Làm giàu từ kinh tế rừng

Văn Tùng |

Lâm nghiệp đang ngày càng thể hiện vai trò rõ nét trong phát triển kinh tế trên khắp các vùng nông thôn của tỉnh Tuyên Quang. Người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã coi những cánh rừng xanh như là một tài sản quý khi đã góp phần mang lại một cuộc sống ấm no.

Gia đình đã có truyền thống trồng rừng và gắn bó với rừng vài chục năm nay nên anh Nịnh Văn Lìn ở xã Tiến Bộ (Yên Sơn, Tuyên Quang) hơn ai hết hiểu rõ giá trị của cái nghề này. Minh chứng là những cánh rừng cây keo gỗ lớn của anh Lìn đã gần chục năm tuổi với giá trị hàng trăm triệu đồng.

Đưa PV mục sở thị cánh rừng keo lai sau nhà, anh Lìn cho biết: “So với các cây ngắn ngày, trồng rừng để lâu năm cho thu nhập ổn định hơn nhiều. Trồng rừng 6-7 năm tuổi năng suất trung bình chỉ 70-80 m3. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận hàng năm đạt 6 triệu đồng/ha. Thế nhưng nếu chuyển hoá sang cây gỗ lớn với chu kỳ hơn 10 năm sẽ cho năng suất trên 150 m3. Từ đó lợi nhuận cũng tăng gấp đôi, gấp 3”.

Thu nhập bằng nghề trồng rừng cũng giúp cuộc sống gia đình ổn định hơn, từ một hộ khó khăn, sau khi quyết định gắn bó với cây gỗ lớn, anh Lìn đã thành lập được hợp tác xã và dựng xưởng chế biến gỗ riêng. Xưởng sản xuất của anh sử dụng hoàn toàn gỗ nguyên liệu để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước mỗi năm thu về trên 400 triệu đồng.

Gần đó, nhà ông Nguyễn Đức Bình hiện duy trì trên 12 ha đất rừng với chủ yếu là các loại keo lai, keo tượng lấy gỗ. Trồng rừng vốn là nghề chính của cả thôn nhưng trước kia người dân làm theo kiểu nhỏ lẻ, cây còn non đã bán nên hiệu quả mang lại không cao. Vừa rồi ông Bình đã đăng ký chuyển 4 ha rừng hiện có sang trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ khai thác từ 10-12 năm để tăng sản lượng và giá trị khi thu hoạch.

Theo ông Bình, hiện gia đình 4,2 ha ở năm thứ 8, nếu giờ thu hoạch thì cũng chỉ làm gỗ dăm giá trị đạt 107 triệu đồng/ha còn để thêm 4-5 năm nữa với giá thị trường hiện nay sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha. Lợi nhuận nữa là rừng lớn không tốn chi phí đầu tư giống, chăm sóc, chỉ cần trông nom, bảo vệ.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Sự - Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ - khẳng định, kinh tế rừng đã giúp bộ mặt của địa phương thay đổi rõ rệt. Với hơn 4.600 ha rừng tự nhiên trong đó, gần 80% diện tích là đất lâm nghiệp đã giúp thu nhập của nhiều gia đình hàng năm lên tới vài trăm triệu đồng, thậm chí có những gia đình hàng tỉ đồng.

“Quá trình trồng cây gỗ lớn được áp dụng các kĩ thuật lâm sinh, tuyển chọn giống, giá trị kinh tế của cây cao nên cho hiệu quả lớn. Nhờ trồng cây lâu năm, cuộc sống của người dân xã Tiến Bộ có chuyển biến rất tích cực so với nhiều năm về trước. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền đến người dân để diện tích rừng gỗ lớn tăng lên” - ông Sự cho hay.

Ông Lý Xuân Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang - cho biết, diện tích rừng trồng hoặc chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn mang lại đa lợi ích, tiết kiệm chi phí giống, chăm sóc; tăng hiệu quả kinh tế, hiện tại giá trị rừng gỗ lớn gấp 3-4 lần so với rừng gỗ nhỏ. Minh chứng là sản lượng gỗ khai thác năm 2022 vừa qua cho thấy rõ nhất giá trị kinh tế của diện tích rừng gỗ lớn mang lại.

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đang có nhiều khuyến khích với người trồng rừng khi hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn tương đương mức hỗ trợ lãi suất khoảng 8,4 triệu đồng/ha. Chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao để các hộ gia đình trồng rừng với mức hỗ trợ từ 5 triệu đồng đến 12 triệu đồng/ha.

Văn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Chỉ đạo kiểm tra việc dân trồng rừng chưa được hưởng lợi, rừng đã bị đem đấu giá

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Liên quan đến việc 6 hộ dân tại thôn Áng Sơn (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) trồng rừng thông hàng chục năm chưa được hưởng lợi thì rừng đã bị đem đấu giá, UBND tỉnh Quảng Bình có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý.

Trồng rừng hàng chục năm, người dân chưa kịp hưởng lợi đã bị đem đấu giá

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Quảng Bình - Một số hộ dân tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) bức xúc về việc gần 23ha rừng thông do mình trồng hàng chục năm chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá, khiến họ trắng tay.

H'Hen Niê trồng rừng ở vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa

Chí Long |

H'Hen Niê đến Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) và Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) để tham gia hoạt động trồng cây, phục hồi rừng nghèo.

Phú Yên: Dự án trồng rừng treo 17 năm, dân thiếu đất sản xuất

Hoài Luân |

Từ khi được UBND tỉnh Phú Yên giao thực hiện dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh và phòng hộ Xuân Phước, Công ty TNHH Trúc Lâm suốt gần 17 năm không triển khai dự án.

Khách du lịch hài lòng với nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm

Thu Hiền |

Khác với hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp của một số nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay, nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm lại nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trong và ngoài nước về sự sạch sẽ, chất lượng phục vụ. 

Vốn đầu tư công giải ngân ì ạch, cần chế tài xử lí nghiêm khắc

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để giải ngân hơn 700.000 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023 là một bài toán nan giải. Đặc biệt trong bối cảnh hết quý I, các bộ, ngành địa phương mới giải ngân được khoảng 10% con số trên. Giới chuyên gia nhận định, cần thiết có tính toán kĩ lưỡng về khả năng hấp thụ vốn đầu tư công.

Hiến kế “tái trưng tập” thợ giỏi, nghề thủ công truyền thống Huế

Tường Minh |

Mục đích của Huế khi tổ chức Festival Nghề truyền thống vào các năm lẻ, bắt đầu từ năm 2005, ngoài phục vụ du lịch còn là những cuộc “tái trưng tập” thợ giỏi trong cả nước nhằm mục đích phát triển nghề thủ công truyền thống Huế.

Bao phủ ngay vaccine COVID-19, vaccine tiêm chủng tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Thùy Linh |

Để phòng tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Chỉ đạo kiểm tra việc dân trồng rừng chưa được hưởng lợi, rừng đã bị đem đấu giá

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Liên quan đến việc 6 hộ dân tại thôn Áng Sơn (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) trồng rừng thông hàng chục năm chưa được hưởng lợi thì rừng đã bị đem đấu giá, UBND tỉnh Quảng Bình có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý.

Trồng rừng hàng chục năm, người dân chưa kịp hưởng lợi đã bị đem đấu giá

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Quảng Bình - Một số hộ dân tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) bức xúc về việc gần 23ha rừng thông do mình trồng hàng chục năm chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá, khiến họ trắng tay.

H'Hen Niê trồng rừng ở vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa

Chí Long |

H'Hen Niê đến Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) và Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) để tham gia hoạt động trồng cây, phục hồi rừng nghèo.

Phú Yên: Dự án trồng rừng treo 17 năm, dân thiếu đất sản xuất

Hoài Luân |

Từ khi được UBND tỉnh Phú Yên giao thực hiện dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh và phòng hộ Xuân Phước, Công ty TNHH Trúc Lâm suốt gần 17 năm không triển khai dự án.