Làm gì để đưa thành phố thông minh từ diễn đàn vào cuộc sống

Vũ Long |

Ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam chia sẻ với Lao Động về các giải pháp để mô hình thành phố thông minh được triển khai hiệu quả.

Ông Nguyễn Quân. Ảnh: Vũ Long
Ông Nguyễn Quân. Ảnh: Vũ Long

Thưa ông, được biết mô hình thành phố thông minh hiện nay được nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng… quan tâm. Theo ông, để xây dựng thành phố thông minh cần chú ý vấn đề cốt lõi nào?

Ông Nguyễn Quân: Với quy mô diện tích, dân số lớn như Hà Nội và TPHCM thì việc xây dựng thành phố thông minh là việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, trong nội bộ thành phố lớn như Thủ Đức của TPHCM hay Hà Nội cũng sắp thành lập 2 thành phố thuộc thành phố thì chúng ta có thể bắt đầu từ những đơn vị nhỏ hơn để thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố thông minh.

Muốn xây dựng thành phố thông minh thì phải có dữ liệu. Dữ liệu là cơ sở đầu tiên để xây dựng đô thị thông minh, không có dữ liệu thì không thể xây dựng được thành phố thông minh. Dữ liệu càng đầy đủ, data càng lớn thì càng thông minh. Số liệu là cơ sở cho xã hội số. Vấn đề là làm sao để các nhà quản lý làm cơ sở dữ liệu có cấu trúc, có khả năng tích hợp phù hợp với đời sống chung, nếu không các địa phương làm xong mà Chính phủ không tích hợp được thì không thể đưa thành phố thông minh từ lý thuyết vào cuộc sống.

Vậy ông đánh giá thế nào về tiêu chí đô thị thông minh?

- Ông Nguyễn Quân: Cần tìm hiểu khái niệm thành phố thông minh gồm các yếu tố cơ bản nào? Ví dụ chúng ta nói đến nước công nghiệp thì tỉ trọng công nghiệp là bao nhiêu phần trăm (%) trong GDP? GDP trên đầu người là bao nhiêu? Có những ngành công nghiệp nào là chủ lực? Sản xuất được gì? Đội ngũ nhân lực trong ngành công nghiệp phải thế nào lúc đó mới có thể đưa ra được vấn đề cơ bản của nước công nghiệp. Vậy thành phố thông minh là gì? Để nói những tiêu chỉ cơ bản của thành phố thông minh cũng phải được nghiên cứu bài bản, cẩn thận.

Theo tôi thành phố thông minh phải có 3 mảng thông minh rất quan trọng: Một là, điều hành thông minh: Hệ thống quản lý từ lãnh đạo cấp tỉnh/thành phố đến các quận huyện, phường xã phải thông minh, tức là có cơ sở dữ liệu đầy đủ: Khai sinh, khai tử, nhà cửa, đất đai, dân cư, tạm trú, tạm vắng… phải rất đầy đủ mới điều hành thông minh được.

TP.Thủ Đức cũng tham giam gia Diễn dàn thành phố thông minh từ năm 2023. Ảnh: Vũ Long
TP.Thủ Đức cũng tham giam gia Diễn dàn thành phố thông minh từ năm 2023. Ảnh: Vũ Long

Hai là, trí tuệ nhân tạo không thể đưa ra giải pháp thông minh nếu không có dữ liệu. Do đó, dịch vụ công phải rất thông minh. Ví dụ người dân muốn đăng ký kết hôn, khai sinh… chỉ cần các thao tác đơn giản về lâu dài khi có trí tuệ nhân tạo chỉ cần nói ra nguyện vọng của mình thì đã có hệ thống đáp ứng với những thao tác đơn giản người dân có thể lấy được giấy khai sinh, khai báo tạm trú, tạm vắng. Theo đó, dịch vụ công cũng phải thông minh, kể cả việc đóng tiền, như phí nhà cửa, phí cầu đường… thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.

Ba là, hoạt động cũng phải thông minh, từ hệ thống giao thông, trụ sở, phường xã, quận huyện, công sở của nhà nước trên địa bàn, vấn đề điện nước, an ninh, môi trường, thậm chí ngay cả thùng rác nào đầy xe rác phải biết. Tức là phải có hệ thống cảm biến báo thùng rác đã đầy để xe rác đến lấy. Đường tắc thì hệ thống chỉ cho người dân đi đường nào khỏi tắc, giờ nào có đông người đi thì hệ thống đèn đường sáng ở mức độ nào, đường nào không có người thì đèn tối ở mức độ nào để lực lượng cảnh sát, 113, 141 đỡ vất vả.

Thưa ông, đô thị thông minh đầu tiên phải có hệ thống điều hành thông minh, hạ tầng thông minh và mang lại cuộc sống thông minh cho từng đơn vị tế bào xã hội, đó là gia đình – smart home. Vậy có mô hình nào để Việt Nam có thể tham khảo, triển khai?

- Ông Nguyễn Quân: Tôi hy vọng Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh Châu Á (Smart City Asia 2023) lần thứ 2 diễn ra từ 13-15.4.2023 tại TPHCM dự kiến thu hút hơn 400 gian hàng và gần 300 đơn vị trưng bày, với tỉ lệ 70% các doanh nghiệp đến từ các nước, vùng lãnh thổ như: Mỹ, Đức, Ý, Hàn Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Nga và Việt Nam...

Tại diễn dàn, các chủ đề trưng bày xoay quanh các nhóm giải pháp về công nghệ chiếu sáng công cộng; các hệ thống bảo mật - an ninh an toàn trong hệ sinh thái thành phố thông minh; trang thiết bị để xây dựng và quản lý tòa nhà thông minh. Đồng thời trưng bày các giải pháp ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất thông minh, tòa nhà - nhà ở và căn hộ thông minh; giải pháp xử lý môi trường, rác thải thông minh, các ứng dụng digitwin- metaverse trong quản lý sản xuất, quy hoạch đô thị và hành chính công... với nhiều mô hình để Việt Nam học tập, ứng dụng vào thực tế.

Thưa ông, để triển khai thành phố thông minh, đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Thế nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng “tham nhũng vặt” trong cấp phép, tình trạng “rút ruột công trình” khi triển khai… Theo ông, cần làm gì để ngăn chặn được tình trạng tham nhũng, thiếu trung thực khi triển khai các dự án xây dựng thành phố thông minh?

- Hiện nay Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương hoạt động rất tích cực đã hạn chế đến mức tối đa tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng. Cần các giải pháp của nhà nước khi hiện nay có quá ít các doanh nghiệp tham gia làm chuyển đổi số thành công. Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là sau đại dịch doanh nghiệp vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có tiền, thậm chí phá sản.

Cũng phải nói thực trạng là, đụng đến các dự án sử dụng vốn đầu tư công thì đơn vị nào cũng ngại, nên các dự án PPP (đầu tư theo hình thức công - tư) của chúng ta rất khó, nếu để doanh nghiệp làm thì không đủ nguồn lực, không đủ vốn, nếu để Nhà nước tham gia vào, dùng tiền Nhà nước qua các dự án PPP thì đây là bài toán thách thức ngay cả với các doanh nghiệp chứ không phải với người làm quản lý vì dính đến tiền Ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp rất sợ.

Chính vì vậy, rất khó khăn, cần có sự tháo gỡ của các cấp quản lý, đặc biệt là Chính phủ với phương châm ủng hộ, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, đặc biệt là hiện nay ranh giới giữa dám nghĩ, dám làm và “dám làm bậy” rất mỏng manh.

Vì vậy, phải rất tường minh các chính sách về cơ chế, còn nếu chỉ hô hào “cứ làm đi, chúng tôi bảo vệ” thì sẽ không ai dám làm.

- Xin cảm ơn ông!

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thành phố thông minh Bắc Hà Nội đình trệ suốt 3 năm: Doanh nghiệp nói gì?

CAO NGUYÊN |

Được động thổ từ tháng 10.2019, tuy nhiên đến nay dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (huyện Đông Anh) vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng để triển khai xây dựng. Dự án này do liên doanh Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Đà Nẵng học xây dựng thành phố thông minh từ các nước Tây, Bắc Âu

Thuỳ Trang |

UBND TP.Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng”. Tại đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị với những mô hình quản trị và xây dựng hạ tầng đô thị thông minh từ các nước như Áo, Anh… để Đà Nẵng học tập, ứng dụng.

Bình Dương đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh sau kiểm soát dịch bệnh

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngay sau khi khống chế được dịch bệnh, các doanh nghiệp của tỉnh bắt tay ngay vào các dự án đầu tư xây dựng thành phố thông minh.

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Thành phố thông minh Bắc Hà Nội đình trệ suốt 3 năm: Doanh nghiệp nói gì?

CAO NGUYÊN |

Được động thổ từ tháng 10.2019, tuy nhiên đến nay dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (huyện Đông Anh) vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng để triển khai xây dựng. Dự án này do liên doanh Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Đà Nẵng học xây dựng thành phố thông minh từ các nước Tây, Bắc Âu

Thuỳ Trang |

UBND TP.Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo quốc tế “Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng”. Tại đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị với những mô hình quản trị và xây dựng hạ tầng đô thị thông minh từ các nước như Áo, Anh… để Đà Nẵng học tập, ứng dụng.

Bình Dương đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh sau kiểm soát dịch bệnh

ĐÌNH TRỌNG |

BÌNH DƯƠNG - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngay sau khi khống chế được dịch bệnh, các doanh nghiệp của tỉnh bắt tay ngay vào các dự án đầu tư xây dựng thành phố thông minh.