Cuộc chiến thực phẩm bẩn còn nhiều bất cập

MINH HẠNH |

Trước thực trạng thực phẩm bẩn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 6 đoàn liên ngành để kiểm tra tại 12 địa phương. Nhưng hiện thực phẩm bẩn vẫn đang lộng hành, tiềm ẩn nguy cơ đầu độc người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán cận kề.

Còn nhiều bất cập

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 11 tháng đầu năm 2017, cả nước đã ghi nhận được trên 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.700 người nhập viện và 24 người đã tử vong.

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn, Bộ Y tế cũng đã thành lập trên 23.400 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP. Qua đó, các đoàn đã tiến hành kiểm tra 625.060 cơ sở và đã phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, xử lý 32.579 cơ sở, phạt hành chính trên 61 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động trên 610 cơ sở.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hiện các đối tượng gian dối trong VSATTP ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó, việc quản lý, thanh tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan chức năng vẫn còn chồng chéo, bất cập. Cùng đó, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe và một bộ phận người dân cũng chưa kiên quyết trong việc phòng chống thực phẩm bẩn.

Hiện Tết Nguyên đán đang cận kề, lợi dụng tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái lại tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. Để ngăn chặn vấn nạn này, 6 đoàn liên ngành của Ban Chỉ đạo trung ương về VSATTP đã kiểm tra 12 địa phương. Tại mỗi địa phương, đoàn sẽ lấy mẫu xét nghiệm các sản phẩm thiết yếu như: Bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát để kiểm tra. Khi có kết quả sẽ công bố ngay, tránh tình trạng không để tết qua rồi mới công bố.

Theo bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - thì hiện nay việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi thực phẩm bẩn chưa được thực hiện nghiêm. Bởi chúng ta chưa có hệ thống kiểm soát ban đầu do Việt Nam có quá nhiều cơ sở nhỏ lẻ nên kiểm soát rất khó khăn trong việc truy xuất và thu hồi sản phẩm kém chất lượng.

Sản xuất và tiêu dùng chưa gặp nhau

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp hữu cơ Nguyễn Văn Cường, cần phải truy xuất rõ nguồn gốc mới chống được thực phẩm bẩn, đây là cơ sở để phát hiện xuất xứ của thực phẩm. Cùng đó là sự phối hợp giữa nhà nông nghiệp, doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được tốt. Do đó một số người nông dân đã tối đa hoá lợi ích, dẫn đến lạm dụng hoá chất trong trồng trọt và chăn nuôi.

Tổng Giám đốc Siêu thị Seika Mart Nguyễn Thuỳ Dương cho biết hiện niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm sạch chưa có, trong khi nhiều sản phẩm đã có chứng nhận. Trong khi đó, nhiều DN nông nghiệp khởi nghiệp đang rất vất vả để đưa sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng. Do vậy, rất cần có những giải pháp để hỗ trợ các DN để họ tiếp tục sản xuất và đưa những sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng.

Cũng theo bà Dương, uy tín của những người phân phối chính là sản phẩm bày bán trên kệ. Một sản phẩm sạch khi đưa vào siêu thị ngoài việc có nguồn gốc, giấy tờ đầy đủ. Nhưng khó khăn nhất của các nhà phân phối hiện nay là những sản phẩm sạch, nhưng sản phẩm hữu cơ lại có sản lượng thấp nên thường rất khan hàng.

Cùng đó, đại diện Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng người tiêu dùng rất khó có thể kiểm tra được chất lượng hàng hoá, kể cả những sản phẩm hàng hoá đã có tem, nhãn và giấy chứng nhận. Điều này đã khiến các DN làm ăn chân chính, tâm huyết khó có điều kiện phát triển. Trong khi đó, hiện nay rất nhiều thực phẩm của chúng ta vẫn chứa nhiều tồn dư hóa chất, chất bảo quản dẫn đến tình trạng khi người tiêu dùng sử dụng bị ngộ độc thực phẩm.

“Người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng hoá đắt hơn nhưng chất lượng phải an toàn. Nhưng đang có một bất cập là người sản xuất và người tiêu dùng hiện vẫn chưa gặp được nhau, do vậy rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng” - ông Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế đi kiểm tra an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán

Việc các đoàn kiểm tra đồng loạt ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) dịp tết, tập trung vào các mặt hàng được dự báo tiêu thụ nhiều như miến gạo bún, bánh kẹo và thực phẩm như giò chả, xúc xích và cả rau củ quả… nhằm loại bỏ thực phẩm bẩn, không an toàn để người dân được sử dụng thực phẩm an toàn, yên tâm trong dịp tết. Qua kiểm tra, những sản phẩm không tốt/tốt sẽ được công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng để người dân biết thông tin… Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi đi kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại Hà Nội ngày 18.1.

Báo cáo với Bộ trưởng Bộ Y tế tại buổi kiểm tra, ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, trong đợt cao điểm kiểm tra thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất, các đoàn kiểm tra của Hà Nội đã kiểm tra được 6.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đã phát hiện 1.200 cơ sở có các lỗi sai phạm. Cơ quan chức năng đã xử phạt 400 cơ sở với số tiền trên 3 tỉ đồng, đồng thời tiêu hủy một số sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP. L.HÀ

MINH HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Bỏ ngay thói quen coi tủ lạnh là bảo bối trữ thức ăn ngày tết

L.Hà |

Việc tích trữ thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản mà còn vô tình làm thực phẩm bị lây nhiễm chéo, sản sinh vi khuẩn, độc tố cho người dùng.

Bộ trưởng Y tế "đột kích" kiểm tra thực phẩm Tết

L.Hà |

Ngày 18.1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán trên địa bàn Hà Nội.

Người dân vẫn “thờ ơ” mua sắm Tết

KHÁNH VŨ |

Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán của người dân đã thay đổi khá nhiều: Từ chỗ “ăn Tết” nặng về đời sống vật chất, dành nhiều thời gian cho mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh, mứt, kẹo… thì người dân đã chuyển sang mua sắm Tết gọn nhẹ, đơn giản và dành nhiều thời gian quan tâm đến đời sống tinh thần, đi du lịch. Chính vì vậy, dù chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2018, vẫn không xảy ra tình trạng “chen nhau mua sắm” như trước.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Bỏ ngay thói quen coi tủ lạnh là bảo bối trữ thức ăn ngày tết

L.Hà |

Việc tích trữ thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản mà còn vô tình làm thực phẩm bị lây nhiễm chéo, sản sinh vi khuẩn, độc tố cho người dùng.

Bộ trưởng Y tế "đột kích" kiểm tra thực phẩm Tết

L.Hà |

Ngày 18.1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán trên địa bàn Hà Nội.

Người dân vẫn “thờ ơ” mua sắm Tết

KHÁNH VŨ |

Trong những năm gần đây, thói quen mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán của người dân đã thay đổi khá nhiều: Từ chỗ “ăn Tết” nặng về đời sống vật chất, dành nhiều thời gian cho mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh, mứt, kẹo… thì người dân đã chuyển sang mua sắm Tết gọn nhẹ, đơn giản và dành nhiều thời gian quan tâm đến đời sống tinh thần, đi du lịch. Chính vì vậy, dù chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2018, vẫn không xảy ra tình trạng “chen nhau mua sắm” như trước.