Kịch bản cung ứng hàng hoá cho 3 vùng phòng chống dịch từ ngày 6.9 ở Hà Nội

Cường Ngô |

Sở Công Thương Hà Nội vừa phát đi thông cáo về đảm bảo cung ứng hàng hoá phục vụ người dân phòng chống dịch COVID-19, trong đó hàng hoá sẽ được cung ứng theo các vùng sau ngày 6.9.

Phân vùng một:  Là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Với phân vùng này, Sở Công Thương sẽ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người, với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm, gồm gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc); 2 mặt hàng phòng chống dịch và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Hệ thống phân phối sẽ có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.

Các doanh nghiệp phân phối chủ động dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân tại kho hàng và tại địa điểm bán trên địa bàn trong phân vùng một. Hỗ trợ các tiểu thương trong vận chuyển, cung ứng hàng hóa bán buôn tại các chợ.

Đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các phân vùng ở Hà Nội. Ảnh: CN
Đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các phân vùng ở Hà Nội. Ảnh: CN

Đối với các chợ trên địa bàn, các tiểu thương chủ động lấy hàng từ chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối trên địa bàn nằm trong phân vùng một. Trường hợp nguồn cung chưa đủ cho các tiểu thương trong chợ, TP.Hà Nội sẽ vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.

Đối với các quận, huyện, thị xã, theo Sở Công Thương, các lực lượng chức năng trong phân vùng một cần đảm bảo cho các xe vận chuyển được lưu thông bình thường qua các chốt của TP và các phân vùng đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy.

Đối với các vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng shipper, phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).

Về điều kiện cho các xe vận chuyển hàng hóa, Sở này cho rằng - để đảm bảo vận chuyển cung ứng hàng hóa đến người dân, các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an TP.Hà Nội cấp mã nhận diện (đối với xe ôtô) và cấp giấy phép đi đường cho các xe máy. Các shipper chỉ hoạt động trong phân vùng 1.

Về hình thức mua hàng, Sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, người dân được UBND quận, huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận, huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán.

Còn việc mua hàng theo hình thức trực tuyến thì các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận, huyện.

Người dân yên tâm không cần tích trữ

Đối với phân vùng 2: Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với vùng 1. Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Theo Sở Công Thương Hà Nội sẽ có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu.

Đối với phân vùng 3: Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp - sẽ có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.

"TP.Hà Nội sẽ rà soát thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đảm bảo không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng", Sở Công Thương nêu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cung ứng hàng hoá ở Đà Nẵng bị quá tải: Tổ công tác Bộ Công Thương nói gì?

Anh Tuấn |

Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, ở Đà Nẵng những ngày có hiện tượng quá tải trong việc cung ứng hàng hóa do nguồn dự trữ lương thực, thực phẩm bị giảm trong khi nhu cầu đặt hàng tăng cao. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có những biện pháp gỡ khó.

Ưu tiên tiêm vaccine cho nhân viên cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tại chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Cần Thơ: Đảm bảo mọi phương án cung ứng hàng hoá khi xảy ra dịch COVID-19

ÁNH NHIÊN |

UBND TP Cần Thơ đã diễn ra cuộc họp về việc cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh do COVID-19 trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.

Chật vật đăng kiểm, chủ xe đề nghị tạm dừng phạt xe quá hạn thời gian ngắn

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều ý kiến đề xuất cơ quan chức năng nên xem xét việc gia hạn thời gian đăng kiểm, hoặc tạm dừng xử phạt với những xe quá hạn trong thời gian ngắn. Lý do bởi xe quá hạn đăng kiểm bị xử phạt rất nặng, trong khi để xảy ra tình trạng ùn tắc, quá tải kiểm định xuất phát từ nguyên nhân khách quan.

Ô nhiễm mặt biển chợ cá Hạ Long 1: Ai dám chèo kayak, ăn hải sản

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chợ cá Hạ Long 1 từ lâu luôn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mua sắm và theo quy hoạch, sẽ là một phần của dự án tuyến phố đi bộ, phố đêm dưới chân núi Bài Thơ với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuy nhiên, ô nhiễm mặt nước biển tại khu vực này đã ở mức báo động từ lâu nhưng vẫn chưa có lời giải.

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Những lưu ý khi đăng kiểm xe ôtô năm 2023

NHÓM PV |

Đăng kiểm xe ôtô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ôtô. Vậy các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ôtô mới nhất được quy định ra sao?

U20 Việt Nam và niềm tin về vé dự U20 World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Màn trình diễn mà U20 Việt Nam đang thể hiện tại Giải U20 Châu Á 2023 có những nét tương đồng so với thế hệ đã giành vé dự FIFA U20 World Cup cách đây 6 năm.

Cung ứng hàng hoá ở Đà Nẵng bị quá tải: Tổ công tác Bộ Công Thương nói gì?

Anh Tuấn |

Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, ở Đà Nẵng những ngày có hiện tượng quá tải trong việc cung ứng hàng hóa do nguồn dự trữ lương thực, thực phẩm bị giảm trong khi nhu cầu đặt hàng tăng cao. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có những biện pháp gỡ khó.

Ưu tiên tiêm vaccine cho nhân viên cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tại chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Cần Thơ: Đảm bảo mọi phương án cung ứng hàng hoá khi xảy ra dịch COVID-19

ÁNH NHIÊN |

UBND TP Cần Thơ đã diễn ra cuộc họp về việc cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh do COVID-19 trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.