Nông dân Khánh Hòa dần bỏ cây mía

Hữu Long |

Nhiều nông dân không còn mặn mà với nghề trồng mía bởi thu nhập thấp, chí phi sản xuất lại cao. Để vực dậy nghề trồng mía, nhiều người nông dân cho rằng, cần giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm giải pháp tăng năng suất và chất lượng mía, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trồng mía không hiệu quả

Thị xã Ninh Hòa là vùng mía trọng điểm của Khánh Hòa nhưng hiện nay việc thu hoạch khá trầm lắng. Nhiều diện tích mía lưu gốc còi cọc, kém phát triển do người trồng không mặn mà chăm sóc, cải tạo. Thậm chí, một số nơi người dân quyết định bỏ hoang ruộng mía hoặc bấm bụng chuyển sang trồng các loại cây khác.

Như gia đình ông Trần Đình Long ở thôn Trung, xã Ninh Tân có khoảng 8ha mía trồng từ năm 1990 đến nay. Tuy nhiên, do giá mía liên tục neo ở mức thấp. Trong khi đó, chi phí lao động cũng như phân bón tăng cao. Tất cả những điều đó khiến những vụ mía ông Long trồng ra không còn lãi. Sau nhiều lần đắn đo, vài năm trước gia đình ông Long quyết định chuyển sang trồng cây khác như keo lá tràm.

“Trồng mía tốn nhiều công sức, thu nhập thấp nên nhiều gia đình trong thôn đã bán đất hoặc chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Ai cũng biết là cây mía từng giúp bao nhiêu gia đình ở Ninh Tân thoát nghèo. Thế nhưng trong bối cảnh giá cả mía thấp, chữ đường thấp, công thì cao như hiện nay, chẳng ai còn mặn mà nữa” - ông Long chua chát nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Thuật (trú thôn 1, xã Ninh Thượng) cho biết, khác với mọi năm, nhà máy mía đường năm nay thu mua mía nhanh chóng. Đáng buồn là năng suất mía lại thấp, ước đạt từ 50 - 60 tấn/ha so với mức 60 - 70 tấn/ha trước đó.

Ông Thuật cho biết, gia đình ông đã trồng hơn 2ha mía và dự kiến thu hoạch 110 - 120 tấn/ha. Nếu so sánh giá mía được thu mua trên thị trường hiện nay chỉ từ 1 - 1,1 triệu đồng/tấn chữ đường 10 CCS.

Loay hoay chuyển đổi ngành nghề

Theo Chủ tịch UBND xã Ninh Tây Sử Hồng Quốc Tịnh, trước đây, diện tích trồng mía đạt đến 3.000ha, nhưng hiện nay đã giảm xuống còn 1.700ha. Mặc dù một hécta mía có thể mang lại lợi nhuận từ 10 đến 20 triệu đồng, nhưng chi phí đầu tư cao và giá nhân công lao động khiến cho thu nhập này vẫn còn khá thấp. Hiện nay, một số diện tích đất đã được chuyển đổi sang trồng cây keo và cây sắn.

Người dân địa phương rất mong muốn sự ổn định của nghề trồng mía. Đối với họ, việc trồng mía không chỉ là nguồn thu nhập chính mà còn là nghề mía đã gắn bó lâu đời.

Nghề trồng mía đến nay đã không còn mang lại hiệu quả về kinh tế đối với một bộ phận nông dân. Và trong lúc một số địa phương ở thị xã Ninh Hòa đang tìm cây trồng mới thì người dân đã chuyển sang trồng cây ăn quả ngắn ngày, trồng rừng.

Cũng có một số khác chưa dám chuyển đổi cây trồng nên nhiều diện tích đang bị bỏ hoang, gây lãng phí.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Giá hồ tiêu liên tục tăng cao, nông dân Đắk Nông vẫn chưa vội bán

PHAN TUẤN |

Mặc dù giá hồ tiêu đang tăng cao và đạt mức 95 nghìn đồng/kg nhưng người nông dân ở Đắk Nông vẫn chưa vội bán ra thị trường.

Công ty chậm thu mua, người nông dân trồng mía khốn khổ

Nguyên Lê |

Nhiều người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum đang ngày đêm bất an trước cảnh mía thì ngày càng khô héo, trong khi Công ty Cổ phần đường Kon Tum thu mua chậm. Điều này khiến trữ lượng đường mía thấp, dẫn đến thu nhập giảm và xảy ra nguy cơ cháy ruộng mía trước thời điểm nắng nóng kéo dài.

Nhà máy đường cam kết thu mua hết mía cho nông dân ở thành phố Kon Tum

THANH TUẤN |

Ngày 3.3, liên quan đến việc chậm thu mua mía cho người nông dân tại thành phố Kon Tum, đại diện Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cho biết, sẽ tiến hành thu mua hết số diện tích mía cho nông dân. Nguyên nhân chậm thu mua là do việc sửa chữa thiết bị nhà máy cũng như đất đai ven sông bị ngập úng, phương tiện vận tải khó vào tận cánh đồng để chuyên chở, vận chuyển.

Bị cáo Trương Huệ Vân nói về mối quan hệ đặc biệt với bị cáo Trương Mỹ Lan

Nhóm PV |

TPHCM - Tại phiên tòa sáng 7.3, bị cáo Trương Huệ Vân khai được bị cáo Trương Mỹ Lan nuôi, cho ăn học từ nhỏ và tạo công ăn việc làm nên coi cô ruột như mẹ ruột. Do đó, bị cáo Vân làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan, giúp chiếm đoạt 1.088 tỉ đồng.

Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 5 kiểm sát viên Viện KSND Tối cao

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ mỗi kiểm sát viên phải luôn thượng tôn pháp luật, thực sự liêm, chính, chí công, vô tư; thực hiện nghiêm nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên theo quy định.

Hai công trình liên quan vụ Công ty Hưng Phát quỵt lương hàng trăm thợ xây

Minh Chuyên - Trâm Anh |

Hoà Bình - Liên quan đến vụ hàng trăm thợ xây bị Công ty TNHH thương mại phát triển và xây dựng Hưng Phát (Công ty Hưng Phát) nợ tiền công, theo tìm hiểu, số tiền nợ nằm phần lớn ở 2 công trình trăm tỉ tại huyện Lạc Thuỷ và TP Hoà Bình.

Hai cảng tàu du lịch ở Hạ Long đồng loạt tăng các loại phí dịch vụ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cùng tăng đồng loạt các loại giá dịch vụ, từ vé qua cảng đối với du khách đến, giá neo đậu tầu thuyền... bắt đầu từ ngày 1.4.2024. Theo các chủ tàu, việc các cảng tàu tăng giá dịch vụ cao và đột ngột vào thời điểm hiện nay sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của điểm đến.

Cận cảnh cầu treo 24 tỉ đồng tại Nghệ An sụp đổ sau gần 10 năm sử dụng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cây cầu treo bắc qua sông Hiếu tại huyện miền núi Quỳ Châu trị giá 24 tỉ đồng bị đổ sập sau gần 10 năm sử dụng gây xôn xao dư luận.

Giá hồ tiêu liên tục tăng cao, nông dân Đắk Nông vẫn chưa vội bán

PHAN TUẤN |

Mặc dù giá hồ tiêu đang tăng cao và đạt mức 95 nghìn đồng/kg nhưng người nông dân ở Đắk Nông vẫn chưa vội bán ra thị trường.

Công ty chậm thu mua, người nông dân trồng mía khốn khổ

Nguyên Lê |

Nhiều người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum đang ngày đêm bất an trước cảnh mía thì ngày càng khô héo, trong khi Công ty Cổ phần đường Kon Tum thu mua chậm. Điều này khiến trữ lượng đường mía thấp, dẫn đến thu nhập giảm và xảy ra nguy cơ cháy ruộng mía trước thời điểm nắng nóng kéo dài.

Nhà máy đường cam kết thu mua hết mía cho nông dân ở thành phố Kon Tum

THANH TUẤN |

Ngày 3.3, liên quan đến việc chậm thu mua mía cho người nông dân tại thành phố Kon Tum, đại diện Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cho biết, sẽ tiến hành thu mua hết số diện tích mía cho nông dân. Nguyên nhân chậm thu mua là do việc sửa chữa thiết bị nhà máy cũng như đất đai ven sông bị ngập úng, phương tiện vận tải khó vào tận cánh đồng để chuyên chở, vận chuyển.