Cam Cao Phong được giá trước Tết

Khánh Linh |

Năm nay, cam Cao Phong có tổng sản lượng dự kiến lên đến 20.000 tấn. Được mùa được giá, là niềm vui chung của những người trồng cam nơi đây.

Những ngày cuối năm, Tết Nguyên đán đang cận kề, người nông dân ở vùng trồng cam Cao Phong phấn khởi bởi cam năm nay được mùa, được giá. Nhiều nhà vườn dự kiến sẽ thu tiền tỉ.

Có mặt tại vùng trồng cam Cao Phong, đi dọc tuyến Quốc lộ 6, đoạn qua các xã Bắc Phong, Tây Phong và thị trấn Cao Phong của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, không khó để nhìn thấy không khí mua bán cam nhộn nhịp cả một khu phố huyện.

Cam đang độ chín rộ, người người, nhà nhà nô nức thu hoạch. Từng đoàn xe tải của các thương lái từ Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định cũng dập dìu về đây chở cam về xuôi bán. Nét phấn khởi lộ rõ trên mặt những người nông dân.

Những vườn cam Cao Phong chín mọng, vàng ngọt. Ảnh: Khánh Linh
Những vườn cam Cao Phong chín mọng, vàng ngọt. Ảnh: Khánh Linh

Nhanh tay cắt những quả cam đường canh chín mọng để kịp cho thương lái đến lấy, anh Bùi Văn Dũng (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) chia sẻ: "Nhà tôi trồng 2 ha cam, khoảng 2.000 cây. Sản lượng năm nay ước đạt khoảng 60 tấn, trong đó có khoảng 7 tấn cam lòng vàng.

Hiện đã bán được một nửa diện tích vườn. Năm nay, sản lượng ổn, giá và thị trường ổn định nên người dân cũng đỡ nhọc nhằn".

Theo anh Dũng, năm ngoái, cam của gia đình anh giá bán trung bình tại vườn chỉ đạt 26.000 - 27.000 đồng/kg. Nhưng năm nay, một vườn, khách buôn đến lấy cả vườn giá 31.000 đồng/kg, vườn còn lại, thương lái đến cắt theo từng lượt vẫn đang được giá 38.000 đồng/kg.

Với giá bán như hiện tại, ước tính số tiền năm nay gia đình anh thu từ cam đạt trên 2 tỉ đồng.

 
Các sạp hàng cam được bày bán dọc Quốc lộ 6, đoạn qua các xã của huyện Cao Phong. Ảnh: Khánh Linh

Còn chị Nguyễn Ngọc Quỳnh - một tiểu thương tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết: "Giá cam đường canh bán lẻ ở thời điểm này đối với những quả nhỏ, mọng rơi vào khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg. Quả to hơn khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg mỗi loại.

Cam lòng vàng cùng vậy, vụ cam năm ngoái, giá bán lẻ cũng chỉ được khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay, ngay từ đầu vụ đã bán được giá 20.000 - 25.000 đồng/kg".

Theo chị Quỳnh, dự kiến càng gần Tết Nguyên đán, giá cam sẽ càng tăng lên, ít nhất gấp 1,5 lần giá bán bình thường.

Được biết, để cam được năng suất, bên cạnh việc mưa thuận, gió hòa, thời tiết ủng hộ thì việc chăm bón cũng rất kỳ công.

Để có được những quả cam chín mọng, ngay từ khi thu hoạch vụ trước, người trồng cam Cao Phong đã phải chuẩn bị chăm bón, chăm sóc cây cho vụ sau. Ảnh: Khánh Linh
Để có được những quả cam chín mọng, ngay từ khi thu hoạch vụ trước, người trồng cam Cao Phong đã phải chuẩn bị chăm bón, chăm sóc cây cho vụ sau. Ảnh: Khánh Linh

"Chăm cam như chăm con thơ, càng ngày bệnh trên mặt lá càng nhiều nên phải chăm bón thường xuyên. Ngay sau khi thu hoạch, phải đốn tỉa cành, dọn cỏ, bón phân và ủ để tạo mầm hoa mới. Mọi việc phải được xử lý sớm, trước Tết Nguyên đán.

Sau đó, ở mỗi kỳ ra hoa, đậu quả vẫn cần bón phân và chăm sóc thường xuyên. Phân bón phải là phân hữu cơ, được ủ từ cá, đậu tương và các sản phẩm hữu cơ khác" - anh Dũng nói thêm.

Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: "Sản lượng cam năm nay tuy không tăng nhiều so với năm ngoái, nhưng giá có phần cao hơn.

Hiện giá bán cam lòng vàng khoảng 25.000 đồng/kg, cam đường canh 35.000/kg giá bán tại vườn, tăng ít nhất 5.000 - 7.000 đồng/kg".

 
Những quả cam bắt mắt. Ảnh: Khánh Linh

Theo ông Dán, niên vụ cam Cao Phong sẽ còn từ nay đến hết tháng 5.2023, với các loại cam đường canh, cam lòng vàng, cam xã Đoài và cam V2 không hạt sẽ thu hoạch sau Tết Nguyên đán.

Thông tin từ UBND huyện Cao Phong cho biết, toàn huyện hiện có 1.744,4 ha cây có múi, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 ước đạt khoảng 22.000 tấn. Riêng diện tích cam khoảng 1.358ha ha, sản lượng ước 20.000 tấn, trong đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 536,77 ha. 

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Nỗi buồn cam sành Hàm Yên: Nguy cơ mai một thương hiệu

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Tuyên Quang - Diện tích và sản lượng sụt giảm trong khi giá thu mua thất thường đã khiến vùng cam sành Hàm Yên không còn sôi động như vốn có. Mặc dù là một loại trái cây chủ lực nhưng nguy cơ mất thương hiệu là điều nhiều người đã nghĩ tới.

Nỗi buồn cam sành Hàm Yên: Cây chết hàng loạt, rớt giá, càng cố càng lỗ

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Tuyên Quang - Vốn là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho huyện Hàm Yên nhưng vài năm trở lại đây, vùng cam sành lớn nhất nhì miền Bắc này đã không còn sôi động. Cây cam đã không còn được người nông dân mặn mà như nhiều năm về trước.

Chuyện những phu cam nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Thời điểm này, những phu cam tại Phù Lưu (Hàm Yên) lại nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi. Những gánh cam trĩu nặng trên vai mang cả những ước vọng về một vụ mùa bội thu của bà con nông dân.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Nỗi buồn cam sành Hàm Yên: Nguy cơ mai một thương hiệu

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Tuyên Quang - Diện tích và sản lượng sụt giảm trong khi giá thu mua thất thường đã khiến vùng cam sành Hàm Yên không còn sôi động như vốn có. Mặc dù là một loại trái cây chủ lực nhưng nguy cơ mất thương hiệu là điều nhiều người đã nghĩ tới.

Nỗi buồn cam sành Hàm Yên: Cây chết hàng loạt, rớt giá, càng cố càng lỗ

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Tuyên Quang - Vốn là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho huyện Hàm Yên nhưng vài năm trở lại đây, vùng cam sành lớn nhất nhì miền Bắc này đã không còn sôi động. Cây cam đã không còn được người nông dân mặn mà như nhiều năm về trước.

Chuyện những phu cam nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Thời điểm này, những phu cam tại Phù Lưu (Hàm Yên) lại nối nhau lên đồi cõng cam xuống núi. Những gánh cam trĩu nặng trên vai mang cả những ước vọng về một vụ mùa bội thu của bà con nông dân.