Vụ sập bẫy trái phiếu SCB: Tuổi già ốm đau, tiền để dành nguy cơ mất trắng

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Liên quan đến vụ việc nhân viên Ngân hàng SCB dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu, nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn đã phải bán đi số tài sản cuối cùng, vay mượn người thân để duy trì cuộc sống. Thậm chí, có những người mắc bệnh nặng, chỉ biết nằm chờ... vì toàn bộ số tiền dùng để chữa bệnh đều đã bị biến thành trái phiếu mà không hề hay biết.

Ngày 25.4, tiếp tục có hơn 100 hồ sơ và đơn tố cáo của người dân gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh, tố nhân viên Ngân hàng SCB lừa dối, dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu.

Từ 9 giờ sáng, người dẫn đã đến xếp hàng trước Có quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Tú
Từ 9h sáng, người dẫn đã đến xếp hàng trước Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh để nộp đơn tố cáo. Ảnh: Anh Tú

Hàng ngày thức dậy trong nỗi hoang mang vì trái phiếu 

Trong số hàng chục người đến Công an TP Hồ Chí Minh để nộp đơn tố cáo nhân viên Ngân hàng SCB lừa dối, dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu, có hơn một nửa là người già, cán bộ hưu trí.

Ông Nguyễn Minh Tâm (ngụ TP Hồ Chí Minh) - một trong số nhiều nạn nhân trong vụ “sập bẫy" trái phiếu nhân viên Ngân hàng SCB vẫn hàng ngày thức dậy trong nỗi hoang mang, lo lắng.

“Trước đây tôi làm việc cho một công ty xây dựng, cả cuộc đời chỉ biết đến làm lụng để tích góp nuôi gia đình. Sau này, con cái lớn, tôi mới dành dụm được chút ít để lo cho tuổi già, nhỡ sau này có ốm đau bệnh tật, mình cũng còn có tiền đó để chữa bệnh, không phải phiền đến con cái. Nên những gì có được thời điểm đó tôi đều đem đi gửi vào ngân hàng, đó gần như là toàn bộ gia tài của tôi", ông Tâm chia sẻ.

Bảng giới thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng SCB được nhân viên SCB tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bảng giới thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng SCB được nhân viên SCB tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không chỉ riêng ông Tâm, ông Huỳnh Triệu Cơ (ngụ Quận 8, TP Hồ Chí Minh) nay đã ngoài 70 cũng nghẹn ngào chia sẻ về nguy cơ mất trắng 1,8 tỉ đồng đầu tư vào sản phẩm có tên “Trái phiếu linh hoạt” do nhân viên Ngân hàng SCB tư vấn.

“Sau khi vụ việc này vỡ lẽ, vợ chồng tôi gây lộn nhau hoài. Giờ mỗi ngày đi chợ đều thiếu lên thiếu xuống, tết vừa rồi tôi cũng không dám đi ra ngoài vì chẳng còn tâm trạng đâu. Tôi và vợ bây giờ đều đã quá tuổi lao động, muốn xin làm bảo vệ để có tiền lo bữa cơm cho gia đình nhưng tầm tuổi này không ai thuê nữa rồi”, ông Cơ chia sẻ.

Giấu gia đình vì sợ chồng con lo lắng

Chị T.B.A. (ngụ TP Hồ Chí Minh) mắt rơm rớm nước mắt khi đề cập đến số tiền hơn 1,5 tỉ đồng đang “mắc kẹt” trong Ngân hàng SCB không biết bao giờ mới có thể lấy lại được.

Xếp vội bộ hồ sơ và đơn tố cáo gửi cho Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, chị A. vừa đeo vội chiếc khẩu trang và không quên nhắn chúng tôi nhớ giấu tên của chị vì “gia đình đến nay vẫn chưa biết chuyện, con cái vẫn phải đảm bảo cho nó an tâm đến trường".

Được biết, 1,5 tỉ đồng là toàn bộ số tiền chị A dành dụm được trong nhiều năm làm việc, trong đó cũng có khoản tiền mà mẹ chị để lại. Đó là tiền đi học của con chị và cũng là tiền để chị chữa bệnh.

“Toàn bộ chi phí sinh hoạt và tiền tiết kiệm của tôi đã bị nhân viên ngân hàng chuyển qua trái phiếu mà tôi không hề được biết. Bây giờ tiền lãi không có, gốc rút không được nên tôi không có tiền để sinh hoạt lẫn chữa bệnh. Lâm vào cảnh đường cùng, tôi phải đi vay thế chấp ở ngân hàng khác, mỗi tháng trả lãi 20 triệu đồng. Và tiền đó đúng bằng số tiền tôi gửi ở Ngân hàng SCB", chị A. cho biết.

Quá nửa số người đến gửi đơn tố cáo đều là người già và hưu trí.
Quá nửa số người đến gửi đơn tố cáo là những người già và hưu trí. Ảnh: Anh Tú

Và không chỉ riêng chị A., rất nhiều người phụ nữ khác là con, là vợ, là mẹ vẫn đang phải giấu gia đình "tấn bi kịch" này vì sợ cha mẹ già biết sẽ thêm đau lòng mà đổ bệnh, chồng không yên tâm công tác, còn con cái không thể vui vẻ đến trường.

df. Ảnh: Anh Tú
Một số người đã phải đi liên tục nhiều ngày để nộp hồ sơ và đơn tố cáo. Ảnh: Anh Tú

Trước đó, theo như Lao Động đã phản ánh, hàng ngàn người dân khi đến giao dịch tại Ngân hàng SCB, bất kể là chuyển tiền, rút tiền, hay tất toán sổ tiết kiệm đều được nhân viên ngân hàng tư vấn chung một kịch bản: Có một sản phẩm mới của SCB có tên Trái phiếu linh hoạt, tương tự như chứng chỉ tiền gửi nhưng lãi suất cao hơn (9%/năm), tiện lợi hơn, sau 31 ngày khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và vẫn được nhận lãi.

Tuy nhiên thực tế, khách hàng không biết đó thực chất là trái phiếu doanh nghiệp, chỉ sau khi mọi chuyện vỡ lẽ, nhận được bản “Hợp đồng mua bán trái phiếu" trên tay thì mới biết số tiền mình mang đi gửi tiết kiệm đã bị chuyển qua mua trái phiếu. Thậm chí, trong hợp đồng sau khi đến tay khách hàng còn có ghi rõ điều khoản được phép huỷ hợp đồng trong vòng 3 ngày kể từ ngày kí, nhưng nhân viên không hề thông tin đến khách hàng về điều khoản này.

Theo lời của một số người dân, nhân viên tư vấn của Ngân hàng SCB đã trấn an khách hàng rằng: “Nếu mình mua ở SCB thì mình chỉ cần biết SCB thôi, không cần biết đến Tân Việt, An Đông hay Quang Thuận gì cả. Anh/chị mua ở Ngân hàng SCB sẽ được SCB bảo lãnh nên cứ yên tâm”.

ANH TÚ - NGỌC ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Nóng Sài Gòn: Nếu nhân viên tư vấn mập mờ, SCB phải chịu trách nhiệm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 23.4: Ca nhiễm COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng; Nếu nhân viên tư vấn mập mờ, ngân hàng SCB phải chịu trách nhiệm; Đặt lịch đăng kiểm qua app: Người chờ vài ngày, người chờ cả tháng...

Thủ tướng yêu cầu sớm trình phương án xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là SCB

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng hạ lãi suất phù hợp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là ngân hàng SCB.

Hơn 30 người nộp đơn tố cáo Ngân hàng SCB dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 21.4, 33 người đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh để tố cáo Ngân hàng SCB "dụ dỗ" khách hàng mua trái phiếu. Trong số đó có cả những người là nạn nhân của vụ SCB "hô biến" tiền gửi tiết kiệm của khách hàng thành bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Người dân nằm vạ vật trên vỉa hè, gầm cầu để tránh nắng nóng ở Hà Nội

Bích Lộc |

Do không có chỗ nghỉ cố định nên bất cứ chỗ nào có bóng mát trên vỉa hè, hoặc dưới gầm cầu vượt sẽ là chỗ nghỉ ngơi của nhiều người lao động giữa lúc trời nắng nóng.

Thấy gì qua kiểm tra gói thầu 5.10 thuộc sân bay Long Thành

Xuyên Đông |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc chậm trễ lựa chọn nhà thầu thi công gói thầu 5.10 làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án sân bay Long Thành trong tháng 5.2023. Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo công tác giám sát lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10.

Nâng thời hạn visa điện tử thu hút khách du lịch quốc tế

Khánh Linh |

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam cho rằng, việc nâng thời hạn, giá trị của thị thực điện tử (visa điện tử) sẽ thu hút khách quốc tế, phát triển du lịch, kinh tế nước ta.

Doanh nghiệp FDI sẽ được hỗ trợ khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 17.5, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có những trao đổi về chính sách hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng từ Thuế tối thiểu toàn cầu (dự kiến sẽ thực thi từ 2024).

Vietcombank gần như chắc chắn sẽ nhận chuyển giao một ngân hàng

Lam Duy |

Dù Ngân hàng Nhà nước chưa tiết lộ, song theo tìm hiểu của Lao Động, ngân hàng Vietcombank gần như chắc chắn sẽ nhận một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc.

Nóng Sài Gòn: Nếu nhân viên tư vấn mập mờ, SCB phải chịu trách nhiệm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 23.4: Ca nhiễm COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng; Nếu nhân viên tư vấn mập mờ, ngân hàng SCB phải chịu trách nhiệm; Đặt lịch đăng kiểm qua app: Người chờ vài ngày, người chờ cả tháng...

Thủ tướng yêu cầu sớm trình phương án xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là SCB

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng hạ lãi suất phù hợp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là ngân hàng SCB.

Hơn 30 người nộp đơn tố cáo Ngân hàng SCB dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 21.4, 33 người đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh để tố cáo Ngân hàng SCB "dụ dỗ" khách hàng mua trái phiếu. Trong số đó có cả những người là nạn nhân của vụ SCB "hô biến" tiền gửi tiết kiệm của khách hàng thành bảo hiểm nhân thọ Manulife.