Việt Nam cam kết mạnh mẽ về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững

Vũ Long |

Đại biểu quốc tế đánh giá cao Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững do Việt Nam đăng cai.

Việt Nam tiên phong chuyển đổi hệ thống lương thực bền vững

Sau 3,5 ngày làm việc tích cực, hiệu quả với các phiên họp dày đặc, ngày 27.4.2023, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã bế mạc.

Trưa 27.4.2023, thông tin tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị, các đại biểu quốc tế đánh giá: Thông qua Hội nghị, uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”; là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, đại dịch mới nổi... được tăng cường.

Các nước và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị ghi nhận Việt Nam là quốc gia tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực bền vững. Việt Nam khẳng định mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về Hệ thống lương thực thực phẩm năm 2021.

Việt Nam thể hiện vai trò là nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Ảnh: Vũ Long
Việt Nam thể hiện vai trò là nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Ảnh: Vũ Long

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thuỵ Sỹ Christian Hoffer, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu theo định hướng trên.

Không chỉ đi tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, Việt Nam khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam–Nam.

Vai trò và vị thế được tăng cường là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy hợp tác Nam–Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, bao trùm và chống chịu tại các quốc gia đang phát triển;

Thiết lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Lương thực thực phẩm cho khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững;

Tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, các đối tác phát triển và các quốc gia thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”; đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, mô hình thực hành tốt với các nước để cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm  theo hướng bền vững

Theo Bộ NNPTNT, chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu/phục hồi là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cần được tiếp cận từ toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách thức chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cần tính đến bối cảnh cụ thể của từng quốc gia và địa phương trong quốc gia đó.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, cần sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại…

Việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở từng quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, việc chuyển đổi đòi hỏi phải có sự gắn kết, kết hợp giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, giữa chiến lược dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn. Việc quản trị và điều phối các bên liên quan là quan trọng và cần thông qua 1 kế hoạch hành động.

Để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thành công, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, về nguồn lực tài chính: Chính sách tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. Các chính sách tài chính cần tiếp cận trên 3 khía cạnh: tạo động lực, thúc đẩy đổi mới và đầu tư.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Vũ Long |

Việt Nam triển khai các giải pháp thực thi mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.

Việt Nam là nhà cung cấp lương thực trách nhiệm, minh bạch, bền vững

Vũ Long |

Xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nông sản, Việt Nam được đăng cai Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh chưa từng thấy

Song Minh |

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 9 năm, thu nhập không theo kịp lạm phát bất chấp những nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tăng trưởng ổn định.

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Minh Quang |

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo tình trạng lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Buôn lậu, hàng giả tại TP Hồ Chí Minh không giảm

NGỌC LÊ |

Nhận định về tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương  mại tại TPHCM, đại diện Cục Quản lí thị trường thành phố cho biết: “Tình trạng này không có dấu hiệu giảm, các cơ sở kinh doanh ngày càng có những chiêu trò tinh vi khiến nhà chức trách gặp khó trong các khâu xử lí vi phạm”.

Để học sinh yêu giá trị truyền thống văn hoá

Tường Vân |

Khoác trong mình trang phục cổ truyền, những em học sinh bậc phổ thông tự tin trình diễn những vở tuồng, chèo, những màn múa, hát, độc tấu piano… Phía dưới khán đài, những tiếng vỗ tay vang lên, khán giả trầm trồ thán phục trước những gì mà các em học sinh thể hiện.

Làm giàu từ kinh tế rừng

Văn Tùng |

Lâm nghiệp đang ngày càng thể hiện vai trò rõ nét trong phát triển kinh tế trên khắp các vùng nông thôn của tỉnh Tuyên Quang. Người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã coi những cánh rừng xanh như là một tài sản quý khi đã góp phần mang lại một cuộc sống ấm no.

Nhồi nhét khách dịp lễ, chủ xe có thể bị phạt tối đa 150 triệu đồng

PHẠM ĐÔNG |

Với hành vi nhồi nhét khách quá số người quy định, chủ xe có thể bị phạt tối đa 150 triệu đồng, còn tài xế có thể bị phạt đến 75 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Vũ Long |

Việt Nam triển khai các giải pháp thực thi mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.

Việt Nam là nhà cung cấp lương thực trách nhiệm, minh bạch, bền vững

Vũ Long |

Xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nông sản, Việt Nam được đăng cai Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh chưa từng thấy

Song Minh |

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 9 năm, thu nhập không theo kịp lạm phát bất chấp những nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tăng trưởng ổn định.