Khai thác tận thu dầu khí chỉ giao cho PVN thực hiện

Nhóm PV |

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) quy định việc khai thác tận thu chỉ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện. Đồng thời quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng, ban hành, hướng dẫn về định mức chi phí, định mức kinh tế, kỹ thuật cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

Cần thiết quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí

Báo cáo trước Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo luật đã được chỉnh lý gồm 11 chương, 69 điều (trong đó, có 38 điều sửa đổi, bổ sung nội dung, 22 điều chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản, bãi bỏ 6 điều, bổ sung 11 điều và giữ nguyên 4 điều).

Về một số ý kiến đề nghị cân nhắc điều chỉnh quy định về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng dầu khí, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hợp đồng chia sản phẩm dầu khí là thoả thuận pháp lý quan trọng giữa Nhà nước và nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí quốc gia, có tính chất dài hạn, có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, mặt biển.

Vì vậy, cần thiết quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí, kế thừa quy định của Luật Dầu khí hiện hành.

Song, dự án luật được thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định một số nội dung quan trọng như phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, nội dung hợp đồng dầu khí.

Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Qh
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: QH

Theo ông Vũ Hồng Thanh, dự thảo Luật Dầu khí đã bổ sung Điều 55 quy định về chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu, phân biệt với chính sách ưu đãi đầu tư dầu khí theo hướng thực sự tạo cơ chế đột phá, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kể cả trong trường hợp doanh thu trừ chi phí thấp hơn thuế tài nguyên phải nộp.

Cụ thể, toàn bộ chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực hiện khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu được nộp vào ngân sách Nhà nước, mà không phải trích nộp trước thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí.

Để bảo đảm chặt chẽ, dự thảo luật ràng buộc nguyên tắc bảo đảm hiệu quả hoạt động khai thác tận thu và kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động dầu khí khi khai thác tận thu;

Đồng thời, dự thảo luật quy định việc khai thác tận thu chỉ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện. Dự thảo luật quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng, ban hành, hướng dẫn về định mức chi phí, định mức kinh tế, kỹ thuật cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

Góp ý dự thảo Luật Dầu khí, đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho biết thống nhất với đề xuất về việc bổ sung vào dự thảo quy định về chính sách đặc thù đối với khai thác tận thu dầu khí theo hướng doanh nghiệp khai thác được thực hiện tính toán trực tiếp chênh lệch thu chi trong hoạt động khai thác.

Đồng thời không phải nộp trước thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí và sau khi hợp đồng này kết thúc; giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tiếp quản quản lý, sử dụng tài sản công là các tài sản, công trình dầu khí đã được lắp đặt, đầu tư và khai thác.

Còn đại biểu Phạm Thúy Chinh (đoàn Hà Giang) cho rằng, nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tiếp nhận cơ chế theo dõi, quản lý cơ chế tài chính, quy định trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan trong tổ chức thực hiện điều luật này.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Dự án dầu khí Nga: Cỗ máy kiếm tiền của tập đoàn Ấn Độ

Ngọc Vân |

Tập đoàn Dầu khí ONGC của Ấn Độ có kế hoạch mua cổ phần trong công ty mới mà Nga thành lập để quản lý dự án dầu khí Sakhalin 1 - "cỗ máy kiếm tiền" của ONGC.

Xoay sở mới nhất của tập đoàn dầu khí Nga trước lệnh cấm của EU

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft có giải pháp mới nhất khi lệnh cấm dầu Nga của EU sắp có hiệu lực.

Gã khổng lồ dầu khí Mỹ tay trắng rời Nga

Thanh Hà |

Gã khổng lồ dầu khí Exxon Mobil đã hoàn toàn rời khỏi Nga sau 7 tháng thảo luận về việc chuyển giao có trật tự 30% cổ phần trong dự án khổng lồ Sakhalin-1.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Dự án dầu khí Nga: Cỗ máy kiếm tiền của tập đoàn Ấn Độ

Ngọc Vân |

Tập đoàn Dầu khí ONGC của Ấn Độ có kế hoạch mua cổ phần trong công ty mới mà Nga thành lập để quản lý dự án dầu khí Sakhalin 1 - "cỗ máy kiếm tiền" của ONGC.

Xoay sở mới nhất của tập đoàn dầu khí Nga trước lệnh cấm của EU

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft có giải pháp mới nhất khi lệnh cấm dầu Nga của EU sắp có hiệu lực.

Gã khổng lồ dầu khí Mỹ tay trắng rời Nga

Thanh Hà |

Gã khổng lồ dầu khí Exxon Mobil đã hoàn toàn rời khỏi Nga sau 7 tháng thảo luận về việc chuyển giao có trật tự 30% cổ phần trong dự án khổng lồ Sakhalin-1.