Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".

51 tuổi, 26 năm làm kế toán trường học, nhưng bạn đọc Nguyễn Hoàng chỉ nhận được cả lương và phụ cấp trách nhiệm là 5,8 triệu đồng/tháng (đã trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội).

"Để nuôi một cháu học đại học, tôi đã phải vay mượn để mua chiếc xe chạy thêm xe hoa, taxi, mong mỏi nuôi cháu học sao cho đỡ vất. Khoản tiền vay từ anh em, bạn bè không mất lãi, tôi còn xoay xở được. Nhưng khoản tiền vay bên ngoài, tôi lại phải vay tiếp chỗ khác để bù trả khoản lãi đó, đã khó càng khó hơn. Ấy vậy mà tôi luôn bị mọi người nói rằng, kế toán còn nhiều khoản khác.

Thật lòng mà nói, những bạn trẻ đang làm kế toán trường học với mức lương thấp mà không dám bỏ việc là vì họ có gia đình, phải nuôi con. Họ khó có thể bỏ công việc này để đi làm việc khác. Còn những người có tuổi như tôi thì còn tìm thêm được việc gì nữa, đành phải bấu víu vào công việc kế toán. Nhiều người đành phải bán hàng online, chạy xe ôm...".

Gửi đến Báo Lao Động lời cám ơn khi đã phản ánh tiếng lòng, nỗi buồn của nhiều nhân viên kế toán trường học, bạn đọc Ngọc Lan viết: "Tôi hiện là kế toán làm việc ở một trường mầm non tại tỉnh An Giang. Tôi có bằng đại học 8 năm nay nhưng chưa từng được nâng ngạch. Ngoài mức lương cao đẳng với hệ số là 3.03 + 0.1 phụ cấp trách nhiệm, tôi không có bất cứ khoản nào khác".

"Cảm ơn Báo Lao Động đã có bài viết cảm thông và chia sẻ với bộ phận nhân viên trong trường học, đặc biệt là nhân viên kế toán. Giáo viên có phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên nghề, nhân viên y tế trong trường học cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi; chỉ riêng nhân viên kế toán là có hệ số lương x mức lương tối thiểu kèm theo đó là phụ cấp trách nhiệm 0,1 ứng với 180.000 đồng theo mức lương cơ sở mới. Nhân viên kế toán công tác tại trường học 13 năm cũng chỉ được tiền lương hơn 5 triệu đồng/tháng theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng. Nhìn bảng lương của đơn vị mà chảy nước mắt khi lương của kế toán luôn xếp cuối cùng" - bạn đọc Minh Giang bày tỏ.

Đồng cảm và hết sức chia sẻ với nhân viên kế toán trường học, bạn đọc giấu tên viết: "Tôi làm công việc này từ năm 2013 đến nay và cũng đã học liên thông đại học xong từ năm 2012. Nhưng hiện tại, tôi vẫn nhận lương cao đẳng với hệ số 3.96. Nghĩ mà thấy tủi thân cho mình trong khi hàng năm làm đủ loại chế độ cho giáo viên nào là phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên nghề, chuyển ngạch chức danh nghề nghiệp... Bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp làm kế toán trường học rất mong nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với nhân viên kế toán chúng tôi!".

Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…

Báo Lao Động đã có loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục" phản ánh tình trạng này.

Bài 1: Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

Bài 2: Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…

Bia Saigon trao hơn 10.400 phần quà nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

Anh Tuấn |

Đây là một phần trong khuôn khổ chiến dịch “Đón Tết Rồng - Nhân Bội Lộc” do SABECO triển khai thông qua thương hiệu dẫn đầu là Bia Saigon để chào đón Xuân Giáp Thìn 2024.

Khai trừ ra khỏi Đảng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân

Vương Trần |

Ban Bí thư quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, do đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bắt giam nguyên Bí thư Đảng ủy phường Trần Lãm ở Thái Bình về tội lạm quyền

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Nguyễn Mạnh Thảo, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình (nhiệm kỳ 2020 - 2025) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Nhóm lãnh đạo giám sát bị cáo buộc cản trở báo cáo về SCB vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Dàn cựu lãnh đạo Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM bị cáo buộc có hành vi ngăn chặn, cản trở việc báo cáo về sai phạm tại SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát.

Thẩm định lại luận án tiến sĩ vừa bảo vệ thành công vì bị phản ánh

Chân Phúc |

TPHCM - Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) đã thành lập hội đồng để thẩm định lại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh vừa bảo vệ thành công hồi tháng 9.2023 vì bị phản ánh có trùng lặp tên đề tài.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…