kích thích kinh tế từ đầu tư công: tăng tốc giải ngân, chặn đà suy giảm

Biến thách thức thành cơ hội cho đầu tư công

Nhóm PV |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tăng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang đặt ra cấp thiết, đặc biệt với những ngành có vốn đầu tư công lớn. Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt 7,38% kế hoạch. Nhiều chính quyền địa phương, chuyên gia và nhà quản lý cho rằng, dịch COVID-19 chính là cơ hội vàng để chúng ta tăng tốc đầu tư công, biến thách thức thành cơ hội để bù đắp đà tăng trưởng sụt giảm.

TPHCM khởi công nhiều dự án mới

Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Quản lý dự án), đơn vị này đang chuẩn bị khởi công dự án xây dựng hầm chui và vòng xoay tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ với tổng vốn đầu tư 830 tỉ đồng, nguồn vốn thực hiện bằng ngân sách TP.

Ông Ninh cho rằng, trước đây Ban quản lý (BQL) rất đau đầu về phương án đảm bảo ổn định giao thông trong quá trình thi công vì nút giao này mật độ phương tiện lưu thông rất lớn. Tuy nhiên, khu vực này hiện nay rất giao thông rất thông thoáng, là cơ hội tốt để triển khai dự án. Ông Ninh cho biết, dự án sẽ được triển khai ngay đầu tháng 4 nhằm giải tỏa ách tắc khu vực khu Nam TPHCM.

Ngoài dự án trên, trong tháng 4 tới, Ban Quản lý dự án cũng sẽ hành khởi công gói thầu xây lắp dự án xây dựng hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh). Tổng mức đầu tư dự án là 295,2 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Theo ông Ninh, tuyến đường này trước đây thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm nhưng hiện nay mật độ phương tiện giảm nên dự án triển khai sẽ rất thuận lợi.

Ngoài hai dự án trên, ông Nguyễn Vĩnh Ninh cho biết, BQL dự án cũng chuẩn bị thi công dự án Mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy, quận 2). Đường Đồng Văn Cống đoạn 2,8 km sẽ được mở rộng mặt đường thêm 7m, tăng thêm 2 làn xe lưu thông. Khi hoàn thành đường Đồng Văn Cống sẽ cho 10 làn ôtô và 2 làn xe máy lưu thông. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau 9 tháng thi công. Cùng với đó, đơn vị này chuẩn bị thi công xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 trên đường Đồng Văn Cống và dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Đây là 2 công trình trọng điểm được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ giúp xóa giảm “điểm đen” kẹt xe và tai nạn giao thông khu vực Cát Lái.

Theo ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, tận dụng khoảng thời gian mọi người ở nhà tránh dịch để tăng tốc các dự án cầu, đường bằng nguồn vốn đầu tư công là phương án tốt. Với các công trình đang triển khai, Sở GTVT chỉ đạo vẫn giữ năng suất thi công 24/7, gấp rút triển khai nhanh chóng. Theo ông Bằng, điểm lợi nhất là dự án thi công mùa dịch sẽ ít ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân, không gây ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng tận dụng cơ hội này gấp rút triển khai nhiều dự án cầu, đường trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Bằng cũng cho biết, có nhiều dự án không thể muốn triển khai là có thể làm ngay được, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thủ tục, vốn, khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). “Dự án triển khai sớm, nhanh ai cũng muốn; nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là GPMB. Chưa có mặt bằng sạch thì dù không có ai ngoài đường cũng không tranh thủ xây dựng được” - ông Bằng nói.

Hà Nội: Nâng cấp hạ tầng

Đầu tháng 3, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh thủ tục triển khai các dự án giao thông kết nối, có tính chất cấp thiết nhằm giảm thiểu ùn tắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Theo đó, với dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3, UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi Sở GTVT Hà Nội tổ chức thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt trong quý II/2020.

Với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, chủ đầu tư phối hợp với UBND quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì thực hiện ngay công tác GPMB dự án theo chỉ giới đường đỏ và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt… Tháng 10.2020, dự án giao thông trọng điểm cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ được thông xe, đưa vào khai thác. Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng…

Ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho biết, việc tận dụng thời gian người dân ở nhà phòng dịch, Hà Nội tập trung hoàn thiện những dự án còn dở dang như dự án lát vỉa hè, hạ ngầm đường dây điện, chỉnh trang đô thị… là hết sức phù hợp. Khi đường thông hè thoáng, người dân ít đi lại hơn tạo điều kiện rất thuận lợi thi công các dự án giao thông trong thành phố” - ông Nghiêm nói.

TS Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải):  Thời cơ để ngành giao thông tăng tốc

Vốn đầu tư công không chỉ sử dụng trong một giai đoạn mà còn sử dụng trong nhiều giai đoạn khác. Tại giai đoạn này do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ít (khoảng 50%) từ đường bộ, hàng không, đường sắt và hàng hải. Hiện cả xã hội đang bị ngừng trệ do dịch COVID-19, nhưng đây lại là cơ hội vàng cho ngành GTVT để sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hay xây dựng mới các tuyến đường đô thị; duy tu bảo dưỡng đường xá nhất là các đường cao tốc, đường cất hạ cánh của sân bay Nội Bài và Long Thành...

Tôi cho rằng, cần có sự vào cuộc tích cực của Bộ GTVT, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, ngành Ngân hàng và chủ đầu tư để đưa ra các giải pháp tháo gỡ để triển khai các công trình không nên giữ các nguyên tắc cứng nhắc vì công trình chậm đưa vào sử dụng ngày nào thiệt hại ngân sách ngày đó.

Cụ thể như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, với trách nhiệm của một nhà khoa học và đã từng công tác tại ngành giao thông, tôi rất buồn khi dự án này chậm tiến độ trên 10 năm và đến nay việc chậm kéo dài cũng một phần do không ai dám chịu trách nhiệm ký vào biên bản nghiệm thu. Do đó, cần rà soát lại những lao động và chuyên gia của Trung Quốc sau cách ly cần triển khai công việc để sớm đưa công trình này vào vận hành. Vì sau khi dịch bệnh qua thì lưu lượng đi lại rất đông do đó cần triển khai thi công và duy tu bảo dưỡng để phục vụ nhu cầu của người dân giảm bớt ùn tắc giao thông của nội đô.

Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam - TS Trần Quang Châu: Cần sửa ngay văn bản luật để nâng cấp 2 đường cất hạ cánh

Hiện các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa được đồng bộ, nên khi phân chia ra trách nhiệm ra thì nhiều ý kiến trái chiều nhau. Do đó, cần thay đổi cơ chế và cách suy nghĩ để sửa các văn bản mang tính chất pháp quy để gỡ. Cụ thể tại hai đường cất và hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất do khai thác vượt tần suất thiết kế dẫn đến việc hư hỏng đang ở mức 40-45%, hiện mỗi ngày có trên 500 chuyến cất hạ cánh nhưng thời điểm hiện tại chỉ có khoảng 270 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày.  Đây là cơ hội vàng để thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp 2 đường cất hạ cánh này, nếu chần trừ sẽ mất cơ hội. Do đó, cần có sự linh động khi thực hiện các quy định của văn bản pháp luật.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Tăng tốc giải ngân, chặn đà suy giảm

THÔNG CHÍ - ĐẶNG TIẾN |

Ngày 31.3, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc làm việc trực tuyến với các địa phương về tình hình kinh tế, xã hội, trong đó, có việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 270.209 tỉ đồng, hoàn thành chưa đầy 63% so với kế hoạch Quốc hội giao và hơn 67% kế hoạch giao của Chính phủ. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp kích thích kinh tế, chặn đà suy giảm tăng trưởng.

Giải ngân vốn đầu tư công phải quyết liệt như chống dịch

Hoàng Lâm |

Liên tiếp trong những cuộc họp gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vào vấn đề giải ngân đầu tư công. Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tạo ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thì việc khơi thông nguồn vốn từ đầu tư công chính là đòn bẩy để đảm bảo tăng trưởng.

TPHCM: Hàng loạt dự án BT, BOT sẽ chuyển sang đầu tư công

MINH QUÂN |

Hàng loạt dự án trọng điểm về chống ngập và giao thông ở TPHCM trước đây đề xuất triển khai theo hình thức BT, BOT sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Tăng tốc giải ngân, chặn đà suy giảm

THÔNG CHÍ - ĐẶNG TIẾN |

Ngày 31.3, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc làm việc trực tuyến với các địa phương về tình hình kinh tế, xã hội, trong đó, có việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 270.209 tỉ đồng, hoàn thành chưa đầy 63% so với kế hoạch Quốc hội giao và hơn 67% kế hoạch giao của Chính phủ. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp kích thích kinh tế, chặn đà suy giảm tăng trưởng.

Giải ngân vốn đầu tư công phải quyết liệt như chống dịch

Hoàng Lâm |

Liên tiếp trong những cuộc họp gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vào vấn đề giải ngân đầu tư công. Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tạo ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thì việc khơi thông nguồn vốn từ đầu tư công chính là đòn bẩy để đảm bảo tăng trưởng.

TPHCM: Hàng loạt dự án BT, BOT sẽ chuyển sang đầu tư công

MINH QUÂN |

Hàng loạt dự án trọng điểm về chống ngập và giao thông ở TPHCM trước đây đề xuất triển khai theo hình thức BT, BOT sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công.