Khánh Hòa: Làm rõ trách nhiệm liên quan ở loạt dự án điện mặt trời ngàn tỉ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang rà soát trách nhiệm liên quan đến các dự án điện năng lượng mặt trời có vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vi phạm trong việc giao đất, cho thuê đất, chống lấn đất rừng sản xuất.

Ngày 9.11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường (Sở TNMT) tỉnh Khánh Hòa đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý theo quy định liên quan đến các vi phạm trong việc giao đất, cho thuê đất tại 5 dự án điện năng lượng mặt trời.

Nhiều dự án điện mặt trời bị tuýt còi liên quan đến thủ tục giao đất, cho thuê đất.
Nhiều dự án điện mặt trời bị tuýt còi liên quan đến thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Cụ thể, Sở TNMT tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp làm rõ việc giao đất, cho thuê đất của các dự án điện mặt trời (ĐMT) không tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và cho thuê đất chồng lấn quy hoạch rừng sản xuất, vượt diện tích theo quy định.

Đó là các nhà máy ĐMT Long Sơn, ĐMT Điện lực Miền Trung, ĐMT Sông Giang, nhà máy ĐMT Ami Khánh Hòa và dự án ĐMT Sông Giang.

Đợt này, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo UBND các xã nơi có 5 dự án ĐMT nói trên hoạt động, tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc chưa kịp thời phát hiện, xử lý đối với việc các dự án này thi công trước thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng.

Nhà máy ĐMT Long Sơn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) nằm trong danh sách thi công trước thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng. Việc này, UBND thị xã Ninh Hòa cũng thống nhất với nội dung chỉ đạo UBND xã Ninh Sơn kiểm điểm, rút kinh nghiệm liên quan đến các nội dung ở trên.

Được biết, 5 dự án năng lượng mặt trời nói trên đều được xây dựng trên một phần diện tích hàng chục cho đến hàng trăm ha với tổng vốn đầu tư hàng hàng triệu USD.

Như trường hợp Nhà máy ĐMT Long Sơn có công suất 170MWp, tổng mức đầu tư 3.400 tỉ đồng do Công ty CP Năng lượng Long Sơn là chủ đầu tư tại thị xã Ninh Hòa.

Dự án điện mặt trời Long Sơn được triển khai từ đầu tháng 7.2020 và chính thức đi vào vận hành ngày 12.12.2020 với tổng thời gian xây dựng 5 tháng.

Hiện nay, Công ty CP Năng lượng Long Sơn đang xin chủ trương đầu tư thực hiện giai đoạn 2 của dự án với tổng vốn ngân sách 1.500 tỉ đồng với diện tích sử dụng đất khoảng 125ha với công suất 120Mwp.

Dự án điện mặt trời Long Sơn thi công công trước thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Dự án điện mặt trời Long Sơn thi công công trước thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Liên quan trách nhiệm của ngành điện trong việc giao đất, cho thuê đất tại 5 dự án điện năng lượng mặt trời triệu USD nói trên, lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (PC Khánh Hòa) giải thích rằng, việc giao đất, cho thuê đất, rà soát dự án trước đây do các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu, cấp giấy phép đầu tư. Ngoài ra, các dự án này thuộc quản lý của các cơ quan trung ương. Về phía ngành điện tỉnh Khánh Hòa chỉ thực hiện trách nhiệm trong đấu nối sau khi các dự án điện năng lượng mặt trời này hoạt động.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Pin mặt trời tái chế, niềm hy vọng mới cho ngành năng lượng mặt trời?

Anh Vũ |

Công nghệ - Nếu được xử lý đúng cách, pin mặt trời tái chế sẽ là một "cứu cánh" cho ngành công nghiệp này trong tương lai.

Nắng nóng, người dân Hà Nội đổ xô đi mua quạt dùng pin năng lượng mặt trời

Nguyễn Thúy |

Với mức giá từ 200.000 đồng/chiếc, quạt năng lượng mặt trời đang được nhiều người dân Hà Nội tìm mua bởi công dụng vừa làm mát lại tiết kiệm điện.

Rộ nạn trộm cắp bình ắc quy năng lượng mặt trời ở nghĩa trang Pleiku

THANH TUẤN |

Gia Lai – Thời gian gần đây, lại xuất hiện tình trạng trộm cắp bình ắc quy, pin năng lượng mặt trời tại nghĩa trang TP.Pleiku, xã Trà Đa (TP.Pleiku, Gia Lai) khiến nhiều người dân bức xúc.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Pin mặt trời tái chế, niềm hy vọng mới cho ngành năng lượng mặt trời?

Anh Vũ |

Công nghệ - Nếu được xử lý đúng cách, pin mặt trời tái chế sẽ là một "cứu cánh" cho ngành công nghiệp này trong tương lai.

Nắng nóng, người dân Hà Nội đổ xô đi mua quạt dùng pin năng lượng mặt trời

Nguyễn Thúy |

Với mức giá từ 200.000 đồng/chiếc, quạt năng lượng mặt trời đang được nhiều người dân Hà Nội tìm mua bởi công dụng vừa làm mát lại tiết kiệm điện.

Rộ nạn trộm cắp bình ắc quy năng lượng mặt trời ở nghĩa trang Pleiku

THANH TUẤN |

Gia Lai – Thời gian gần đây, lại xuất hiện tình trạng trộm cắp bình ắc quy, pin năng lượng mặt trời tại nghĩa trang TP.Pleiku, xã Trà Đa (TP.Pleiku, Gia Lai) khiến nhiều người dân bức xúc.