Anh biết từ đây, thị trấn nhỏ Mông Dương sẽ gắn bó là quê thứ hai của anh. Chắc Tết nữa lo cho mẹ xong, Thân sẽ đi lên Lào Cai, đi thêm hơn chục cây số nữa để đến Mường Hoa quê A Dua xem người ta dệt thổ cẩm, nhuộm chàm phơi lanh để làm túi khăn cho khách du lịch.

Ở mỏ than Mông Dương có nhiều chàng trai ngoài ba mươi tuổi vẫn chưa có mối tình đầu. Nghe nói Công đoàn mỏ, đang hướng tới tổ chức hội diễn văn nghệ cho các thợ mỏ kết hợp với nông trường cam Hòa Bình, nơi toàn các em gái chưa có bạn giai, để gặp gỡ giao lưu. Tết này có đôi lại song hỉ ý chứ. Ở mỏ, ngày Tết có thợ lò ngại về quê, người e ngại cha mẹ giục con cưới vợ. Người thợ lò học thêm ngoại ngữ, chơi ghita, cũng có anh học thổi khèn, có anh chỉ mê ra sân chơi bóng rổ, bóng đá. Những hoạt động bóng bàn, bóng rổ không thiếu ở mỏ Mông Dương. Mỏ gần biển, gần chùa Cái Bầu. Một lần, Thân bảo có cậu Duật hay đi chùa Cái Bầu cầu nguyện, cầu duyên ghê lắm. Trước Phật, hắn xin gì không biết, mỗi lần đàn ông đi chùa mà hắn ngồi cả tiếng trước Thiền viện Trúc Lâm.

Lúc ra về Thân hỏi Duật: “Mày xin Phật những gì mà cầu lắm thế?”

“Lương một tháng có hơn hai chục triệu đồng, ăn hết tám triệu, gửi biếu mẹ ba triệu ở quê, còn tiền để dành lấy vợ, mày cũng hỏi với Phật xem có lấy được vợ không?”

“Không, tao hỏi Phật một điều thôi?”

... Tao từng mê mệt một cô bé quét dọn trong chùa này. Nó thùy mị nết na, cắm hoa dâng Phật, đẹp luôn. Tao hay lên đó buổi sáng khi đi ca ba về, nhìn nó đang cắm hoa dâng phật, xong tao mới về ngủ. Nếu hôm đó tao không thấy nó, thì rất khó ngủ, hiểu chưa? Mà mày đã biết yêu đéo đâu mà hỏi.

Duật văng ra rồi cười khùng khục khoái chí.

Nhìn nó lâu thấy than đá cũng chảy ra ý chứ, cả ngày chỉ mong tuần làm ca ba có cả buổi sáng nhìn sư nữ. Nhưng, chấm than rồi (!). Nó chuyển chùa rồi. Tao muốn hỏi Phật xem tao xin Phật mà không hiểu sao mình không hạnh phúc, không được gặp lại em Từ Hạnh ấy, nó còn có tên hiệu là... là... quên bố nó rồi.

Ui xời mày lại đi yêu sư nữ thì rớt rồi, Chùa nào cho phép sư thầy, sư cô thoát tục.

Thằng Duật thợ lò đường hầm số 5 chứ gì, đẹp trai phết mà tình lận đận nhỉ. Ừ!

Thế còn cu Phòng ở cách phòng mình cũng sống đơn thân. Sang năm 37 tuổi rồi, thằng Phòng hát quan họ cổ, ư hự, hay. Công nhận.

Thôi tao bảo thật Tết sáng năm lên núi quê tao lấy vợ Mông nhé. Cõng nó về Mông Dương, mở quán bán hàng thổ cẩm, chả lo đói đâu mà sợ.

Rồi chập tối hai đứa sang nhà bác Phả, vốn thợ lò lâu năm vừa nghỉ hưu, ở bên kia đường tàu.

Bác bảo: “Cái Tết sau dịch anh em mình, bác cháu còn thấy nhau là mừng. Đừng tính gì cho mệt. So với Tết thời xưa chúng tớ các cậu sướng chán”.

Này nhé, ăn ở có điều hòa, quần áo ra lò có phục vụ giặt, chưa Tết đã được ăn Tết. Miếng ăn ngon hơn nhiều bữa ăn đạm bạc của thợ lò hôm xưa.

Còn chương trình văn nghệ, đặc sắc hơn xưa chứ. Thợ lò hát quan họ cổ, dân Bắc Giang, tích chèo cổ có mấy anh Thái Bình, nhảy sạp có các cậu người Mông Lào Cai, Yên Bái, thế là văn hóa đa dân tộc chứ. Còn cậu Thân sớm có người yêu, mà đi với người yêu đừng có kể chuyện hầm lò với nó, kẻo nó ghen lại bảo “Anh đừng cộng than với em?”

“Ơ, bác cũng biết mối tình của Thân với cô bé hát quan họ bên kia sông Cầu?”.

A Dua cúi mặt xuống thủ thỉ:

- Cháu cũng mong đưa vợ xuống Mông Dương một lần đi biển, cứ hẹn mà ba Tết rồi, vợ nó cũng không trách gì đâu.

Thân đứng dậy rồi kéo tay A Dua: “Thôi làm điếu thuốc lào đứng dậy cho bác nghỉ, sang năm mới lại sang hóng chuyện thợ mỏ Mông Dương”. Một thị trấn ra ngõ là gặp ga than và đường tàu luôn có tàu chở than ven biển, về mạn Uông Bí.

Hoàng Việt Hằng
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...

Truyện ngắn dự thi: Đêm trắng

Cao Nga |

Huê xuống sân bay lúc chiều tà, Moscow đón cô bằng một bầu không khí lạnh khô và nhẹ bẫng xộc ngay vào mũi. Nó khiến Huê lập tức bị chảy máu cam. Tìm vội chiếc áo khoác mỏng để trong hành lý xách tay, cô lẩm bẩm: “Mùa hè gì mà lạnh thế chứ!”. Khi vào làm thủ tục nhập cảnh, chỉ nhìn qua Huê cũng hiểu đây là khu vực dành riêng cho những hành khách hạng phổ thông. Thoáng một chút chạnh lòng, Huê ngao ngán chờ đợi những nhân viên hải quan của nước sở tại đang làm việc với một thái độ thờ ơ không cần che giấu.

Công ty của ông Nguyễn Tử Quảng bị người lao động khởi kiện vì nợ lương

HẠNH AN |

Đã có 3 người lao động từng làm việc tại Công ty Điện tử BHS - người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tử Quảng - gửi đơn khởi kiện đến Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội về việc bị công ty này nợ lương.

Tàu cá ở Bình Định bị tàu hàng lạ đâm trúng

Hoài Luân |

Tàu cá ở Bình Định có 8 lao động biển bị 1 tàu hàng không rõ số hiệu đâm trúng ở khu vực biển cách TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) 199 hải lý.

Al-Nassr hoà 4-4 đội cuối bảng trong ngày Ronaldo bị treo giò

Thanh Vũ |

Trong ngày vắng Ronaldo vì án treo giò, Al-Nassr đã bị đội cuối bảng Al-Hazm cầm hoà với tỉ số 4-4.

Cận cảnh dự án bất động hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Dù được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2001, tuy nhiên, dự án xây dựng, di chuyển, mở rộng cơ sở sản xuất vải dệt kim và may xuất khẩu phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm vẫn nằm im, bất động.

Nhếch nhác trong khu chợ tiền tỉ ở vùng cao

Đinh Đại - Hồng Nguyên |

Lào Cai - Được xây dựng với chi phí gần 15 tỉ đồng, nhưng do thiết kế không hợp lý nên sau nhiều năm, chợ Phố Ràng (huyện Bảo Yên) ngày càng vắng bóng người, dẫn đến cảnh nhếch nhác, xuống cấp.

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...

Truyện ngắn dự thi: Đêm trắng

Cao Nga |

Huê xuống sân bay lúc chiều tà, Moscow đón cô bằng một bầu không khí lạnh khô và nhẹ bẫng xộc ngay vào mũi. Nó khiến Huê lập tức bị chảy máu cam. Tìm vội chiếc áo khoác mỏng để trong hành lý xách tay, cô lẩm bẩm: “Mùa hè gì mà lạnh thế chứ!”. Khi vào làm thủ tục nhập cảnh, chỉ nhìn qua Huê cũng hiểu đây là khu vực dành riêng cho những hành khách hạng phổ thông. Thoáng một chút chạnh lòng, Huê ngao ngán chờ đợi những nhân viên hải quan của nước sở tại đang làm việc với một thái độ thờ ơ không cần che giấu.