Cái nhìn về an ninh lương thực toàn cầu năm 2023

Quý An (theo Xinhua) |

Khi dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người vào năm 2022, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Do biến đổi khí hậu, khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường lương thực dự kiến vẫn là mối lo vào năm 2023. Năm 2022 đã chứng kiến giá lương thực tăng nhanh và tình trạng thiếu nguồn cung lương thực. Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực "với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại".

WFP cho biết thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại“. Ảnh: WFP
WFP cho biết thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại“. Ảnh: WFP

Các mối đe dọa

Trong nghiên cứu chung với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), WFP đã nhận thấy có 828 triệu người đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm.

Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn, và Nga cũng có thế mạnh về phân bón. Theo WFP, Nga và Ukraine chiếm 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Vào tháng 2.2022, giá lương thực tăng do khủng hoảng ở Ukraine leo thang, làm trầm trọng thêm tình hình. Đến tháng 3.2022, chỉ số giá lương thực của FAO đạt mức cao nhất kể từ năm 1990 (159,7 điểm).

Eduard Zernin, lãnh đạo Liên minh các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga, cho biết: Dù xuất khẩu ngũ cốc từ Nga không hoàn toàn bị kìm hãm, nhưng phương Tây đã dựng lên "những rào cản vô hình" đối với xuất khẩu nông sản của nước này.

Hơn nữa, các đồng minh của Mỹ đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt, ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng và phân bón, đẩy chi phí đầu vào nông nghiệp lên cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp toàn cầu trong mùa vụ sắp tới, đẩy giá lương thực cao hơn.

Hơn 800 triệu người phải đi ngủ mà không có gì ăn mỗi đêm. Ảnh: Xinhua
Hơn 800 triệu người phải đi ngủ mà không có gì ăn mỗi đêm. Ảnh: Xinhua

Dấu hiệu trục lợi

Tháng 12.2022, FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu là 2,756 tỉ tấn trong năm 2022, dựa trên ước tính cung cầu. Giới nhận định tin rằng, mặc dù dân số toàn cầu đã đạt 8 tỉ người, nhưng sẽ không còn xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực nếu xét đến tổng sản lượng lương thực. Sự phân phối lương thực không đồng đều đã gây ra nạn đói cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trong những thập kỉ qua, các nước xuất siêu đã ổn định và tập trung, trong khi các nước nhập siêu lại tương đối bị phân tán. Khả năng tự cung cấp lương thực đặc biệt thấp ở các nước đang phát triển ở châu Phi.

Do đó, thị trường lương thực toàn cầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xung đột khu vực và các yếu tố khác.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất và đồng USD tăng giá cũng đã làm tăng gánh nặng tài chính đối với một số quốc gia có thu nhập thấp, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực. Đây là nhóm quốc gia “dễ bị tổn thương”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp phương Tây - trung tâm của hoạt động kinh doanh ngũ cốc toàn cầu - đã đạt được mức lợi nhuận kỉ lục khi giá lương thực toàn cầu tăng cao. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng trục lợi và đầu cơ.

Olivier De Schutter, cựu báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền lương thực, cho biết: thực tế là những gã khổng lồ hàng hóa toàn cầu, chủ yếu là Archer Daniels Midland, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus, đang có được lợi nhuận kỉ lục ở thời điểm nạn đói đang gia tăng. "Rõ ràng là bất công và là một bản cáo trạng khủng khiếp đối với hệ thống lương thực của chúng ta" – ông nói.

Archer Daniels Midland là một trong số những doanh nghiệp có lợi nhuận kỉ lục khi nạn đói đang gia tăng. Ảnh: Bloomberg News
Archer Daniels Midland là một trong số những doanh nghiệp có lợi nhuận kỉ lục khi nạn đói đang gia tăng. Ảnh: Bloomberg News

Thách thức hợp tác đa phương

Loại bỏ các mối đe dọa an ninh lương thực là chủ đề chính tại các hội nghị đa phương trong những năm gần đây.

Trong Hội nghị Bộ trưởng lần thứ XII của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 6.2022, Tuyên bố cấp Bộ trưởng về Ứng phó khẩn cấp với mất an ninh lương thực đã được ban hành. Đây là tuyên bố đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề an ninh lương thực trong lịch sử WTO, nhấn mạnh sự lo ngại về gián đoạn thương mại, giá cao kỉ lục và biến động giá quá mức đối với thực phẩm và nông sản.

Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ XVII cũng đã đưa ra cam kết hành động khẩn cấp để giải quyết các điểm yếu của các nước đang phát triển, kêu gọi chuyển đổi nhanh hệ thống cung ứng nông nghiệp và thực phẩm bền vững, có khả năng phục hồi.

Theo ông Dominique Fernand Burgeon, Ggiám đốc văn phòng liên lạc của FAO với Liên Hợp Quốc tại Geneva, phải cải thiện tính minh bạch của thị trường, thúc đẩy đối thoại chính sách. Các nước nên xem xét thiệt hại tiềm ẩn đối với thị trường quốc tế do các biện pháp hạn chế thương mại, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy thương mại và hợp tác quốc tế.

Theo PGS. Tang Jian (Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế - Trường Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc), để đáp ứng nhu cầu lương thực cho 8 tỉ người, cộng đồng quốc tế nên thúc đẩy thương mại tự do và giữ cho thương mại lương thực diễn ra trơn tru, đặc biệt tập trung vào việc giải quyết sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng lương thực do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra càng sớm càng tốt.

Vị chuyên gia cho biết, nên thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm cho thị trường lương thực để dự báo khu vực nào có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực, qua đó đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp và kịp thời.

Quý An (theo Xinhua)
TIN LIÊN QUAN

Tiêu thụ bia ở Nhật cao nhất trong gần 20 năm

Quý An (theo Japan Times) |

Doanh số mặt hàng bia tại Nhật Bản trong năm qua đánh dấu mức cao nhất gần 20 năm.

Suy giảm xuất khẩu đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu hạ nhiệt đang làm phức tạp thêm quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực trong thế kỷ 21

Thảo Phương |

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực khiến con người và Trái đất lâm vào thế khó.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Tiêu thụ bia ở Nhật cao nhất trong gần 20 năm

Quý An (theo Japan Times) |

Doanh số mặt hàng bia tại Nhật Bản trong năm qua đánh dấu mức cao nhất gần 20 năm.

Suy giảm xuất khẩu đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu hạ nhiệt đang làm phức tạp thêm quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực trong thế kỷ 21

Thảo Phương |

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực khiến con người và Trái đất lâm vào thế khó.