Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nêu nhiều ý kiến hỗ trợ doanh nghiệp

Vũ Long |

Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công kiến nghị nhiều giải pháp để duy trì sản xuất.

2 kiến nghị của VCCI 

Sáng 26.9.2021, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: Cùng chung bối cảnh với thế giới, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có.

Trong bối cảnh này, cộng đồng DN đồng tình, nhất trí cao với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”.

Quan điểm mới này dẫn đến cần thay đổi chiến lược ứng phó COVID-19, thay vì dồn toàn lực tập trung cho một mặt trận chính là phòng chống dịch bệnh, từ nay chúng ta cần tập trung cho cả mặt trận thứ 2 là duy trì, phát triển kinh tế. Cả 2 mặt trận đều quan trọng và tác động qua lại với nhau.

Từ cơ sở đó, VCCI đề xuất 2 kiến nghị: Thứ nhất, cần nhìn nhận các DN là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN.

Để chống COVID-19 lâu dài, cần công nhận và cho DN chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện của DN, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.

Thứ hai, mặt trận kinh tế vững chắc là nền tảng cho chiến thắng trên mặt trận y tế, do vậy cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của DN trong điều kiện sống chung với dịch, phải tìm cách để duy trì sản xuất an toàn...

Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị xem xét đổi tên các “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19” thành “Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế”, để cùng với nhiệm vụ chống dịch, việc duy trì sản xuất, phục hồi kinh tế được xác định như một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và cần tạo điều kiện cho các DN.

Chính sách hỗ trợ phải đủ lớn để DN đủ sức vực sản xuất

Ông Phạm Tấn Công cho rằng, với quan điểm coi DN là một chủ thể trong cuộc chiến chống COVID-19 và là lực lượng chủ lực trên mặt trận kinh tế, đồng thời xác định "sống chung" lâu dài với dịch bệnh, cộng đồng DN cũng đề nghị với Thủ tướng trong cơ cấu Ban Chỉ đạo Phòng chống COVID-19 các cấp cần có sự tham gia của đại diện cộng đồng DN.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ để sản xuất ổn định trong tình hình mới. Ảnh: Vũ Long
Doanh nghiệp cần hỗ trợ để sản xuất ổn định trong tình hình mới. Ảnh: Vũ Long

Công tác phòng chống dịch bệnh trở thành một phần không tách rời của quy trình sản xuất kinh doanh của DN, của quản trị DN; chi phí phòng chống dịch bệnh cũng thành một phần tất yếu của chi phí sản xuất.

Vì vậy, VCCI đề nghị Chính phủ, Quốc hội kịp thời cho triển khai nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định mới, kể cả pháp luật, để chủ động tránh nguy cơ chính sách lạc hậu trở thành điểm nghẽn cho hoạt động của DN trong điều kiện bình thường mới.

"Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phương án điều chỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép nâng giới hạn làm thêm giờ để đáp ứng các yêu cầu riêng của các mô hình “3 tại chỗ”, mô hình “bong bóng sản xuất” và để đáp ứng nhu cầu trả đơn hàng đúng hạn sau thời gian dài sản xuất bị đình trệ" - Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Đặc biệt, VCCI đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn như nới hạn mức tín dụng; miễn giảm, vay ưu đãi lãi suất thấp, nâng hạn mức tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên mức cao hơn.

Tăng cơ hội tiếp cận vốn cho khu vực DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh... dưới hình thức các Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

"Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, việc các ngân hàng vẫn có lợi nhuận lớn trong lúc các DN đình trệ sản xuất, kinh doanh là một chỉ dấu không lành mạnh của nền kinh tế và của mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và DN. Các gói hỗ trợ duy trì và phục hồi kinh tế cần đủ lớn và kịp thời để nắm bắt được thời cơ phục hồi" - ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch

Phương Uyên |

Giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ... là kiến nghị chung được cộng đồng doanh nghiệp Phú Yên đề xuất tại cuộc đối thoại gỡ khó giúp doanh nghiệp phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.

Ra mắt Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp với 446 đoàn viên

Thanh Mai – LĐLĐ huyện Tân Kỳ |

Ngày 25.9, tại Công ty Cổ phần May Minh Anh Tân Kỳ, Liên đoàn Lao động huyện Tân Kỳ (Nghệ An) tổ chức lễ ra mắt, thành lập Công đoàn cơ sở công ty và kết nạp 446 đoàn viên.

Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn khi chuẩn bị hoạt động trở lại

Nam Dương |

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TPHCM (gọi tắt là Bộ tiêu chí). Theo khảo sát, nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng khi chuẩn bị theo Bộ tiêu chí này.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch

Phương Uyên |

Giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ... là kiến nghị chung được cộng đồng doanh nghiệp Phú Yên đề xuất tại cuộc đối thoại gỡ khó giúp doanh nghiệp phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.

Ra mắt Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp với 446 đoàn viên

Thanh Mai – LĐLĐ huyện Tân Kỳ |

Ngày 25.9, tại Công ty Cổ phần May Minh Anh Tân Kỳ, Liên đoàn Lao động huyện Tân Kỳ (Nghệ An) tổ chức lễ ra mắt, thành lập Công đoàn cơ sở công ty và kết nạp 446 đoàn viên.

Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn khi chuẩn bị hoạt động trở lại

Nam Dương |

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TPHCM (gọi tắt là Bộ tiêu chí). Theo khảo sát, nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng khi chuẩn bị theo Bộ tiêu chí này.