Ngân hàng Nhà nước khó xử lý sở hữu chéo nếu người liên quan cố tình che giấu

Minh Ánh |

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng còn hạn chế nếu cổ đông, người liên quan cố tình che giấu.

Khó xử lý sở hữu chéo nếu các cổ đông cố tình che giấu

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo giữa tổ chức tín dụng (TCTD), TCTD và doanh nghiệp đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát.

Tuy nhiên, trong báo cáo của NHNN về kết quả ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN cho rằng TCTD, người có liên quan của TCTD góp vốn, mua cổ phần tại TCTD khác vẫn là vấn đề cần quan tâm có thể tiềm ẩn rủi ro.

Trên thực tế, tình trạng sở hữu cổ phần của ngân hàng thương mại tại một TCTD khác vượt tỉ lệ quy định trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác, đã được khắc phục. Sở hữu cổ phần của TCTD tại TCTD khác (một chiều) giảm.

Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật, dẫn đến TCTD có thể bị chi phối bởi các cổ đông này.

Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Mạnh tay xử lý "ma trận" sở hữu chéo

Một số TCTD có mức độ tập trung sở hữu cổ phần tại một số cổ đông và người liên quan, mặc dù không vi phạm quy định của pháp luật, tuy nhiên NHNN cho rằng cần quan tâm lưu ý nhằm ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Theo NHNN, hiện tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra như một số TCTD có mức độ tập trung sở hữu cổ phần tại một số cổ đông và người liên quan, mặc dù không vi phạm quy định của pháp luật.

Báo cáo của NHNN chỉ rõ việc sở hữu chéo liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ/ngành, trong khi đối tượng quản lý của NHNN chỉ là các TCTD nên việc sở hữu giữa các công ty trong lĩnh vực khác, NHNN không có thông tin cũng như công cụ để kiểm soát.

Ngoài ra, NHNN chỉ ra rằng, việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn, NHNN không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc xử lý thoái vốn còn gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm khách hàng, về giá, đặc biệt khi nền kinh tế bị tác động do ảnh hưởng của dịch COVID-19; việc xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước cần có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, các bộ ngành là đơn vị chủ quản, cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý vốn thuộc sở hữu của nhà nước, lộ trình xử lý theo đề án của các tập đoàn...

Để khắc phục tình trạng trên, NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của TCTD và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của TCTD, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, NHNN chỉ đạo TCTD xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, NHNN xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro.

NHNN cũng đề nghị các bộ, ban ngành, đơn vị chủ quản của doanh nghiệp cần quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư, góp vốn mua cổ phần tại các TCTD tuân thủ quy định, sử dụng nguồn vốn đi vay, đặc biệt vốn vay từ các TCTD đúng mục đích, hiệu quả đảm bảo an toàn và trả nợ đúng hạn cho các TCTD.

Ngoài ra, NHNN đã đưa vào kế hoạch thanh tra năm 2023 nội dung thanh tra về chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu có thể dẫn đến việc thâu tóm, chi phối TCT; cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn (tập trung tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông lớn của TCTD…).

Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó có việc tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD, trong đó bổ sung các quy định nhằm xử lý hiệu quả tình trạng lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Chưa có quy định xử lý triệt để sở hữu chéo giữa các ngân hàng

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 18.9, tiếp tục phiên họp thứ 26, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV liên quan đến giám sát chuyên đề, chất vấn.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Rốt ráo chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Lam Duy |

Sau khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo luật này tại phiên họp thứ 23 mới đây. Đây là các bước tiếp theo nhằm tiến tới thông qua dự án luật sửa đổi với nhiều điều chỉnh nhằm ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng và lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Lương bằng nửa giáo viên, sao sống được bằng nghề?

NHÓM PV |

Những viên chức, lao động hợp đồng là kế toán trong các trường học rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của lãnh đạo các cấp, để họ có thể sống bằng nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.

Lịch sử đau thương của Dải Gaza

Khánh Minh |

Israel và Hamas đang giao chiến dữ dội ở Dải Gaza, báo hiệu sự leo thang lớn của cuộc xung đột giữa hai bên và nhấn chìm khu vực trong hỗn loạn.

Lý do các cá nhân ở Nghệ An không bị xử lý hình sự trong đại án Việt Á

Việt Dũng |

Sai phạm mua kit test của Công ty Việt Á, ngoài cựu Giám đốc CDC Nghệ An cùng cấp dưới bị truy tố, cơ quan điều tra xác định còn có vai trò của nhiều cá nhân thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Sở Y tế, Tài chính...

Người hâm mộ không hài lòng sau thất bại của tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Thất bại 0-2 trước tuyển Trung Quốc cùng tấm thẻ đỏ của Tiến Linh khiến đội tuyển Việt Nam nhận về nhiều ý kiến chỉ trích từ phía người hâm mộ nước nhà.

Nguyễn Quang Dũng: Mời Trấn Thành đóng Đất rừng phương Nam để hút khán giả có gì sai?

ĐÔNG DU |

Chia sẻ với Lao Động, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết, việc mời Trấn Thành đóng "Đất rừng phương Nam" một phần vì giá trị ngôi sao. Hơn hết, anh thấy nam MC phù hợp với vai bác Ba Phi.

Chưa có quy định xử lý triệt để sở hữu chéo giữa các ngân hàng

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 18.9, tiếp tục phiên họp thứ 26, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV liên quan đến giám sát chuyên đề, chất vấn.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Rốt ráo chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Lam Duy |

Sau khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo luật này tại phiên họp thứ 23 mới đây. Đây là các bước tiếp theo nhằm tiến tới thông qua dự án luật sửa đổi với nhiều điều chỉnh nhằm ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng và lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng.