Chưa có quy định xử lý triệt để sở hữu chéo giữa các ngân hàng

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 18.9, tiếp tục phiên họp thứ 26, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV liên quan đến giám sát chuyên đề, chất vấn.

Phương án cơ cấu lại các ngân hàng

Tại báo cáo, Chính phủ cho biết, đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Đối với Ngân hàng SCB, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Phạm Đông
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần báo cáo thẩm tra. Ảnh: Phạm Đông

Báo cáo thẩm tra về lĩnh vực ngân hàng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, các nội dung yêu cầu tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 62/2022/QH15 cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, các giải pháp thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước được triển khai tích cực. Các hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường, đổi mới. Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn.

Tập trung vào vấn đề sở hữu chéo

Báo cáo giải trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, vấn đề sở hữu chéo, thao túng, sân trước sân sau trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm. Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện văn bản quy định của pháp luật cũng như khi triển khai trong thực tiễn để khắc phục.

“Trên hồ sơ thì sở hữu chéo giữa các ngân hàng đến nay đã được khắc phục. Tức là trên hồ sơ cá nhân, tổ chức nào giữ tỉ lệ cổ phần như thế nào đối với hệ thống ngân hàng qua hoạt động cho vay đã thể hiện” - bà Hồng nói.

Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức, cá nhân có thể đứng tên hoặc nhờ đứng tên sở hữu cổ phần, thậm chí thành lập doanh nghiệp trong hệ sinh thái để cho vay vốn ngân hàng. Vấn đề này qua điều tra và một số vụ việc vừa qua phát hiện. “Cho nên đây là vấn đề Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm” - bà Hồng nhấn mạnh.

Thống đốc cũng thông tin, trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng, việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng cũng là vấn đề trọng tâm.

“Nhưng nếu chờ quy định xử lý triệt để vấn đề sở hữu chéo thì không có” - bà Hồng nêu và cho rằng, quy định như dự thảo luật chỉ là một phần, cần phải kết hợp với các quy định khác để làm sao hoạt động của các tổ chức, cá nhân minh bạch thì mới hướng tới giảm tình trạng này.

Với lo ngại quy định trong luật tác động tới thị trường chứng khoán, tăng chi phí, thủ tục, bà Hồng cho rằng, vấn đề ưu tiên khi xây dựng luật là đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Do đó, việc phân tích đánh giá tác động cần bức tranh lớn hơn đó là vai trò của tổ chức tín dụng, ngân hàng trong nền kinh tế.

Về vấn đề nợ xấu, bà Hồng cũng nêu thực tế trong bối cảnh hiện nay nợ xấu tăng lên. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sử dụng biện pháp tiếp tục xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, những cảnh báo được đưa ra rất cần thiết để Chính phủ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. “Nhận xét chung là chậm, nợ, sót, chúng tôi sẽ hết sức lưu ý” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng khẳng định, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

Liên quan đến ngân hàng, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung vào việc nới lỏng tiếp cận tín dụng, để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn, đẩy mạnh tình hình sản xuất kinh doanh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ yêu cầu báo cáo phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 9

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9.2023 phương án xử lý Ngân hàng TMCP Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.

Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội nói về dự án hồ chứa nước Ka Pét

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 12.9, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8.2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Thường vụ Quốc hội đồng ý cho "ý kiến lại với Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi)"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho ý kiến lại với dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình, từ đó trình Quốc hội dự án luật tốt nhất.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 56 tập thể, cá nhân

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã xem xét, phân tích kỹ lưỡng sai phạm của từng tập thể, cá nhân và thống nhất bỏ phiếu đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét xử lý kỷ luật đối với 12 tập thể và 44 cá nhân.

Họp Hội đồng chung khảo cuộc thi viết văn về Công nhân, Công đoàn

Nhóm PV |

Ngày 19.9 tại trụ sở báo Lao động, Hội đồng Chung khảo cuộc thi viết văn về Công nhân và Công đoàn đã có buổi làm việc đầu tiên. Theo thể lệ cuộc thi, sẽ có 2 hệ giải thưởng cho mỗi loại (tiểu thuyết và truyện ngắn), trong đó mỗi hệ giải có 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba. Nếu có tác phẩm xuất sắc, sẽ trao Giải Đặc biệt. Cuộc thi có tổng số 14 giải chính thức.

TPHCM chi hơn 9.300 tỉ đồng làm đường huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông

MINH QUÂN |

TPHCM – Đoạn Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến Võ Nguyên Giáp) dài 3,5 km với tổng mức đầu tư khoảng 9.328 tỉ đồng dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành năm 2026 giúp giảm ùn tắc cho khu vực phía Đông TPHCM.

Google, TikTok chia sẻ về cơ chế phòng chống tin giả, tin sai lệch

THÙY TRANG |

Trong khuôn khổ diễn đàn khu vực ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng đã diễn ra tại TP Đà Nẵng ngày 19.9, đại diện Google và TikTok đã có những trao đổi về việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực cùng phòng chống tin giả, sai lệch.

Đề xuất bỏ tiêu chí cư trú cho đối tượng mua nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023, sáng 19.9, chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới” được tổ chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu và ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Chính phủ yêu cầu báo cáo phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 9

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9.2023 phương án xử lý Ngân hàng TMCP Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.

Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội nói về dự án hồ chứa nước Ka Pét

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 12.9, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8.2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Thường vụ Quốc hội đồng ý cho "ý kiến lại với Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi)"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho ý kiến lại với dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình, từ đó trình Quốc hội dự án luật tốt nhất.