Doanh nghiệp FDI sẽ được hỗ trợ khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 17.5, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có những trao đổi về chính sách hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng từ Thuế tối thiểu toàn cầu (dự kiến sẽ thực thi từ 2024).

Cụ thể, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết, hiện Việt Nam đã thu hút FDI từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á, cụ thể: Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Thống kê trong 3 năm 2020-2022, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực FDI chiếm khoảng 7,5 - 8,5% tổng số thu ngân sách nội địa.

Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI đang được nghiên cứu trước hạn thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Tổng cục Thuế.
Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI đang được nghiên cứu trước hạn thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Tổng cục Thuế.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thuế đã tham mưu cho Bộ Tài chính nhóm các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ chịu mức thuế suất tối thiểu 15%. Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đã có các cuộc họp, tham gia hội thảo và lắng nghe các kiến nghị của các doanh nghiệp FDI, có khả năng chịu ảnh hưởng lớn của Thuế tối thiểu toàn cầu.

Nêu quan điểm về vấn đề Thuế tối thiểu toàn cầu, ông Đặng Ngọc Minh cho rằng cần xây dựng các hình thức hỗ trợ nhằm bù đắp cho các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng do áp dụng loại thuế này.

Theo đó, phương án triển khai các hình thức hỗ trợ sẽ tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có các tiêu chuẩn áp dụng kèm theo. Nói cách khác, cần áp dụng chính sách hỗ trợ thay thế cho những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu.

“Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua các quy trình thủ tục đăng ký sau khi các doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế kể cả thuế bổ sung tối thiểu, nên Chính phủ Việt Nam sẽ không gặp khó khăn trong quá trình huy động nguồn tài chính cũng như thực hiện các thủ tục hỗ trợ tiếp theo” - ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ.

Để có được nguồn tài chính cho các hình thức hỗ trợ nêu trên, ông Đặng Ngọc Minh cho rằng cần đảm bảo quyền đánh thuế bằng cách áp dụng cơ chế thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QDMTT).

Theo đó, nếu doanh nghiệp nộp đủ thuế suất 15% tại Việt Nam theo QDMTT, Việt Nam sẽ có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ lại các doanh nghiệp các khoản chi phí như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí sản xuất công nghệ cao (ví dụ Ấn Độ có chính sách hỗ trợ một khoản tiền nhất định theo mỗi sản phẩm sản xuất bán ra).

Như vậy, chính sách hỗ trợ này sẽ áp dụng chung cho các doanh nghiệp, quy định hỗ trợ sẽ dựa trên đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của từng loại hình doanh nghiệp, như vậy sẽ không vi phạm quy tắc không phân biệt đối xử và phù hợp với Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).

Trước đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, các giải pháp của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là dành các ưu đãi cho nhà đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu và các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.

“Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ tài chính, gồm cả trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng sau khi Việt Nam giành quyền đánh thuế, thay đổi chính sách ưu đãi, cụ thể hóa các chính sách này” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Sẽ hoàn thiện chính sách trước hạn thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 6.5, Bộ Tài chính cho biết thông tin về lộ trình hoàn thiện chính sách trước hạn thực thiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa

TRÍ MINH |

Áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024 đang là vấn đề nóng đối với cả cơ quan chức năng và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Theo giới chuyên gia, Việt Nam nên cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa để đảm bảo giữ quyền đánh thuế của Việt Nam.

90 doanh nghiệp FDI sẽ chịu thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024

Trí Minh |

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sẽ có khoảng 90 doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu nếu áp dụng từ năm 2024.

Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động số lượng lớn

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, việc cắt giảm gần 6.000 lao động của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam đang được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu các vấn đề về kinh tế, lạm phát... không cải thiện thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phải cắt giảm lao động với số lượng lớn trong thời gian tới. 

Quy hoạch điện VIII sẽ giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng

Anh Tuấn |

Theo chuyên gia, Quy hoạch điện VIII với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo sẽ là "cứu cánh" cho những dự án điện gió, điện mặt trời đang gặp vướng mắc hiện nay.

Dừng thu bảo hiểm xã hội đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Hà Anh |

Gần đây, nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) phản ánh việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa được tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Liên quan đến sự việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có thông tin phản hồi.

Cảnh báo biến chứng kinh hoàng do tiêm tan mỡ tại spa kém chất lượng

Thanh Trà |

"Chỉ cần gõ từ khoá “tiêm tan mỡ"" trên Facebook, chúng ta có thể dễ dàng thấy hàng ngàn kết quả được hiển thị. Từ những fanpage của spa lớn cho đến facebook cá nhân ngập tràn những bài đăng quảng cáo với những lời cam kết hiệu quả an toàn. Nhẹ dạ cả tin vào những lời quảng cáo của spa, nhiều chị em đã phải gánh chịu những biến chứng nặng nề."

Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng báo chí về Khoa học Công nghệ

Anh Vũ |

Ngày 18.5.2023, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) đã trao Giải thưởng Báo chí về KHCN năm 2022 cho các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải.

Sẽ hoàn thiện chính sách trước hạn thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 6.5, Bộ Tài chính cho biết thông tin về lộ trình hoàn thiện chính sách trước hạn thực thiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa

TRÍ MINH |

Áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024 đang là vấn đề nóng đối với cả cơ quan chức năng và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Theo giới chuyên gia, Việt Nam nên cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa để đảm bảo giữ quyền đánh thuế của Việt Nam.

90 doanh nghiệp FDI sẽ chịu thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024

Trí Minh |

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sẽ có khoảng 90 doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu nếu áp dụng từ năm 2024.