Thiếu nguồn cung từ Nga, nguy cơ thiếu lương thực bao trùm khắp Châu Âu

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Sự đứt gãy nguồn cung cấp phân bón từ Nga đã có tác động tiêu cực đến việc gieo trồng ở Châu Âu.

Nguy cơ thiếu lương thực

Các chuyên gia nước ngoài nhận định, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến tình trạng thiếu phân bón và giảm sản lượng mùa màng. Đặc biệt, ý kiến ​​này được chia sẻ bởi người đứng đầu tập đoàn hóa chất Bayer AG, Matthias Berninger.

Ông Berninger nói: “Năm tới, chúng ta phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Nạn đói trên thế giới có thể ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người. Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc David Beasley dự đoán rằng tình trạng thiếu lương thực có thể dẫn đến làn sóng di cư với quy mô lớn.

Thủ tướng Italia Mario Draghi cũng có những lo ngại tương tự, theo ông, cuộc khủng hoảng lương thực sẽ ảnh hưởng, trước hết là tới các nước Châu Phi và Trung Đông.

Ông nói trong bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg: “Có một nguy cơ nghiêm trọng là giá cả tăng cao, kết hợp với giảm lượng phân bón, sẽ gây ra khủng hoảng lương thực”.

Người đứng đầu Nội các Italia lưu ý rằng trong tháng 3, chỉ số giá thực phẩm cơ bản đã đạt mức cao lịch sử và theo Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), số người đói trên thế giới từ năm 2022 đến năm 2026 có thể tăng 13 triệu người. Tính đến năm 2021, 193 triệu người ở 53 quốc gia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, theo FAO, nhiều hơn 40 triệu người so với năm 2020.

Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng giá lương thực sẽ tăng mạnh và giá phân bón sẽ tăng 70% trong năm nay.

“Nhìn chung, đây là cú sốc giá lớn nhất mà chúng tôi phải trải qua kể từ những năm 1970. Cú sốc hôm nay càng trở nên trầm trọng hơn do việc gia tăng mạnh các hạn chế đối với thương mại thực phẩm, nhiên liệu và phân bón” - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Indermit Gill cho biết.

Một trong những nguyên nhân khiến giá lương thực tăng là do phân bón, yếu tố chiếm một phần đáng kể trong giá thành của ngũ cốc, thịt, rau và nhiều thứ khác. Trong vòng sáu năm qua, tại Mỹ, giá các loại phân khoáng chính đã tăng gấp 5 lần.

Đứt gãy nguồn cung từ Nga

Đối với các nước Châu Âu, phân khoáng được cung cấp từ Nga và Belarus có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, việc sản xuất phân đạm để thay thế đòi hỏi phải có khí đốt, trong khi đó, giá khí đốt tăng cao khiến cho việc sản xuất phân đạm ở Châu Âu gần như không thể.

Theo ước tính của FAO, Nga là nước xuất khẩu phân đạm hàng đầu, nhà cung cấp phân kali lớn thứ hai và nhà cung cấp phân lân lớn thứ ba. Và mặc dù hạn ngạch xuất khẩu phân khoáng đã được chính phủ Nga tăng nhẹ sau khi các hạn chế được đưa ra, nhưng điều này khó có thể giải quyết được vấn đề của nông dân nước ngoài.

Các chính trị gia Châu Âu dường như cũng không nhận thức rõ họ đang gây ra những vấn đề gì. Theo Bloomberg, như một phần của gói trừng phạt thứ sáu, họ đề xuất áp đặt các hạn chế đối với Belaruskali, nhà sản xuất phân kali chính của Belarus và bộ phận xuất khẩu của Belarus Potash Co. Tại Ukraina, họ quyết định bắt giữ 33.000 tấn phân bón khoáng từ các doanh nghiệp Nga và Belarus.

Hiện nay, thế giới sản xuất 190 triệu tấn phân bón có hoạt chất. Các nước dẫn đầu về sản xuất, ngoài Nga và Belarus, còn có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập, Nigeria, Saudi Arabia, Algeria, Canada, Indonesia.

Về tiêu thụ phân bón, đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Brazil và các nước phát triển sản xuất trồng trọt khác. Nếu không có phân bón, hướng nông nghiệp này sẽ kém hiệu quả và không thể thu được sản phẩm chất lượng cao.

Bây giờ sẽ có một cuộc đấu tranh giữa các cường quốc để trở thành những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất. Tùy thuộc vào kết quả mà ai - Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ - sẽ trở thành nhà sản xuất lớn nhất và sẽ quyết định giá cả cho toàn thế giới.

Hơn 3 triệu tấn phân bón hoạt chất được Mỹ và Trung Quốc mua của Nga. Tuy nhiên, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đáng kể đến thời vụ gieo trồng. Để cung cấp 5 triệu tấn hoạt chất, 12 tấn trọng lượng vật chất phải được vận chuyển đến các cơ sở sản xuất nông nghiệp cụ thể.

Sự phụ thuộc của Châu Âu vào phân bón từ Nga là khá cao. Một lượng lớn phân khoáng được Châu Âu mua. Vụ gieo hạt ở Châu Âu đang được tiến hành nhưng không có đủ phân bón. Năm nay, tình hình phát triển như vậy khiến giá khí đốt tăng mạnh, và cần một lượng lớn khí đốt để sản xuất phân đạm. Nhiều nhà máy đã ngừng sản xuất nên lượng phân khoáng sẽ không được bổ sung. Nhập khẩu từ Nga sẽ giảm, và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru)
TIN LIÊN QUAN

Hungary ví lệnh cấm dầu của Nga với đòn tấn công hạt nhân

Ngọc Vân |

Hungary mô tả đề xuất cấm dầu của Nga do EU đưa ra không khác gì đòn tấn công hạt nhân vào nền kinh tế Budapest.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc lên tiếng việc mua dầu Nga giảm giá

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tuyên bố không tìm kiếm mua dầu giảm giá của Nga.

Đức có thể đối mặt với khó khăn trầm trọng nếu EU cấm dầu của Nga

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo miền Đông nước Đức sẽ đối mặt với tình trạng thiếu xăng nếu EU thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hungary ví lệnh cấm dầu của Nga với đòn tấn công hạt nhân

Ngọc Vân |

Hungary mô tả đề xuất cấm dầu của Nga do EU đưa ra không khác gì đòn tấn công hạt nhân vào nền kinh tế Budapest.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc lên tiếng việc mua dầu Nga giảm giá

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tuyên bố không tìm kiếm mua dầu giảm giá của Nga.

Đức có thể đối mặt với khó khăn trầm trọng nếu EU cấm dầu của Nga

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo miền Đông nước Đức sẽ đối mặt với tình trạng thiếu xăng nếu EU thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.