Khi “thiên đường lợi nhuận” rời xa nhiều nhà đầu tư chứng khoán

Thế Lâm |

Đầu tư chứng khoán đã trở thành một trong những kênh hiếm hoi có thể tìm kiếm được lợi nhuận, thậm chí ở mức cao, ngay cả trong những tháng ngày giãn cách ở các mức độ khác nhau trong quý 2 và quý 3 năm 2021.

Trong khoảng thời gian đó, khi các kênh đầu tư khác như vàng thì bất ổn, bất động sản thì đóng băng vì dịch COVID-19, chứng khoán trở thành kênh đầu tư nổi bật để tìm kiếm lợi nhuận.

Thậm chí, trong những tháng ngày giãn cách, việc tìm kiếm lợi nhuận của 2 vợ chồng anh Phan (TP.Thủ Đức, TPHCM) lại khá thuận lợi. Mới chơi chứng khoán từ đầu quý 2/2021, 2 vợ chồng anh Phan với 2 tài khoản riêng lướt những cổ phiếu như chứng khoán, thép, thậm chí một số cổ “họ” FLC, cũng kiếm được 2-3% trong một tuần không quá khó.

Một số tuần, 2 vợ chồng anh có thể kiếm được từ 4-5%.

Trong khi đó, anh Sơn (Quận 4, TPHCM) trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến giữa tháng 11.2021 dường như “đánh đâu thắng đó” từ các mã cổ phiếu ngành chứng khoán, thép cho đến bán lẻ. Tuy nhiên, danh mục đảo thường xuyên của anh chính là cổ phiếu thép và chứng khoán, giúp mang lại tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đến trên 80%.

Trên thị trường, cũng chính vì thiếu vắng các kênh đầu tư thuận lợi, dòng tiền chảy về chứng khoán tăng mạnh từ các nhà đầu tư lâu năm, cũng như nhà đầu tư mới F0 liên tục tạo kỷ lục trong việc mở mới tài khoản để đầu tư.

Chị Bùi (Quận 7, TPHCM) từ lâu ít đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, nhờ nghe ngóng tình hình sau các cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM), chị “lướt” mã CII nên đã có được lợi nhuận hơn 50%.

Thế nhưng, từ tháng 11.2021 thì gió đã đổi chiều khi nhóm cổ phiếu ngành thép liên tục lao dốc không phanh, các mã như HPG, HSG, NKG… mất giá với tỉ lệ đến 2 con số nhưng vẫn chưa “mò thấy đáy”.

Anh Sơn chịu lỗ với cổ phiếu thép và hướng hướng sang nhóm cổ phiếu chứng khoán, thì nhóm ngành này cũng bắt đầu bước vào giai đoạn lao dốc từ tháng 12.2021. Còn vợ chồng anh Phan chuyển sang nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhưng nhóm này cũng mãi ì ạch trong tháng 12.2021 và nửa đầu tháng 1.2022, cho nên đành cắt lỗ chuyển sang “bắt đáy” trở lại một số mã chứng khoán.

Vợ chồng anh Phan, từ chỗ lợi trên dưới 10% trong tài khoản đã đảo chiều ngược lại đang lỗ trên 15%. Còn anh Sơn, từ lãi đậm giờ đây tài khoản đã bắt đầu bị thâm vốn xấp xỉ 10%.

Một trường hợp khác là anh Hạnh, lao theo một số mã chứng khoán đang có kế hoạch tiếp tục tăng vốn lên gấp rưỡi, gấp đôi như VND, SSI. Chạy đuổi theo giá VND lúc tăng cao nhưng khoảng nửa tháng trở lại đây mã này lao dốc từ mức giá trên 80.000 đồng/cổ phiếu có lúc rơi xuống dưới mức 60.000 đồng; còn SSI anh mua từ mức giá trên 52.000 đồng/cổ phiếu giờ ì ạch trên ngưỡng 42.000 đồng.

Trong 2 tuần qua, anh Hạnh thỉnh thoảng lại nhận được tin nhắn “call margin” từ Công ty chứng khoán mà anh có vay giao dịch ký quỹ (margin), là phải nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để cân đối margin.

Có thể nói trong khoảng 2-3 tháng qua, nhiều nhà đầu tư vẫn với quán tính nắm giữ những cổ phiếu “bầu sữa” là nhóm ngành thép và chứng khoán mà không kịp linh hoạt thay đổi, tái cơ cấu danh mục thì đều bị “lên bờ xuống ruộng”. Kết quả là năm hết Tết đến tài khoản lỗ nặng và “không còn tiền để mang về cho mẹ” như một nhận định của Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam gần đây.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Chỉ số cần vượt 1.490 điểm để trở lại xu hướng phục hồi

Thế Lâm |

Phiên tăng mạnh trở lại gần 40 điểm ngày 25.1 nhưng thanh khoản không tăng tương ứng. Đó được cho là điểm trừ, vì vậy chưa thể xác định chỉ số chứng khoán VN-Index đã trở lại xu hướng hồi phục.

Chứng khoán: Tết này không còn tiền để mang về cho mẹ

Thế Lâm |

Trong nhận định sau phiên giảm mạnh đầu tuần ngày 24.1 của chỉ số chứng khoán VN-Index, Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng nhà đầu tư “Tết này không còn tiền để mang về cho mẹ”.

Chứng khoán lao dốc, nắm giữ tiền mặt lúc này có là "thượng sách"?

Lam Duy |

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, các nhà đầu tư được khuyên nên tăng tỉ trọng nắm giữ tiền mặt trong danh mục đầu tư.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Chứng khoán: Chỉ số cần vượt 1.490 điểm để trở lại xu hướng phục hồi

Thế Lâm |

Phiên tăng mạnh trở lại gần 40 điểm ngày 25.1 nhưng thanh khoản không tăng tương ứng. Đó được cho là điểm trừ, vì vậy chưa thể xác định chỉ số chứng khoán VN-Index đã trở lại xu hướng hồi phục.

Chứng khoán: Tết này không còn tiền để mang về cho mẹ

Thế Lâm |

Trong nhận định sau phiên giảm mạnh đầu tuần ngày 24.1 của chỉ số chứng khoán VN-Index, Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng nhà đầu tư “Tết này không còn tiền để mang về cho mẹ”.

Chứng khoán lao dốc, nắm giữ tiền mặt lúc này có là "thượng sách"?

Lam Duy |

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, các nhà đầu tư được khuyên nên tăng tỉ trọng nắm giữ tiền mặt trong danh mục đầu tư.